- Biển số
- OF-90198
- Ngày cấp bằng
- 30/3/11
- Số km
- 1,111
- Động cơ
- 412,604 Mã lực
Vỡ nợ tín dụng đen và hậu quả dây chuyền
Thông tin về các vụ vỡ nợ trên thị trường chợ đen với quy mô lớn liên tục được cập nhật trong thời gian gần đây. Lo ngại về tỷ lệ nợ xấu của NHTM cũng bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn.
Những diễn biến tiêu cực này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh khoản của hệ thống NHTM. Tình trạng căng thẳng vốn sẽ lại tái hiện trong các tháng cuối năm 2011.
Đầu cơ mạo hiểm thua lỗ kéo dài
Điểm lại các vụ vỡ nợ được công bố trong thời gian gần đây, có thể thấy quy mô các vụ vỡ nợ là ở mức rất nghiêm trọng. Số tiền mà các chủ nợ không thể trả được đã lên tới hàng chục, hàng trăm thậm chí cả ngàn tỉ đồng. Điển hình là các vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (TP.HCM), của các gia đình ở Hà Nội như Quang – Quyên, Hảo – Dậu, Chinh – Chúc. Tổng cộng quy mô của tất cả các vụ vỡ nợ này theo thông tin được các báo chí cung cấp tương đương bằng vốn điều lệ của một NHTM cỡ vừa.
Vay mượn trên thị trường chợ đen có hệ số rủi ro rất cao và việc vỡ nợ xảy ra không có gì... bất thường. Tuy nhiên, khi có nhiều chủ nợ tầm cỡ đồng thời tuyên bố mất khả năng chi trả thì câu chuyện đã chuyển sang một ý nghĩa khác. Thông thường, các quỹ tín dụng đen huy động với mức lãi suất từ 3 – 5%/tháng và sau đó cho vay dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày, tương ứng với 6 – 9%/tháng, tức khoảng từ 72 – 108%/năm (tính theo lãi đơn). Các trường hợp vay nóng, mức lãi vay có thể lên tới 5.000 – 10.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày. Để có thể trả lãi được mức lãi suất cao như vậy, các hoạt động kinh doanh từ nguồn tín dụng đen tất yếu thuộc loại có mức rủi ro cao, thu hồi vốn nhanh như đầu cơ “lướt sóng” bất động sản, chứng khoán, vàng...
Lo ngại
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh trong những ngày qua. Theo báo Đầu Tư 15.10.2011, đến ngày 12.10, có ngân hàng đã phải chấp nhận vay vốn liên ngân hàng với lãi suất 22%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 17%/năm với lãi suất vay qua đêm. Có thể, lãi suất tăng một phần là do hiệu ứng từ việc NHNN tăng thêm 1%, nhưng điều này có thể chưa giải thích được đầy đủ lý do tại sao lãi suất liên ngân hàng lại tăng cao như vậy. So với mức trần mà NHNN quy định thì mức chênh 10% cho các kỳ hạn dưới một tháng và 6 – 7% cho kỳ hạn một tháng của lãi suất liên ngân hàng, rõ ràng phản ánh những lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Tính đến tháng 10.2011, thị trường chứng khoán đã bị sụt giảm được hơn một năm sau khi hồi phục lại từ giữa năm 2009. Giá cổ phiếu lao dốc kéo dài khiến cho các khoản đầu tư tại thị trường này thua lỗ lớn. Trong khi bất động sản, dù giá giảm ít và chỉ mới bắt đầu từ cuối năm 2010, nhưng do bị đóng băng nên nhà đầu tư sử dụng vốn vay không thể rút vốn ra được để trả gốc và lãi.
Đến hạn trả, các con nợ buộc phải vay nóng nhiều hơn. Trong bối cảnh các NHTM thắt chặt cho vay, nhiều doanh nghiệp cũng phải đảo nợ và buộc phải tìm đến thị trường chợ đen. Đây là những nguyên nhân khiến cho lãi suất trên thị trường chợ đen ngày một cao, kỳ hạn vay ngày một ngắn.
Quá trình này buộc phải kết thúc khi tình trạng ảm đạm của các thị trường đầu cơ tiếp tục kéo dài. Để bảo vệ hệ thống ngân hàng, từ nay đến cuối năm 2011, các NHTM vẫn phải tiếp tục giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 16% theo chỉ thị số 01/CT – NHNN. Trong bối cảnh khó huy động được nguồn vốn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, thì việc cắt giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống dưới mức trên gần như trở thành đương nhiên.
Thị trường chứng khoán và bất động sản do vậy sẽ tiếp tục kéo dài chuỗi ngày trầm lắng. Không thể huy động được tiền để trả lãi cho các khoản huy động lãi cao, nhiều quỹ tín dụng đen dần dần mất thanh khoản. Lần lượt từng con nợ tuyên bố vỡ nợ. Hiệu ứng đổ vỡ domino bắt đầu diễn ra.
Căng thẳng
Hầu hết các NHTM đều khẳng định các vụ vỡ nợ trên thị trường chợ đen không gây thiệt hại gì cho tổ chức của mình. Điều này có thể đúng nếu các NHTM này không cho vay các đối tượng trên hoặc có cho vay nhưng tài sản đảm bảo đã được phát mãi và thu hồi lại đủ tiền. Tuy nhiên, những tác động gián tiếp từ việc vỡ nợ này sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến các NHTM, đặc biệt là những NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao, những NHTM đã cho vay phi sản xuất nhiều hoặc cho vay các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ...
Một thực tế ai cũng biết là một số khách hàng khi kinh doanh thua lỗ, mất thanh khoản, có thể sẽ thực hiện đảo nợ ngân hàng bằng việc vay nóng trên “thị trường chợ đen” để tạm trả nợ gốc, và chờ ngân hàng giải ngân khoản vay mới. Nếu như việc vay nóng trên thị trường chợ đen khó khăn, thậm chí không thể thực hiện nữa, thì những khách hàng này sẽ không thể trả nợ được ngân hàng và đương nhiên các khoản vay đó bị đưa vào nhóm nợ quá hạn.
Việc vỡ nợ trên thị trường chứng khoán còn gây ra tác động lớn hơn vì nguồn thế chấp để vay chủ yếu là chứng khoán. Khi các khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường yêu cầu các công ty chứng khoán bán giải chấp. Nhưng với các khách hàng lớn, việc bán giải chấp không hề dễ dàng vì trong bối cảnh thị trường xấu, hành động này lại càng khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Một giải pháp khác là các NHTM khoanh nợ cho các đối tượng này và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng tăng lên.
Nhữngvụ vỡ nợ tín dụng đen gần đây rõ ràng là một chỉ dấu phản ánh hoạt động của hệ thống ngân hàng đang có chiếu hướng xấu đi. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7.10.2011, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước tăng 66,18%, nhóm các ngân hàng cổ phần tăng 44,29%, nhóm ngân hàng liên doanh, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu từ 2,16% cuối năm 2010 đã tăng lên mức 3,13% vào cuối tháng 6.2011. Tổng nợ xấu sáu tháng đầu năm khoảng 75.000 tỉ đồng. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm khoảng 47%.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì thanh khoản hệ thống ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2011 sẽ trở nên rất căng thẳng. Những NHTM nhỏ có thể là những ngân hàng đầu tiên gánh chịu các tác động lớn nhất. Nếu như có quá nhiều khoản nợ quá hạn trong khi lại không thể cạnh tranh huy động được vốn trên thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức) do lãi suất bị áp trần 14% thì hiệu ứng căng thẳng thanh khoản ắt xảy ra.
Thông tin về các vụ vỡ nợ trên thị trường chợ đen với quy mô lớn liên tục được cập nhật trong thời gian gần đây. Lo ngại về tỷ lệ nợ xấu của NHTM cũng bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn.
Những diễn biến tiêu cực này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh khoản của hệ thống NHTM. Tình trạng căng thẳng vốn sẽ lại tái hiện trong các tháng cuối năm 2011.
Đầu cơ mạo hiểm thua lỗ kéo dài
Điểm lại các vụ vỡ nợ được công bố trong thời gian gần đây, có thể thấy quy mô các vụ vỡ nợ là ở mức rất nghiêm trọng. Số tiền mà các chủ nợ không thể trả được đã lên tới hàng chục, hàng trăm thậm chí cả ngàn tỉ đồng. Điển hình là các vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (TP.HCM), của các gia đình ở Hà Nội như Quang – Quyên, Hảo – Dậu, Chinh – Chúc. Tổng cộng quy mô của tất cả các vụ vỡ nợ này theo thông tin được các báo chí cung cấp tương đương bằng vốn điều lệ của một NHTM cỡ vừa.
Vay mượn trên thị trường chợ đen có hệ số rủi ro rất cao và việc vỡ nợ xảy ra không có gì... bất thường. Tuy nhiên, khi có nhiều chủ nợ tầm cỡ đồng thời tuyên bố mất khả năng chi trả thì câu chuyện đã chuyển sang một ý nghĩa khác. Thông thường, các quỹ tín dụng đen huy động với mức lãi suất từ 3 – 5%/tháng và sau đó cho vay dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày, tương ứng với 6 – 9%/tháng, tức khoảng từ 72 – 108%/năm (tính theo lãi đơn). Các trường hợp vay nóng, mức lãi vay có thể lên tới 5.000 – 10.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày. Để có thể trả lãi được mức lãi suất cao như vậy, các hoạt động kinh doanh từ nguồn tín dụng đen tất yếu thuộc loại có mức rủi ro cao, thu hồi vốn nhanh như đầu cơ “lướt sóng” bất động sản, chứng khoán, vàng...
Lo ngại
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh trong những ngày qua. Theo báo Đầu Tư 15.10.2011, đến ngày 12.10, có ngân hàng đã phải chấp nhận vay vốn liên ngân hàng với lãi suất 22%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 17%/năm với lãi suất vay qua đêm. Có thể, lãi suất tăng một phần là do hiệu ứng từ việc NHNN tăng thêm 1%, nhưng điều này có thể chưa giải thích được đầy đủ lý do tại sao lãi suất liên ngân hàng lại tăng cao như vậy. So với mức trần mà NHNN quy định thì mức chênh 10% cho các kỳ hạn dưới một tháng và 6 – 7% cho kỳ hạn một tháng của lãi suất liên ngân hàng, rõ ràng phản ánh những lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Tính đến tháng 10.2011, thị trường chứng khoán đã bị sụt giảm được hơn một năm sau khi hồi phục lại từ giữa năm 2009. Giá cổ phiếu lao dốc kéo dài khiến cho các khoản đầu tư tại thị trường này thua lỗ lớn. Trong khi bất động sản, dù giá giảm ít và chỉ mới bắt đầu từ cuối năm 2010, nhưng do bị đóng băng nên nhà đầu tư sử dụng vốn vay không thể rút vốn ra được để trả gốc và lãi.
Đến hạn trả, các con nợ buộc phải vay nóng nhiều hơn. Trong bối cảnh các NHTM thắt chặt cho vay, nhiều doanh nghiệp cũng phải đảo nợ và buộc phải tìm đến thị trường chợ đen. Đây là những nguyên nhân khiến cho lãi suất trên thị trường chợ đen ngày một cao, kỳ hạn vay ngày một ngắn.
Quá trình này buộc phải kết thúc khi tình trạng ảm đạm của các thị trường đầu cơ tiếp tục kéo dài. Để bảo vệ hệ thống ngân hàng, từ nay đến cuối năm 2011, các NHTM vẫn phải tiếp tục giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 16% theo chỉ thị số 01/CT – NHNN. Trong bối cảnh khó huy động được nguồn vốn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, thì việc cắt giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống dưới mức trên gần như trở thành đương nhiên.
Thị trường chứng khoán và bất động sản do vậy sẽ tiếp tục kéo dài chuỗi ngày trầm lắng. Không thể huy động được tiền để trả lãi cho các khoản huy động lãi cao, nhiều quỹ tín dụng đen dần dần mất thanh khoản. Lần lượt từng con nợ tuyên bố vỡ nợ. Hiệu ứng đổ vỡ domino bắt đầu diễn ra.
Căng thẳng
Hầu hết các NHTM đều khẳng định các vụ vỡ nợ trên thị trường chợ đen không gây thiệt hại gì cho tổ chức của mình. Điều này có thể đúng nếu các NHTM này không cho vay các đối tượng trên hoặc có cho vay nhưng tài sản đảm bảo đã được phát mãi và thu hồi lại đủ tiền. Tuy nhiên, những tác động gián tiếp từ việc vỡ nợ này sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến các NHTM, đặc biệt là những NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao, những NHTM đã cho vay phi sản xuất nhiều hoặc cho vay các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ...
Một thực tế ai cũng biết là một số khách hàng khi kinh doanh thua lỗ, mất thanh khoản, có thể sẽ thực hiện đảo nợ ngân hàng bằng việc vay nóng trên “thị trường chợ đen” để tạm trả nợ gốc, và chờ ngân hàng giải ngân khoản vay mới. Nếu như việc vay nóng trên thị trường chợ đen khó khăn, thậm chí không thể thực hiện nữa, thì những khách hàng này sẽ không thể trả nợ được ngân hàng và đương nhiên các khoản vay đó bị đưa vào nhóm nợ quá hạn.
Việc vỡ nợ trên thị trường chứng khoán còn gây ra tác động lớn hơn vì nguồn thế chấp để vay chủ yếu là chứng khoán. Khi các khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường yêu cầu các công ty chứng khoán bán giải chấp. Nhưng với các khách hàng lớn, việc bán giải chấp không hề dễ dàng vì trong bối cảnh thị trường xấu, hành động này lại càng khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Một giải pháp khác là các NHTM khoanh nợ cho các đối tượng này và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng tăng lên.
Nhữngvụ vỡ nợ tín dụng đen gần đây rõ ràng là một chỉ dấu phản ánh hoạt động của hệ thống ngân hàng đang có chiếu hướng xấu đi. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7.10.2011, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước tăng 66,18%, nhóm các ngân hàng cổ phần tăng 44,29%, nhóm ngân hàng liên doanh, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu từ 2,16% cuối năm 2010 đã tăng lên mức 3,13% vào cuối tháng 6.2011. Tổng nợ xấu sáu tháng đầu năm khoảng 75.000 tỉ đồng. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm khoảng 47%.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì thanh khoản hệ thống ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2011 sẽ trở nên rất căng thẳng. Những NHTM nhỏ có thể là những ngân hàng đầu tiên gánh chịu các tác động lớn nhất. Nếu như có quá nhiều khoản nợ quá hạn trong khi lại không thể cạnh tranh huy động được vốn trên thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức) do lãi suất bị áp trần 14% thì hiệu ứng căng thẳng thanh khoản ắt xảy ra.