[Funland] Vợ chồng chiến tranh lạnh vì bố mẹ chồng cho nhà, vợ không được đứng tên

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,501
Động cơ
59,561 Mã lực
Ý em là nhờ ít thì không sao, còn nhờ nhiều (mà vẫn coi sự biết ơn với con dâu = 0) thì nó chối cụ ạ. Vì gia đình nó là 1 thể thống nhất. Nó hầu cụ là nó phải bỏ công bỏ của, sao nhãng trách nhiệm với gd nó đi.

Cuộc đời lúc già không ai biết thế nào, giờ cụ cứ chắc mẩm ốm 1 năm không xong thì "tự giải quyết" ấy, chưa chắc đã xong đâu. Hàng xóm nhà em ở quê ung thư đau đớn lắm, cứ nhờ con dâu mua thuốc chuột cho mà nó đâu có dám mua. Có người lú lẫn rồi tên mình còn chả nhớ chứ đừng nói thuốc chuột.

Nên đừng có dựa vào ngay lúc này để kết luận mình có cần nhờ dâu rể hay không. Giờ mình dóc thế, sau này nó không nỡ dóc mà nó móc máy cho cũng nhức đầu :)

Coi như 1 plan bảo hiểm, không trả cả $1tr chi phí thì cứ trả tạm 1-200k cho thấy thiện chí cũng được, đấy là em lấy số bừa như thế :))
Không mợ, mợ hiểu nhầm ý em rồi. Em có nói là không cho con dâu đâu, em không coi đó là nghĩa vụ bắt buộc thôi. Giữa bắt buộc và quyết định dựa trên mong muốn nó khác nhau, đến F1 em còn không thấy có nghĩa vụ cho nó thừa kế. Thêm nữa nếu kể con trai mà phải thừa kế nó mới chăm sóc lúc về già thì F1 đấy em cũng không cần nữa là dâu.
 

Nikola.Tesla

Xe buýt
Biển số
OF-825169
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
654
Động cơ
24,743 Mã lực
Khi vợ e mua lại nhà bố vợ, mang giấy tờ ghi tên e. E bảo bỏ tên e ra. Đơn giản e ko tham gia đóng góp nên e ko thấy có lý do mình phải đứng tên đồng sở hữu. E thấy mắt mụ vợ sáng rực lên luôn. Tải sản bố mẹ e cho e, vẫn có tên vợ e trong bìa đỏ - nhưng 2 ng cũng rõ ràng, toang thì vk cũng ko tranh chỗ đó; 2 ng cũng đã từng bên bờ chia tay 1 lần. Đơn giản bố mẹ mình khi ko mất tải sản cho đứa con dâu ly di con mình họ cũng đau lòng. Nói chung vợ chồng muốn sống lâu bền với nhau thì tài sản phải rõ ràng, tài sản của chồng có thể là của vợ nhưng của vợ ko là của chồng. Đàn bà phức tạp lắm.
Như cụ là chuẩn. Ngày nào vợ mình còn ở với mình thì tài sản bố mẹ cho 2 vợ chồng với con cái cùng hưởng cơ mà. Nếu vì lý do gì đó mà hết duyên thì tài sản nhà chồng đi theo chồng, tài sản nhà vợ (nếu có) đi theo vợ. Hà cớ gì cứ phải nhập nhèm tham những thứ không phải của mình.
Nhiều mợ cứ kể là mình chăm sóc bmc, thế cái lúc bmv ốm đau, sửa nhà sửa cửa, đám này đám nọ đủ các loại việc phải đi đi lại lại, làm này làm kia thì thằng rể nó không làm chắc, mà nó có đòi cái gì đâu.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Không mợ, mợ hiểu nhầm ý em rồi. Em có nói là không cho con dâu đâu, em không coi đó là nghĩa vụ bắt buộc thôi. Giữa bắt buộc và quyết định dựa trên mong muốn nó khác nhau, đến F1 em còn không thấy có nghĩa vụ cho nó thừa kế. Thêm nữa nếu kể con trai mà phải thừa kế nó mới chăm sóc lúc về già thì F1 đấy em cũng không cần nữa là dâu.
Chuyện thừa kế ấy, không có gia đình nào không có để cho mà các con oánh nhau đâu cụ. Người ta chỉ oánh nhau khi có để cho mà không công bằng. Ở góc độ nào đó thì dâu rể cũng vậy. Trong thớt này dâu rể chưa đánh nhau với chồng nhưng cũng gần gần.

Cho nên chuyện thừa kế "muốn cho ai thì cho" về luật vẫn đúng, nhưng nếu không cân nhắc sẽ gây sứt mẻ quan hệ gia đình. Nếu sẵn sàng chấp nhận thì cứ làm không ai cản được :)
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,712
Động cơ
663,982 Mã lực
Ý em là nhờ ít thì không sao, còn nhờ nhiều (mà vẫn coi sự biết ơn với con dâu = 0) thì nó chối cụ ạ. Vì gia đình nó là 1 thể thống nhất. Nó hầu cụ là nó phải bỏ công bỏ của, sao nhãng trách nhiệm với gd nó đi.

Cuộc đời lúc già không ai biết thế nào, giờ cụ cứ chắc mẩm ốm 1 năm không xong thì "tự giải quyết" ấy, chưa chắc đã xong đâu. Hàng xóm nhà em ở quê ung thư đau đớn lắm, cứ nhờ con dâu mua thuốc chuột cho mà nó đâu có dám mua. Có người lú lẫn rồi tên mình còn chả nhớ chứ đừng nói thuốc chuột.

Nên đừng có dựa vào ngay lúc này để kết luận mình có cần nhờ dâu rể hay không. Giờ mình dóc thế, sau này nó không nỡ dóc mà nó móc máy cho cũng nhức đầu :)

Coi như 1 plan bảo hiểm, không trả cả $1tr chi phí thì cứ trả tạm 1-200k cho thấy thiện chí cũng được, đấy là em lấy số bừa như thế :))
Cái này thì cháu ko đồng ý với mợ, thật không may, người kết hôn với chúng ta lại là con của bố mẹ họ. Hai bên kết hôn để về xây dựng gia đình nhưng ko có nghĩa là phải cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ phụ thuộc với bố mẹ anh em ruột. Do đó, cháu nghĩ rằng kết hôn với nhau chứ ko phải là nô lệ của nhau, có nghĩa là cả hai đều phải ý thức là người kết hôn với mình ngoài trách nhiệm đối với gia đình nhỏ thì người ta vẫn còn trách nhiệm với gia đình lớn. Do đó, nếu chồng/vợ mình có mất công, mất của cho bố mẹ đẻ của họ thì đấy cũng là chuyện bình thường. MÌnh chấp nhận được chuyện đó thì ở với nhau, ko chấp nhận được việc đó thì có thể cấm chồng/vợ quan tâm đến bố mẹ đẻ, ko cấm được thì ra toà giải tán vì mục đích hôn nhân không đạt được.
Còn bố mẹ biết ơn dâu rể hay dâu rể biết ơn bố mẹ đấy là tự nguyện, cái này nó phụ thuộcvào cách hành xử với nhau hàng ngày. Có những dâu rể bố mẹ có chia cho đồng nào đâu nhưng họ vẫn biết ơn, đó là bởi vì trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ cư xử với dâu rể đủ tử tế. Hoặc là bố mẹ biết ơn dâu rể đôi khi cũng ko phải vì dâu rể chăm sóc khi ốm đau, đơn giản là vì làm cho con họ hạnh phúc vui vẻ là đủ để biết ơn rồi.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,501
Động cơ
59,561 Mã lực
Chuyện thừa kế ấy, không có gia đình nào không có để cho mà các con oánh nhau đâu cụ. Người ta chỉ oánh nhau khi có để cho mà không công bằng. Ở góc độ nào đó thì dâu rể cũng vậy. Trong thớt này dâu rể chưa đánh nhau với chồng nhưng cũng gần gần.

Cho nên chuyện thừa kế "muốn cho ai thì cho" về luật vẫn đúng, nhưng nếu không cân nhắc sẽ gây sứt mẻ quan hệ gia đình. Nếu sẵn sàng chấp nhận thì cứ làm không ai cản được :)
Mợ vẫn hiểu nhầm ý em, em giải thích lần cuối nhé. Quyền cho ai hay di chúc thừa kế cho ai (bao gồm cả con đẻ) thuộc về quyền cá nhân và không ai có tư cách đánh nhau hay phán xét. Nếu con em tranh giành thừa kế thì đấy là lỗi do em đã giáo dục không tốt chứ không phải do em chia thừa kế. Còn chuyện chăm sóc nếu F1 chăm sóc tự nguyện vì tình cảm với em thì ok, còn nếu vì nhìn vào tài sản mà chăm sóc thì đến cả F1 em cũng từ chối chứ đừng nói đến con dâu. Chuyện có vậy thôi.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Cái này thì cháu ko đồng ý với mợ, thật không may, người kết hôn với chúng ta lại là con của bố mẹ họ. Hai bên kết hôn để về xây dựng gia đình nhưng ko có nghĩa là phải cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ phụ thuộc với bố mẹ anh em ruột. Do đó, cháu nghĩ rằng kết hôn với nhau chứ ko phải là nô lệ của nhau, có nghĩa là cả hai đều phải ý thức là người kết hôn với mình ngoài trách nhiệm đối với gia đình nhỏ thì người ta vẫn còn trách nhiệm với gia đình lớn. Do đó, nếu chồng/vợ mình có mất công, mất của cho bố mẹ đẻ của họ thì đấy cũng là chuyện bình thường. MÌnh chấp nhận được chuyện đó thì ở với nhau, ko chấp nhận được việc đó thì có thể cấm chồng/vợ quan tâm đến bố mẹ đẻ, ko cấm được thì ra toà giải tán vì mục đích hôn nhân không đạt được.
Còn bố mẹ biết ơn dâu rể hay dâu rể biết ơn bố mẹ đấy là tự nguyện, cái này nó phụ thuộcvào cách hành xử với nhau hàng ngày. Có những dâu rể bố mẹ có chia cho đồng nào đâu nhưng họ vẫn biết ơn, đó là bởi vì trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ cư xử với dâu rể đủ tử tế. Hoặc là bố mẹ biết ơn dâu rể đôi khi cũng ko phải vì dâu rể chăm sóc khi ốm đau, đơn giản là vì làm cho con họ hạnh phúc vui vẻ là đủ để biết ơn rồi.
Mợ ơi, em thấy mợ với cụ trên dị ứng từ biết ơn em thấy rất buồn cười.

Mợ đẻ ra con, nuôi nó. Ngược lại, nó cũng có thể nói đẻ nó ra là lựa chọn, nuôi nó là nghĩa vụ của người đẻ ra, phải không ạ? Nhưng mợ vẫn yêu cầu nó biết ơn mợ, đúng không nào? Thế tại sao biết ơn ở chiều ngược lại lại là "tự nguyện"?

Để thắng tranh luận, mợ thỉnh thoảng nói lý, thỉnh thoảng nói tình cảm, thỉnh thoảng lại nói pháp luật nên các lý lẽ nó rất loằng ngoằng. Em không theo hết được.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,404
Động cơ
436,577 Mã lực
Nơi ở
HN
Cứ vạn sự tuỳ duyên cho nó nhẹ nhõm đi các cụ mợ ơi
Quan điểm sống của em là:
Mọi mối quan hệ trong đời nói chung,
Mối quan hệ với bố mẹ, con cái, người thân nói riêng,
Cứ bắt đầu bằng sự chân thành trc
Sau đó tuỳ thuộc sự biến thiên trong từng mối quan hệ thì mình điều chỉnh tình cảm và hành xử của mình, nhưng cũng theo hướng bao dung độ lượng cho đời bớt nặng nề.
Chửa chi đã dựng rào thép gai cho 1 mối quan hệ còn chưa xảy đến, mệt mỏi nhể.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,712
Động cơ
663,982 Mã lực
Mợ ơi, em thấy mợ với cụ trên dị ứng từ biết ơn em thấy rất buồn cười.

Mợ đẻ ra con, nuôi nó. Ngược lại, nó cũng có thể nói đẻ nó ra là lựa chọn, nuôi nó là nghĩa vụ của người đẻ ra, phải không ạ? Nhưng mợ vẫn yêu cầu nó biết ơn mợ, đúng không nào? Thế tại sao biết ơn ở chiều ngược lại lại là "tự nguyện"?

Để thắng tranh luận, mợ thỉnh thoảng nói lý, thỉnh thoảng nói tình cảm, thỉnh thoảng lại nói pháp luật nên các lý lẽ nó rất loằng ngoằng. Em không theo hết được.
Nhà cháu chẳng có gì dị ứng với từ biết ơn cả, chỉ là biết ơn và tiền nó ko liên quan thôi.
Còn tranh luận thì đương nhiên phải dựa trên Luật, trên lý và trên tình chứ ạ. cái gì thuộc về pháp luật thì để pháp luận xem xét, cái gì ko dựa vào luật vì luật ko có quy định cụ thể thì dựa vào lý, vào tình. Có gì mâu thuẫn đâu ạ?
Cháu đẻ con ra, dạy dỗ nó, nó mà biết ơn thì coi như sản phẩm giáo dục của mình ko bị lỗi (theo quan điểm của mình). Còn để nó nói là nó ko yêu cầu sinh ra, nuôi nấng là nghĩa vụ và nó ko cần biết ơn về điều đó thì coi như mình phải chịu, vì con cái cư xử với bố mẹ như thế nào là do sự giáo dục của bố mẹ. Đơn giản vậy thôi ạ.
Còn đối với mối quan hệ giữa bố mẹ vợ/chồng-dâu/rể là phát sinh trên phương diện luật pháp. Mình có sinh và nuôi nó được ngày nào đâu mà mong cầu điều gì ở nó ạ? Do đó điều mình có thể làm được duy nhất là cư xử tử tế với nhau trong cuộc sống hàng ngày và sự biết ơn nhau nó là sự tự nguyện, nảy sinh ko do giáo dục từ bé mà do quá trình chung sống với nhau mà phát sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Nhà cháu chẳng có gì dị ứng với từ biết ơn cả, chỉ là biết ơn và tiền nó ko liên quan thôi.
Còn tranh luận thì đương nhiên phải dựa trên Luật, trên lý và trên tình chứ ạ. cái gì thuộc về pháp luật thì để pháp luận xem xét, cái gì ko dựa vào luật vì luật ko có quy định cụ thể thì dựa vào lý, vào tình. Có gì mâu thuẫn đâu ạ?
Cháu đẻ con ra, dạy dỗ nó, nó mà biết ơn thì coi như sản phẩm giáo dục của mình ko bị lỗi (theo quan điểm của mình). Còn để nó nói là nó ko yêu cầu sinh ra, nuôi nấng là nghĩa vụ và nó ko cần biết ơn về điều đó thì coi như mình phải chịu, vì con cái cư xử với bố mẹ như thế nào là do sự giáo dục của bố mẹ. Đơn giản vậy thôi ạ.
Thế biết ơn không liên quan đến tiền (chiều của mợ với con dâu, con đẻ), còn biết ơn phía nó lại liên quan đến chăm sóc ạ?

Em biết xh mình vẫn mặc định như phía trên, em chỉ thấy mình nhận giúp đỡ thì cũng nên đáp lại gì đó thôi.
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
172
Động cơ
5,097 Mã lực
tiện các cụ thông não cho em phat nếu bố mẹ cho riêng vợ hoặc chồng như trên thì vì một lí đo nào khi hai vợ chồng li dị ra tòa thì tài sản đo co phải chia đôi không ạ
Không cụ nhá, đấy là tài sản riêng dạng tặng cho/thừa kế, dù hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì cũng chỉ thuộc về người được tặng cho/thừa kế thôi.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Mợ vẫn hiểu nhầm ý em, em giải thích lần cuối nhé. Quyền cho ai hay di chúc thừa kế cho ai (bao gồm cả con đẻ) thuộc về quyền cá nhân và không ai có tư cách đánh nhau hay phán xét. Nếu con em tranh giành thừa kế thì đấy là lỗi do em đã giáo dục không tốt chứ không phải do em chia thừa kế. Còn chuyện chăm sóc nếu F1 chăm sóc tự nguyện vì tình cảm với em thì ok, còn nếu vì nhìn vào tài sản mà chăm sóc thì đến cả F1 em cũng từ chối chứ đừng nói đến con dâu. Chuyện có vậy thôi.
Cùng một nội dung mà cách truyền tải khác đi là mất cả xảo lòng. Đoạn này em thấy cụ nói đã dịu đi nhiều :)

Chuyện xh (bao gồm cả con mình) phán xét là phản ứng tự nhiên của con người rất khó cưỡng, người ta có nói ra hay không mà thôi.

Em không nghĩ con cái nhìn vào tài sản của bm để tính chuyện chăm sóc. Nhưng mình không cân nhắc khi chia ts sẽ có thể làm chúng nó đau lòng. Nên người làm bm nên cân nhắc. Thế thôi ạ.

Giờ em trích cụ Má Phị, em tôn trọng quan điểm của cụ :)
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,712
Động cơ
663,982 Mã lực
Thế biết ơn không liên quan đến tiền (chiều của mợ với con dâu, con đẻ), còn biết ơn phía nó lại liên quan đến chăm sóc ạ?

Em biết xh mình vẫn mặc định như phía trên, em chỉ thấy mình nhận giúp đỡ thì cũng nên đáp lại gì đó thôi.
Quan điểm của cháu về sự biết ơn đây ạ, chắc mợ đọc lướt nên ko hiểu ý cháu
Còn bố mẹ biết ơn dâu rể hay dâu rể biết ơn bố mẹ đấy là tự nguyện, cái này nó phụ thuộcvào cách hành xử với nhau hàng ngày. Có những dâu rể bố mẹ có chia cho đồng nào đâu nhưng họ vẫn biết ơn, đó là bởi vì trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ cư xử với dâu rể đủ tử tế. Hoặc là bố mẹ biết ơn dâu rể đôi khi cũng ko phải vì dâu rể chăm sóc khi ốm đau, đơn giản là vì làm cho con họ hạnh phúc vui vẻ là đủ để biết ơn rồi.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,832
Động cơ
478,962 Mã lực
Mợ vẫn hiểu nhầm ý em, em giải thích lần cuối nhé. Quyền cho ai hay di chúc thừa kế cho ai (bao gồm cả con đẻ) thuộc về quyền cá nhân và không ai có tư cách đánh nhau hay phán xét. Nếu con em tranh giành thừa kế thì đấy là lỗi do em đã giáo dục không tốt chứ không phải do em chia thừa kế. Còn chuyện chăm sóc nếu F1 chăm sóc tự nguyện vì tình cảm với em thì ok, còn nếu vì nhìn vào tài sản mà chăm sóc thì đến cả F1 em cũng từ chối chứ đừng nói đến con dâu. Chuyện có vậy thôi.
Cụ chuẩn, e sinh ra con e cũng ko cần nó biết ơn mình, e chỉ thấy mình sinh nó ra đời mình có trách nhiệm nuôi nó lớn khôn (ít nhất đến 18t) thôi. Và chuẩn bị tư tưởng là tự lo cái thân già =)).

Sống ở đời cứ phải ơn huệ nó mệt lắm, nhất là cái đứa oắt con nó lên FB bảo ko cho nó ts, ko chăm cháu cho nó, thì già ốm nó ko chăm, nên cứ cbi tình huống xấu nhất thôi cc ạ
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Cái chính là, đã thích riêng thì riêng hẳn, đừng chơi bài của thì riêng mà trách nhiệm thì chung là được.
Nhà là nhà riêng, muốn vào phải xin, nó k thích thì nó mời ra khỏi nhà
Con là con riêng, ob muốn thăm cháu cũng phải xin, xin k ok thì thôi
Việc nhà nó là việc riêng, chúng nó tự quyết với nhau, miễn chỉ đạo ý kiến ý cò
Tài sản tất nhiên là riêng, mà trong luật cụ đưa nó cũng tinh tế lắm, vợ/chồng đứng đầu danh sách, tức là nó kiếm đc bnhiu thì nó cũng ưu tiên cho vợ nó đã, rồi mới đến các cụ. Giả dụ sau này lỡ may có cần con zai nó giúp cái gì toa toa, nói dại bị bệnh chữa tiền tỉ đi, mà dâu nó bảo éo, thì cũng đừng có mà trách nó, luật cả đấy.
Tất nhiên chăm sóc này nọ thì miễn hẳn. Lúc đó, con trai các cụ, ngoài việc chăm nom các cụ, vẫn phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ ở nhà nó.
Dâu con bây giờ nó cũng chỉ mong có thế. nhaast là bọn gen z là thế hệ sẽ làm dâu các cụ ấy, đem nhà ra khè với nó, nó coi bằng cái đinh.
Mợ này luật ko hiểu mà chém mạnh nhỉ. Về thừa kế, nếu ko có di chúc, thì tất cả những người đứng cùng hàng sẽ được chia đều. Về chuyện thăm con, hay cho bmc vào nhà, trừ khi là 2 vc ly hôn, nhà là nhà riêng của mợ. Còn theo pháp luật, nếu chồng mợ đồng ý, mợ chả có quyền gì cấm bmc vào nhà, hay thăm cháu cả, mợ có thể vùng vằng hay hậm hực mà thôi . Kể cả khi ly hôn rồi, mợ dành đc quyền nuôi con, thì chồng vẫn có quyền hàng tuần đón con 1 vài ngày về, đấy là quyền do pháp luật cho phép.
Nói chung bmc nên cảnh giác là đúng, chả thiếu gì cảnh, mẹ chồng quê, bán nhà ở quê, góp cho con mua nhà thành phố, xong lên ở với con, bị hắt hủi, đay nghiến, mà chỉ biết khóc ròng, về thì ko có nơi ở, mà ở thì nhục. Tài sản mới ở dạng cho riêng mà đã thế, cho chung, chắc dở mặt ngay, nhanh như bánh đa thôi, chưa nói đến chuyện chia tay, ly hôn, thấy mình ko còn gì cho, lại già yếu, bệnh tật, là có chuyện ngay . Mợ nào thì cũng nói mình hay, mình tốt, chỉ có sống lâu mới biết đc đêm dài. Tốt nhất là cứ làm cái di chúc để đấy, ko cho trước.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,143
Động cơ
409,845 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em biết vài gia đình người quen mất hết sạch tình cảm vì chuyện đứng tên tài sản (vợ yêu cầu chồng ra ký công chứng không đòi quyền lợi gì của mảnh đất vợ mua riêng). Nói chung là đau đầu thật, được cái lọ mất cái chai!
Sau này bm vợ e cho vợ e nhà, đất thì e cũng yêu cầu kí cái như thế cho nhà vợ khỏi lăn tăn
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Quan điểm của cháu về sự biết ơn đây ạ, chắc mợ đọc lướt nên ko hiểu ý cháu
Còn bố mẹ biết ơn dâu rể hay dâu rể biết ơn bố mẹ đấy là tự nguyện, cái này nó phụ thuộcvào cách hành xử với nhau hàng ngày. Có những dâu rể bố mẹ có chia cho đồng nào đâu nhưng họ vẫn biết ơn, đó là bởi vì trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ cư xử với dâu rể đủ tử tế. Hoặc là bố mẹ biết ơn dâu rể đôi khi cũng ko phải vì dâu rể chăm sóc khi ốm đau, đơn giản là vì làm cho con họ hạnh phúc vui vẻ là đủ để biết ơn rồi.
Đoạn ấy hình như mợ thêm vào về sau, lúc đầu em quote không có.

Với con mình ít ra mình còn nuôi nấng, còn dâu rể đâu liên quan, nên nếu nó làm gì cho mình (như chuyện ở gần, dành thời gian, bỏ công chăm sóc..) thì mình nên trân trọng & ghi nhận. Nói nó làm chỉ vì phân công ld trong gd nó là cách nói rất phũ, phủ nhận công sức của nó. Thừa kế là 1 cách ghi nhận, còn mợ nói mợ đã đáp lại cách khác rồi thì em chịu, vì ở đây có bàn cách khác đâu (mợ nói mợ không bế cháu, mợ không phải chăm nó lúc tuổi già rồi :)) ).
 

Nikola.Tesla

Xe buýt
Biển số
OF-825169
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
654
Động cơ
24,743 Mã lực
Mợ này luật ko hiểu mà chém mạnh nhỉ. Về thừa kế, nếu ko có di chúc, thì tất cả những người đứng cùng hàng sẽ được chia đều. Về chuyện thăm con, hay cho bmc vào nhà, trừ khi là 2 vc ly hôn, nhà là nhà riêng của mợ. Còn theo pháp luật, nếu chồng mợ đồng ý, mợ chả có quyền gì cấm bmc vào nhà, hay thăm cháu cả, mợ có thể vùng vằng hay hậm hực mà thôi . Kể cả khi ly hôn rồi, mợ dành đc quyền nuôi con, thì chồng vẫn có quyền hàng tuần đón con 1 vài ngày về, đấy là quyền do pháp luật cho phép.
Nói chung bmc nên cảnh giác là đúng, chả thiếu gì cảnh, mẹ chồng quê, bán nhà ở quê, góp cho con mua nhà thành phố, xong lên ở với con, bị hắt hủi, đay nghiến, mà chỉ biết khóc ròng, về thì ko có nơi ở, mà ở thì nhục. Tài sản mới ở dạng cho riêng mà đã thế, cho chung, chắc dở mặt ngay, nhanh như bánh đa thôi, chưa nói đến chuyện chia tay, ly hôn, thấy mình ko còn gì cho, lại già yếu, bệnh tật, là có chuyện ngay . Mợ nào thì cũng nói mình hay, mình tốt, chỉ có sống lâu mới biết đc đêm dài. Tốt nhất là cứ làm cái di chúc để đấy, ko cho trước.
Chí mạng ạ. Vodka cụ đã làm rõ vấn đề.
 

thangaudio

Xe buýt
Biển số
OF-191143
Ngày cấp bằng
23/4/13
Số km
602
Động cơ
338,365 Mã lực
Trừ khi có tiền lệ TS của riêng của vk mà chồng cùng đứng tên thì trong truòng hợp trên thì ok.
Còn ko TS thừa kế cho ai thì người đấy đứng tên, sân si làm gì nhỉ
 

Haolo1992

Xe tăng
Biển số
OF-436933
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,037
Động cơ
222,793 Mã lực
Tuổi
32
Mợ này luật ko hiểu mà chém mạnh nhỉ. Về thừa kế, nếu ko có di chúc, thì tất cả những người đứng cùng hàng sẽ được chia đều. Về chuyện thăm con, hay cho bmc vào nhà, trừ khi là 2 vc ly hôn, nhà là nhà riêng của mợ. Còn theo pháp luật, nếu chồng mợ đồng ý, mợ chả có quyền gì cấm bmc vào nhà, hay thăm cháu cả, mợ có thể vùng vằng hay hậm hực mà thôi . Kể cả khi ly hôn rồi, mợ dành đc quyền nuôi con, thì chồng vẫn có quyền hàng tuần đón con 1 vài ngày về, đấy là quyền do pháp luật cho phép.
Nói chung bmc nên cảnh giác là đúng, chả thiếu gì cảnh, mẹ chồng quê, bán nhà ở quê, góp cho con mua nhà thành phố, xong lên ở với con, bị hắt hủi, đay nghiến, mà chỉ biết khóc ròng, về thì ko có nơi ở, mà ở thì nhục. Tài sản mới ở dạng cho riêng mà đã thế, cho chung, chắc dở mặt ngay, nhanh như bánh đa thôi, chưa nói đến chuyện chia tay, ly hôn, thấy mình ko còn gì cho, lại già yếu, bệnh tật, là có chuyện ngay . Mợ nào thì cũng nói mình hay, mình tốt, chỉ có sống lâu mới biết đc đêm dài. Tốt nhất là cứ làm cái di chúc để đấy, ko cho trước.
Sự tinh tế của nó thể hiện ở việc sắp xếp đối tượng, tại sao k phải bmc (tuổi lớn), vợ chồng (tuổi nhỡ), đến con (tuổi nhỏ) Mà lại là vợ chồng trước, rồi bmc, rồi mới đến con :)
Nhà chung, muốn vào phải có đồng ý của đôi bên, k đồng ý, đưa nhau lên toà mà chia, con chung, thăm nom thì được nhưng bất cứ quyết định gì liên quan đến nó, từ việc đút cái gì vào mồm nó, phải đc mẹ nó đồng ý, lỡ may sai sót cháu nó bị sao, nó kiện ráng chịu. Hoặc giả, cưới xong nó dắt tay nhau đi chơi đi bời, nó bảo éo thích đẻ cháu cho các cụ, đừng kêup
Tài sản vợ chồng nó là của nó, chia nhau như nào là việc nó, chồng nó nhịn đói nhịn rét để nó mua túi hiệu cũng là việc riêng nhà nó, và nhất là, nếu có việc cần con zai giúp đỡ cái gì toa toa, dâu nó k đồng ý, mời nhịn khoẻ hoặc zai dâu lên toà chia nhau xong xuôi mới đc đem về. Nói vậy rõ chưa phỏng cụ. :)
Thiếu gì cảnh, dâu con bỏ tiền xây nhà trên đất bnc, ở chung với bmc, đến lúc bỏ nhau dâu ra khỏi nhà trắng tay :)))
Các cụ đề phòng con dâu có đúng k, đúng quá đi chứ, ngược lại dâu rể nó cũng đc phép đề phòng, ít nhất bằng cách không lãng phí thời gian cho những người đề phòng nó, time đấy nó đi làm kiếm tiền ăn chơi vui vẻ cuộc đời, vậy thôi.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,958
Động cơ
193,156 Mã lực
Tuổi
49
Ý một số mợ là con trai mình chăm sóc thì vẫn phải mang ơn con dâu. Không chia tiền thừa kế cho con dâu, không mang ơn con dâu thì ngay cả con trai mình cũng không được nhờ, không đựoc yêu cầu. Ý em hiểu là như thế.
Cụ giải thích như định lý toán học thế. 😄

Ý em không phải như vậy. Mình nhờ con cháu thoải mái và chúng nó có thể giúp, có thể không (dù ít nhiều con đẻ nên có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ).
Nếu chúng nó không giúp, mình cũng đừng nên oán trách vì chỉ tổ đau khổ hơn mà rốt cuộc nó vẫn chẳng giúp. Chấp nhận số phận, ai bảo mình đẻ ra nó.
Nếu chúng nó giúp mình, thì trong cái giúp của con đẻ cũng ẩn chứa phần công sức, trách nhiệm của dâu, rể, thậm chí cả cháu. Mình nên biết ơn cả gia đình nó. Tình cảm cho đi sẽ được nhận lại, đừng sợ thiệt thòi hay lép vế.

Việc chia tài sản cho con trai, có cho con dâu đứng tên cùng hay không, không liên quan đến việc con chăm sóc, giúp đỡ bố mẹ. Đấy là cụ tự móc nối 2 việc vào nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top