Em cũng như cụ ạ. Ngoài thờ cúng tổ tiên em không phúng vái gì cả.
người tu nhiều như lông trâu, đạt được như sừng lân, nhưng tu để có thêm trí huệ chứ không thể mong cầu đắc đạoNói Phật Giáo vô thần chỉ đúng trong nghĩa rất hẹp với người đã đắc đạo , mà thế gian cả tỷ người tu liệu đắc đạo đc mấy người cụ ? .
Bàn thờ là cách để con cháu nhớ đến tổ tiên, có bàn thờ không có nghĩa là hữu thầnNhà cụ có bàn thờ không?
Nhà em không ban thờ luôn, thế mới là vô thần.
Khổng Tử em cũng chẳng xem là gì, chỉ có mấy thằng Khựa mới thờ và xem là thầy thiên hạ và giờ một số ông Việt học theo cũng đội trên đầu. Tư tưởng của Khổng Tử rất vớ vẩn, bản thân Khổng Khâu sống cũng không ra gì chỉ chém gió là giỏiCụ chủ chắc còn trẻ, chưa trải qua các biến cố lớn, tang thương và cũng chưa biết hạnh phúc là gì thì việc cụ không tin cũng là bình thường. Em của ngày xưa cũng thế. Sau này có tuổi rồi thì chiêm nghiệm thấy ông bà mình nói nhiều câu rất đúng, và hiểu được vì sao tử vi, tướng pháp tồn tại được cho đến tận ngày nay.
Đừng tự hào là mình vô thần, bởi vô thần đồng nghĩa với bất hạnh tăm tối. Khổng tử khi xưa là thầy thiên hạ mà với quỷ thần còn phải kính trọng từ xa huống hồ là bọn hậu bối ngu dốt chúng ta
Em vẫn nhớ tổ tiên mà không cần bàn thờ cụ ạ, còn có bàn thờ chưa chắc đã nhớ tổ tiên đâu.Bàn thờ là cách để con cháu nhớ đến tổ tiên, có bàn thờ không có nghĩa là hữu thần
Với 1 người bình thường dù vô thần hay hữu thần , thì cũng không thể đủ để hiêu hết mọi chuyện trên đời. Cả 2 loai người này đều xếp cung 1 hạng gọi là MÊ TÍN ( tin vào 1 vấn đè gì đó mà không hiểu nó) nên 2 loại người này sẽ đả phá và chỉ trích nhau vì cái hiểu biết còn thiếu của họ. Họ chỉ dừng lại khi hiểu rõ sự thật mà thôi. Tuy nhiên còn người không phải sinh ra là thiên tài ngay, cần phải học hỏi liên tục... học được từ các sai lầm là người có phấn đấu... do đó họ sẽ có lúc thay đổi quan điểm.Từ một người vô thần (atheist) cũng còn phải một chặng đường nữa để đi đến thành một người có tư duy khoa học (critical thinker), nếu không thì người vô thần sẽ rất dễ bị hoàn cảnh xô đẩy, môi trường xung quanh kéo lại thành một người "hữu thần" tin theo tôn giáo / mê tín (theist).
Bởi vì "vô thần" nó chỉ là một trạng thái niềm tin ở thời điểm hiện tại ("tôi không tin là tồn tại thần phật, chúa trời, ma quỷ"). Trạng thái niềm tin này có thể bị thay đổi nếu người này không vững về phương pháp tư duy. Giả dụ người này được nghe nhiều người thân liên tiếp kể cùng một câu chuyện "nhà ông X đào móng xây nhà đào phải một cái mộ, xong không cúng lễ đầy đủ thế là mấy năm nay lụn bại và ốm đau liên miên", thì có khi chỉ một câu chuyện này thôi cũng có thể làm người này quay lại thành người mê tín.
Còn "tư duy khoa học" nó là phương pháp tư duy. NGười tư duy khoa học họ hiểu được tại sao họ vô thần, và cần phải có những gì thì mới làm họ tin vào quỷ thần. Trong VD trên, nếu người vô thần là người có tư duy khoa học thì sẽ vặn hỏi ngay: "Tại sao biết là vì đào phải cái mộ mà lại dẫn đến làm ăn lụn bại và ốm đau? Ốm bênh gì? Ung thư gan à? Ông này uống rượu nhiều lắm mà! Làm ăn lụn bại là vì các yếu tố kinh doanh với lại vì sức khỏe của họ chứ sao lại kết luận là vì đào phải cái mộ? Dù cả làng cả xóm nói nhà ông kia bị thế vì đào phải cái mộ thì cũng không có nghĩa là cả làng đúng, tôi sai."
Người tư duy khoa học họ hiểu được là luôn luôn có rất nhiều điều khoa học chưa kiểm chứng, chưa biết, chưa trả lời được. Nhưng không vì việc chưa thể trả lời được mà tự nhiên lại bấu víu vào một câu trả lời mê tín, phản khoa học.
Em đây!Có cụ nào vô thần như em không. Các cụ vẫn dạy là có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà em chẳng bao giờ tin vào mấy cái Mệnh, số đẹp, ngày đẹp. Em chẳng bao giờ xem bói, lấy vợ chẳng xem ngày, mua xe cũng chả quan trọng màu, biển số đẹp số xấu thế nào, em cũng chẳng kiêng tháng cô hồn luôn. Nhà cửa em cũng chẳng quan trọng mệnh hay tuổi, chỉ cần nhà hướng nào thoáng mát, ăn ở ngủ khỏe là OK .
Có cccm nào như em không ợ? Em gặp ít người có quan điểm như em quá
Cụ xưa đi học chắc chắn hiểu về TRIẾT HỌC khá kỹ!Từ một người vô thần (atheist) cũng còn phải một chặng đường nữa để đi đến thành một người có tư duy khoa học (critical thinker), nếu không thì người vô thần sẽ rất dễ bị hoàn cảnh xô đẩy, môi trường xung quanh kéo lại thành một người "hữu thần" tin theo tôn giáo / mê tín (theist).
Bởi vì "vô thần" nó chỉ là một trạng thái niềm tin ở thời điểm hiện tại ("tôi không tin là tồn tại thần phật, chúa trời, ma quỷ"). Trạng thái niềm tin này có thể bị thay đổi nếu người này không vững về phương pháp tư duy. Giả dụ người này được nghe nhiều người thân liên tiếp kể cùng một câu chuyện "nhà ông X đào móng xây nhà đào phải một cái mộ, xong không cúng lễ đầy đủ thế là mấy năm nay lụn bại và ốm đau liên miên", thì có khi chỉ một câu chuyện này thôi cũng có thể làm người này quay lại thành người mê tín.
Còn "tư duy khoa học" nó là phương pháp tư duy. NGười tư duy khoa học họ hiểu được tại sao họ vô thần, và cần phải có những gì thì mới làm họ tin vào quỷ thần. Trong VD trên, nếu người vô thần là người có tư duy khoa học thì sẽ vặn hỏi ngay: "Tại sao biết là vì đào phải cái mộ mà lại dẫn đến làm ăn lụn bại và ốm đau? Ốm bênh gì? Ung thư gan à? Ông này uống rượu nhiều lắm mà! Làm ăn lụn bại là vì các yếu tố kinh doanh với lại vì sức khỏe của họ chứ sao lại kết luận là vì đào phải cái mộ? Dù cả làng cả xóm nói nhà ông kia bị thế vì đào phải cái mộ thì cũng không có nghĩa là cả làng đúng, tôi sai."
Người tư duy khoa học họ hiểu được là luôn luôn có rất nhiều điều khoa học chưa kiểm chứng, chưa biết, chưa trả lời được. Nhưng không vì việc chưa thể trả lời được mà tự nhiên lại bấu víu vào một câu trả lời mê tín, phản khoa học.
- k có ý nặng nề gì vs cụ đâu, em hay ngắn gọn xúc tích nên câu từ nó k dc hoa mỹ. Ngay từ đầu em đã bảo cụ vào đề luôn đi đừng vờn em như mèo vờn chuột vậy, thì cụ lại kêu em nóng.Thank cụ đã ở lại trò chuyện, lúc nãy đi có chào cụ rồi mà em vẫn áy náy.
Cụ nghe Phật pháp nhiều mà nói chuyện cùng em sao giống như chưa từng nghe vậy? Cụ chưa từng nghe chuyện Lỗ Tấn coi khinh nghìn lực sỹ, cúi đầu làm ngựa đứa trẻ con; rồi chuyện Khổng Tử tôn đứa trẻ ranh làm thầy nên mới coi thường con trẻ như vậy. Em không dám có thái độ đó.
Cám ơn cụ có lời về sức khỏe của em. Em ổn. Câu chuyện em kể cụ nghe, hãy xem như chuyện vui thôi, đừng bận tâm đến vậy.
Các nhà sư cũng là con người như chúng ta, cũng bất toàn như chúng ta thôi, nếu cụ nghe lời giảng pháp từ một nhà sư không bất toàn thì nên tin, còn nếu như nhà sư tự nhận là vẫn bất toàn, vẫn còn vô tri trong cõi ta bà thì sự tin tưởng cũng nên có giới hạn.
Em theo đạo Phật là khởi từ sự thôi thúc nội tâm chứ không phải do ai dẫn dắt và cũng chẳng phải bởi vì đạo Phật là tôn giáo của thế giới. Có lẽ điều này em khác cụ.
Một lần nữa, cám ơn cụ đã trò chuyện. Em vui vì cuôc trò chuyện này.
Có em giống hệt cụ mặc dù em không vô thầnCó cụ nào vô thần như em không. Các cụ vẫn dạy là có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà em chẳng bao giờ tin vào mấy cái Mệnh, số đẹp, ngày đẹp. Em chẳng bao giờ xem bói, lấy vợ chẳng xem ngày, mua xe cũng chả quan trọng màu, biển số đẹp số xấu thế nào, em cũng chẳng kiêng tháng cô hồn luôn. Nhà cửa em cũng chẳng quan trọng mệnh hay tuổi, chỉ cần nhà hướng nào thoáng mát, ăn ở ngủ khỏe là OK .
Có cccm nào như em không ợ? Em gặp ít người có quan điểm như em quá
Mình lại thấy khoái cụ Đá sỏi. Anh em tìm mọi cách đẩy cụ về hai thái cực "chấp có" hoặc "chấp không", mà cụ Đá sỏi vẫn bình thản giữ tâm trung đạo. Hay thậtCụ PI ZIN và cụ Ti ta ti toe :
Khi em nói về cái chung chung, thì các cụ đưa nó về cái riêng. Tất nhiên là cái Chung có mối liên hệ với cái Riêng nhưng Chung là Chung, Riêng vẫn là Riêng. Ở đây, em và mọi người nói về chủ đề "Con người có vô thần hay không" chứ không bàn về một tôn giáo cụ thể nào, nếu có chạm đến một tôn giáo cụ thể thì cũng rất sơ khởi mà thôi.
Lẽ tất dĩ ngẫu là khi bàn về một chủ đề như thế, thì việc chạm đến một tôn giáo cụ thể là không tránh khỏi, cũng như nếu tiếp tục bàn luận thêm thì ta cũng sẽ không tránh khỏi việc sử dụng các phương pháp triết học để làm sáng tỏ ý kiến của mình. Vậy nên, việc chuẩn chu trong câu chữ là việc rất nên làm.
Em rất đồng tình với cụ rằng việc giữ giới tâm (@ cụ) là khó nhưng tâm kiêu mạn không khởi ở nơi em mà mà dường như nó đột ngột xuất hiện nơi hai cụ ở các #206, 207, #208, 209, 214. Đấy là cảm nhận của em thôi, có sai thì hai cụ cũng lượng cho.
Cụ thặc là coá tâmEm cũng vô thần giống như cụ. Nhưng em nhận xem lá số tử vi và nốt ruồi cho các chị em.
Em vô thần nhưng vẫn rất lương thiện, yêu hoà bình ghét chiến tranh cụ ạh. Có đức tin như kiểu đạo hồi hay thiên chúa giáo thì liệu có thiện lành k?Nên có đức tin để sống lành sống thiện giúp xã hội tốt đẹp hơn
Vô thần sẽ bất chấp luân thường đạo lý, con người ta sẽ trở nên độc ác, tiêu cực bất công sẽ có môi trường thuận lợi để nảy nở........
Còn giết cha, vợ giết chồng, lừa thầy phản bạn, ccướp hiếp giết........ cũng từ đó mà ra cả
ai mở cửa nhà vệ sinh cho mụ Nát thế này, vào đó ngồi viết tiếp đi. Các thánh hóng đang chờ thuốc mà cứ đi chém linh tinhđiều quan trọng nhất cụ có biết Thần là gì không?
Thần vốn là danh từ chỉ những khả năng siêu nhiên, mà con người không thể làm được hoặc rất khó làm được.
Trong đời có những truyện không trực tiếp nhìn thấy thì không thể tin được,(dù đôi khi nhìn thấy cũng không phải là thật) nên người ta hay nói đó là truyện THẦN kỳ. và từ đó có Thần ra đời.
Mời cụ nghía còm của cụ PIZIN, giải thích đúng theo cách phật học.Cụ có thể giải thích rõ hơn vì sao Phật Giáo vô thần ko cụ ?
Vì mọi chuyện là hiện hữu, phải từng bước thực thi phương thức tu tập kiên trì khổ sở mới có thành tựu trong Phật giáo, không phải xoa đầu làm phép là tội nghiệt tiêu trừ
Phật giáo khá minh bạch, rõ ràng, luận cứ khoa học chức chắn, triết học các cuốn không qua được Thủ Lăng Nghiêm về mặt lý luận
Phạt giáo không chủ trương cúng lễ cầu xin là có đạo mà phải thực hành trong cuộc sống bằng các biện pháp, trong đó có pháp thập thiện bao gồm sáu pháp ba la mật và tứ vô lượng tâm là Từ tâm, Bi tâm, Hỉ tâm và Xả tâm
Nếu tâm không Từ thì đừng nói chuyện Pháp, tâm không Bi theo chúng sinh thì đừng bàn chuyện phật, tâm chưa Hỉ thì đừng nghĩ tới hành đạo Phật, chưa biết Xả tâm thì tới cửa Phật vô ích
thế nên nói Phật giáo vô thần (hiểu là không tự nhiên có năng lực siêu nhiên thần thánh) mà phải tưng bước tu tập
Lịch sử đã ghi nhận những cuộc Thập Tự Chinh của Thiên chúa giáo, hay Hồi giáo đã tàn sát và khiến người Do Thái phải lưu lạc hàng ngàn năm vì đất nước Israel bị xóa sổ.........Em vô thần nhưng vẫn rất lương thiện, yêu hoà bình ghét chiến tranh cụ ạh. Có đức tin như kiểu đạo hồi hay thiên chúa giáo thì liệu có thiện lành k?
Thế nên có đức tin nhưng p chọn đúng chính đạo cụ nhỉ, chứ nhân danh chúa trời để đi giết người thì sự man rợ nó khủng khiếp lắm.Lịch sử đã ghi nhận những cuộc Thập Tự Chinh của Thiên chúa giáo, hay Hồi giáo đã tàn sát và khiến người Do Thái phải lưu lạc hàng ngàn năm vì đất nước Israel bị xóa sổ.........
Ngày nay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dưới vỏ bọc tôn giáo để sinh ra những tà quyền và chế độ độc tài vô cùng man rợ ở khu vực Trung Đông, tà giáo đứng trên cả luật pháp