Thank cụ đã ở lại trò chuyện, lúc nãy đi có chào cụ rồi mà em vẫn áy náy.
Cụ nghe Phật pháp nhiều mà nói chuyện cùng em sao giống như chưa từng nghe vậy? Cụ chưa từng nghe chuyện Lỗ Tấn coi khinh nghìn lực sỹ, cúi đầu làm ngựa đứa trẻ con; rồi chuyện Khổng Tử tôn đứa trẻ ranh làm thầy nên mới coi thường con trẻ như vậy. Em không dám có thái độ đó.
Cám ơn cụ có lời về sức khỏe của em. Em ổn. Câu chuyện em kể cụ nghe, hãy xem như chuyện vui thôi, đừng bận tâm đến vậy.
Các nhà sư cũng là con người như chúng ta, cũng bất toàn như chúng ta thôi, nếu cụ nghe lời giảng pháp từ một nhà sư không bất toàn thì nên tin, còn nếu như nhà sư tự nhận là vẫn bất toàn, vẫn còn vô tri trong cõi ta bà thì sự tin tưởng cũng nên có giới hạn.
Em theo đạo Phật là khởi từ sự thôi thúc nội tâm chứ không phải do ai dẫn dắt và cũng chẳng phải bởi vì đạo Phật là tôn giáo của thế giới. Có lẽ điều này em khác cụ.
Một lần nữa, cám ơn cụ đã trò chuyện. Em vui vì cuôc trò chuyện này.
Đúng rồi. Cụ trả lời đúng chuẩn của tâm lý của một khách hàng thời hiện đại nhưng tại sao cụ lại cho rằng đồ tái chế (cụ thể ở đây là gỗ quý, quý thường thường hiếm, lại đã qua xử lý sạch sẽ) lại gây tâm lý không tốt?
Cụ cho rằng khi lựa chọn bất cứ đồ dùng gì thì phải nghiên cứu tìm hiểu xuất sứ chất lượng, tính năng sử dụng, giá cả mẫu mã chứ không bỏ tiền mua bừa. ĐÓ là một suy nghĩ đúng. Nhưng ... giả dụ như cụ mua một bộ ấm chén chẳng hạn, cụ căn cứ vào đâu để biết rằng sản phẩm cụ mua có đúng xuất xứ, đúng chất lượng, đúng với giá trị đồng tiền mà cụ đã bỏ ra?
mùi đa cấp tôn giáo chăng,
cái bô dù mới tinh cũng không ai bầy lên bàn ăn đựng thực phẩm cụ ạ, nó là tâm lý nhé, cụ đừng lập lờ
Vậy thì cụ phải nói rằng "không. vì không thích", trong trường hợp đó sẽ lại có câu hỏi "vì sao không thích?" ngay tắp lự
Nhưng không sao, post này của cụ
cho thấy chúng ta gần đến đích rồi..hehe...
Với em, một người hữu thần, tin rằng có đấng siêu nhiên
bao trùm và làm chủ vũ trụ, lớn hơn vũ trụ mà vẫn trú ngụ trong vũ trụ, người có thể tạo ra được nhiều thế giới như thế giới của chúng ta, và
thường xuyên tác động đến con người ở dạng vật lý và tinh thần ở cả hai chiều hướng tốt - xấu. Trong đó chiều hướng tốt chiếm ưu thế, chiều hướng xấu chỉ đóng vai trò phản diện để cái tốt được tốt hơn, phổ biến hơn, giống như một dứa bé lớn lên phải trải qua vài trận ốm, như người đàn ông tốt phải trải qua vài lần vấp ngã.
Sơ vậy đã.
Em theo đạo Phật nhưng trong thớt này thì điều đó không quan trọng. Em đưa ra định nghĩa khá rõ ràng (tuy chưa đủ) và ví dụ của em cũng rất sát. Haizz... mà mâu thuẫn em nhờ cụ hóa giải vẫn còn nguyên sao?
Thực ra trước khi trò chuyện cùng cụ, em đã ngó qua vài post của cụ trong thớt này và biết cụ không phải là người vô thần. Có thể nói cụ là người hữu thần. Nhưng không sao... bởi em
luôn quan niệm là mọi người đều hữu thần từ trong tâm thức, có điều là nhiều người không nhận ra mà thôi. Ngay như việc không có một cụ tự xưng là vô thần nào vào trả lời câu hỏi của em cũng đã là một minh chứng gián tiếp
Cụ dường như không tin vào câu chuyện em kể.
Không sao. Không tin là bình thường. Nhưng thực là em từ nhỏ đã gặp nhiều chuyện (đa phần là tốt đẹp) không lý giải được theo cách bình thường nên sau này, khi tiếp xúc với những người theo đạo em
hầu như không nghi ngờ những chuyện tâm linh mà họ kể. Vui tay phím kể với cụ thế thôi... cho vui cảnh đêm khuyu tĩnh mịch
Ông dẫn dắt rất nhẹ nhàng, từ tốn một cách chung chung, vòng vo loanh quanh không bao giờ dám đi thẳng trực diện vào vấn đề, tuy nhiên lại rình rập khi ngôn từ có sai lệch là tập chung định hướng thật giả lẫn lộn, mập mờ đánh lận kiểu lý hồng chí phèo
"Đạo Phật không bao giờ mê lầm chúng sinh mà chỉ có chúng sinh mê lầm Phật giáo."
"Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phu đó là
phàm phu mà Bồ tát còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là
Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.
- Không rõ nguyên nhân mà cứ tin Ngài là
tin theo lối mê tín.
- Tưởng Ngài là một vị Thần Thánh u u minh minh, linh linh hiển hiển,
có quyền ban phước hay giáng họa là
tin theo lối dị đoan.
- Tin Ngài, thờ phụng Ngài, sau khi chết được Ngài đem về cõi Cực Lạc, mà không biết Ngài là người chi, không rõ nguyên nhân Ngài đã làm những gì, ấy là
tin theo lối thần quyền.
Như vậy, muốn tin một cách chính đáng "chánh tín" - Là một Phật tử chơn chánh không nên tin vào thần quyền, dị đoan và mê tín như trên; mà cần phải
học hỏi nghiên cứu giáo lý Phật Đà một cách tường tận rồi mới tin và làm theo. (HT Thích Hành Hạ Trụ)"
- Phật bảo La Vân: "Muôn vật vô thường, thân người cũng khó giữ được, vậy ngươi có thể giữ được mạng ngươi đến lớn không?".
"Dạ thưa Đức Thế tôn! La Vân con đây không thể giữ được, như Phật há chẳng giữ giùm mạng con ư?".
Phật bảo: "Này La Vân!
Ta còn không giữ được cho Ta huống chi là giữ giùm cho ngươi"
Một là giới bất sân. Trước phải phương tiện thực hành
tâm từ, rồi sau mới có thể thành được giới bất sân. Mà người đời thực hành cái tâm từ, rất khó giữ được lâu. Ví như rạch nước, vừa rạch thì vừa hiệp, giữ giới bất sân cũng lại như thế.
Hai là giới tật đố. Giới tật đố phát ra có lúc. Thế nào là phát ra có lúc. Nghĩa là thấy người kia được lợi, thấy người kia khoái lạc, thấy người kia kia đoan chánh, thấy người kia mạnh mẽ, thấy người kia thông minh, thấy người kia tu phước. Nói tóm lại là
thấy tất cả việc người hơn mình thì khi ấy cái tâm thấy hơn mình mới sanh ra tật đố. Thế cho nên phải biết rằng: Cái tâm tật đố phát ra có lúc.
Ba là cái tâm kiêu mạn. Mà cái tâm kiêu mạn kia phát ra cũng có lúc. Nghĩa là: Thấy người ngu si, thì cái tâm khởi ra sự kiêu mạn, và lại thấy người xấu xa, thấy người nhơ bẩn, thấy người nghèo khổ, nói tóm lại là thấy người đui, điếc, què, lết các căn không đủ, mường mán, mọi rợ, thì lúc ấy cái tâm kiêu mạn mới phát khởi ra trong khi thấy. Thế cho nên phải biết rằng: Giới bất kiêu mạn phát ra có lúc.
Bởi vậy, nên người đời giữ giới tâm rất khó. Dù cho gắng giữ, nhưng thoạt được thoạt không.