Về việc "hỏi ý kiến của con" khi F1 > 9 tuổi, em cũng có 1 nghiên cứu riêng như sau :
Việc phân xử con cái sẽ ở với ai sau khi ly dị dựa vào rất nhiều yếu tố. Nhưng chia thành 2 trường hợp :
- Cả 2 đã thống nhất là ai nuôi. ---> Tòa sẽ không can thiệp
- Cả 2 không thống nhất được ai nuôi, ai cũng tranh giành nuôi hoặc tranh giành ... không nuôi.
Trong trường hợp cả 2 không thống nhất được với nhau, Tòa sẽ tham gia vào để phân xử.
Nguyên tắc và tiêu chuẩn để tòa phân xử sẽ dựa trên 3 nhóm tiêu chí sau :
Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên ba phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:
1. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
2. Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ
3. Nguyện vọng của con muốn được ở với ai. ( áp dụng khi con trên 9 tuổi)
Cụ nên biết, trong 3 tiêu chuẩn trên, thì 2 tiêu chuẩn (1) và (2) là quan trọng nhất, nó chiếm đến gần 90% kết quả phát quyết !
Việc hỏi nguyện vọng của con, that ra chỉ mang tính tham khảo. Vì trẻ con thì nó vẫn chỉ trả lời theo cảm tính như : "Con thích ở với cả 2" "Con không biết""Con thích ở với mỗi người 1 hôm "...vv..
Thật ra, việc hỏi ý kiến đứa con chỉ là 1 động tác mà Tòa muốn kiểm chứng để tránh những vấn đề nghiêm trọng giữa F1 với bố hay mẹ. Ví dụ, khi được hỏi tại tòa, bất ngờ F1 nói là, "con không muốn ở với Ba, vì mỗi lần Ba say hãy đánh con và má rất đau" ; hay "Con không muốn ở với Má vì má mỗi lần dẫn zai về là toàn đánh con hoặc để con nhìn thấy cảnh kỳ kỳ" ....vv... tóm lại, tòa chỉ coi trọng lời nói và nguyện vọng của F1 khi nó cực kỳ BẤT THƯỜNG, còn nếu lời trả lời bình thường thì nó không ảnh hưởng lắm đến phán quyết dựa trên (1) và (2).
Trường hợp của riêng em thì vì F1 mới 4 tuổi nên chưa áp dung cái thủ tục hỏi F1, nhưng em cũng có nghiên cứu như vậy, các cụ nào đã trải qua thực tế thì xác nhận dùm để các cụ mợ khác có kinh nghiệm học hỏi.