Nhiều cụ tự hào rằng mình vô thần quá. Các cụ có vô thần thât hay không thì hãy trả lời trung thực câu hỏi này của em (nhớ nhé, trả lời trung thực, chí ít là trung thực với chính bản thân các cụ). Câu hỏi đó là, các cụ có sẵn sàng sử dụng gỗ quan tài (loại gỗ cực tốt đã từng chôn người chết và được khử trùng cẩn thận) làm đồ gia dụng trong nhà hay không? Đây là một câu hỏi nhẹ nhàng thôi, không có gì nặng nề cả
Em tin rằng đã là con người thì không ai vô thần hết. Ai cũng có niềm tin vào siêu nhiên, vấn đề chỉ là mức độ của niềm tin đó đến chừng nào mà thôi. Với người có ít niềm tin thì có nhiều nguyên do, trong đó có ba nguyên do chính: (1) Kiến thức chưa đủ (2) Lòng yêu thương con người chưa đủ lớn (3) Chưa phải gánh vác nhiều trách nhiệm với gia đình, với xã hội.
Ở trên, có cụ nói rằng các tôn giáo đều hướng con người tới Chân Thiện Mỹ. Cụ ấy nói đúng nhưng chưa đủ, các tôn giáo còn khuyến khích con người nâng cao tri thức, hướng tới trí tuệ thâm sâu, rộng lớn - đó mới là cứu cánh tối thượng của các tôn giáo lớn.
Con người, từ niềm tin mơ hồ vào thế giới siêu nhiên mới lần mò đi tìm câu trả lời rằng niềm tin đó có đúng hay không - thế là triết học ra đời. Và để trả lời đúng cho các câu hỏi trừu tượng hóc búa của triết học, các môn khoa học thực nghiệm xuất hiện. Khoa học thực nghiệm càng phát triển, niềm tin vào Thượng đế, vào một Đấng Sáng tạo nào đó càng lớn trong tâm trí của các nhà khoa học vĩ đại và swj hoài nghi cũng ngày một dâng cao đối với những kẻ có kiến thưcs nửa vời.
1.Câu hỏi 1 của cụ chả liên quan gì đến vô thần hay hữu thần. Cũng như không thể quy cho người không ăn được mắm tôm là hết sức văn minh còn người ăn được mắm tôm là người mọi rợ.
2. Cụ tin rằng đã là con người thì abc. ...cũng chả liên quan, cụ có quyền tin.
Cơ mà người vô thần thì xuất hiện từ lâu lắm rồi từ trước cả khi thái tử tất Đat Đa ra đời. Và thái tử Tất Đạt Đa ( sau này chinh là Thích Ca Mầu Ni, người khai sáng đạo phật) cũng là một người ...vô thần. Kỳ Na, đạo được coi là sinh đôi với đạo Phật ( h vẫn còn hàng triệu tín đồ) cũng là đạo ...vô thần
Thùy link:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kỳ_Na_giáo
Dồi thì cụ Khổng Tử mà cụ trích dẫn gì gì đó...cũng là người vô thần. Cụ Không tử dạy học trò RÕ RÀNG rằng : Không có ma quỷ, thần thánh gì hết! Nho giáo nếu được coi là một tôn giáo, thì cũng là 1 tôn giáo vô thần ( Mặc dù ối tin đồ vẫn tin là có thần, dư tín đồ phật giáo theo trường phái Tung Của vậy). Câu: Đối với ma quỷ thì cung kính từ xa của cụ Khổng là do cụ Khổng không thể giải thích cho học trò về "Người đã chết có biết hay không?" nên cụ nói vậy.
Giờ chắc cụ biết là cụ tin vào 1 điều sai, cơ mà không sao, cụ vẫn có thể tin tiếp.
Cụ cũng không đủ sức để đưa ra 3 nguyên nhân 1,2,3.
4. Các tôn giáo đều có xu hướng khuyến thiện. Nhưng các tôn giáo bị bó buộc và không thể lường hết sự tiến bộ của xã hội, của sự tưởng tưởng, của khoa học, của văn hóa nghệ thuật ở khắp nơi.
Thời gian đầu, chính các tôn giáo ( thông qua các nhà nước thần quyên) đã kìm hãm thế giới bằng các đạo luật, các cuộc thập tự chinh, chiến tranh đẫm máu. Một ví dụ điển hình là các nhà khoa học đã bị nhà thờ đàn áp tàn khốc. Sau "đêm dài trung cố", khi nhà thờ không thể chối cãi những bằng chứng khoa học và phải nới lỏng một số thứ thì mới có ngàn hoa đua nở thời phục hưng.
Chân thiện mỹ của các tôn giáo là khác nhau. Rất nhiều khái niệm về chân thiện mỹ thời nay đã vượt rất xa chân, thiện, mỹ của các tôn giáo.
Ví dư cụ, cụ tin vào vị thần nào? Cụ tin vào vị nào cũng được, nhưng ngày trước, nếu cụ lạc vào 1 vùng đất mà tôn giáo độc thần thống lãnh thì ...nhiều khả năng cụ toi nếu vị thần cụ tin không cùng vị thần của họ. Cái này là ví dụ có trong kinh Ki Tô Giáo, Hồi giáo, bán đầy ở các hiệu sách.
Thậm chí có khi cùng tin vào thiên chúa, nhưng không tin vào abc là cũng tèo. ví dụ nhà thờ cho tìm diệt những người tin lành hay các dòng hồi giáo diệt lẫn nhau.
H thì vô tư, cụ tin vào giề cũng không ai quan tâm đâu.
5. Khoa học thực nghiệm càng phát triển thì niềm tin vào tôn giáo càng vơi đi.
Hầu như cả thế giới đều dạy học sinh "thuyết tiến hóa". Thuyết "Tạo hóa" chỉ còn được dạy trong các trường tôn giáo.
Các phát minh phục vụ con người đều bắt nguồn từ sự hoài nghi hoặc không tin vào các thần linh.
Còn thì "Nhà khoa học vĩ đại" hay "kiến thức nửa vời" hiểu theo cách của cụ là dư lào thì iem cũng không bàn.
Dù tin theo tôn giáo nào đi nữa, có được truyền dạy tử tể hay chỉ máy móc làm theo... thì chắc chắn moi người đều phải tin hoặc nhờ vào khoa học, mong ngóng khoa học ( Cái này hiển nhiên đến nỗi iem khỏi cần ví dụ).