Em thấy:
- Nói rằng 21 rồi mà cổ hủ là không đúng. Vì bản thân các cụ ngày xưa rất "thoáng" với logic thờ cúng ông bà/tổ tiên. Nghĩa là sau bố mẹ mình thì đều là tổ tiên. Nên sau khi lễ tục thì đều đưa các cụ lên với tổ tiên. Nhà nào có đk mới chia thành các thứ bậc, nhưng như thế cực kỳ rắc rối, và cũng có nghĩa là năng lực "quản trị" cực tốt, và như vậy mọi thứ đều mạch lạc chứ không phải chỉ cần ai bát nấy là xong.
- Hơn nữa, ngày xưa, văn hóa Việt trọng nữ, chứ không trọng nam khinh nữ. Cái chúng ta nhiều người nói với nhau về "xuất giá tòng phu" là của người phương Bắc, và cũng chỉ là 1 bộ phận (tuy lớn về số lượng) người phương Bắc. Vậy nên bố mẹ nào cũng là bố mẹ. Vậy nên không thể dùng cái của họ cho ta.
- Ngày xưa vì họ hàng làng mạc gần nhau, việc cháu thờ bác/cô/chú do không có con trai có thể được vì thực ra rất gần nhau. Chưa kể như cụ nào đó nói là phụ nữ đã "chuyển hộ khẩu", đi kèm đó là bao câu chuyện về thừa tự (dẫn đến "thờ tự") nên bắt buộc người xưa khi đã sống trong làng phải tôn trọng những người đang sống cùng mình.
- Về mặt đời sống tâm lý gia đình ngày nay ở thành thị, thường 2 vc sống riêng, tức là không còn gắn với chuyện "thừa tự" như xưa thì rõ ràng là họ độc lập. Dù có là nhà chồng hay vợ mua thì cũng là "của chồng công vợ". Cứ tưởng tượng bố mẹ mình còn không được coi trọng, thì đứa kia còn coi trọng ai? Vậy thì next cho nhanh.