[Funland] VN: Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,035
Động cơ
389,435 Mã lực
Thỏ muôn đời vẫn là thỏ thôi cụ.
Thành thực mà nói thì đội tuyển giờ chỉ dành cho vùng nghèo, thiếu thông tin thoai.
Không hẳn đâu ạ, kiếm được cái giải gì đó sau xin học bổng nước ngoài, lượn luôn bác ạ
 

Doc_hanh79

Xe tăng
Biển số
OF-138673
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
1,884
Động cơ
381,007 Mã lực
Cụ lấy ví dụ tận năm 1975 làm gì, ngày trước em học ở trường thì đi thi huyện với tỉnh toàn con giáo viên đi (cũng có thằng dân đen đi nhưng phải thật sự giỏi, số này ít) :D
Thằng đấy là em, trước kỳ thi không bao giờ được học phụ đạo với bọn "con nhà nòi", trong khi chúng nó rỉ tai nhau những đạng đề nọ đề kia thì mình chỉ được cầm dăm bài toán vớ vẩn về ôn luyện!
Đi thi HSG thấy mình lạc lõng và bị ghẻ lạnh như một con vật!
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Bác đừng vội phán thế, nếu bài này đúng là của bác LÊ Quang Tiến thật thì em xác nhận bác ấy là thành viên đội tuyển IMO Việt Nam năm 1975 dưng mà bác í không được giải, hehe . Có thể bác ấy cố ý viết hơi hài hước một chút nên các chi tiết hơi cường điệu, tuy nhiên nếu để so sánh giữa phong cách của VN và Mỹ thì em cho là đúng, và rất nhiều nước phát triển cũng như thế, có nghĩa là nhà nước ko tham gia và luyện học sinh giỏi gì cả, ai thích thì đăng ký tham dự, tự học là chính, toán hay thể thao, âm nhạc, văn học .... được coi là bình đẳng, chú nào giỏi thì chú ấy hưởng.
Hồi trước em có dịp sang Hungary và vào 1 viện nghiên cứu thăm quan, thấy có mấy thằng như học sinh cấp 3 cũng đang thực tập hay cộng tác viên trong các nhóm nghiên cứu của nó, được giới thiệu là ở Hung mấy thằng này éo thèm đi thi IMO nhưng chúng nó có khả năng đoạt giải nobel sau này đấy, mà đa phần lại là gốc Do Thái :). Tóm lại đi thi IMO cũng tương tự như đi thi chạy, hay nhẩy cao, hay thi piano ở bảng trẻ thôi, tự luyện mà thi, cũng ko có gì đảm bảo sau này sẽ được Fields, Nobel hay huy chương vàng Olympic cả.

suti
Bác T iến FPT k bao giờ viết ngô nghê thế đâu cụ, FPT rất nhiều chuyên bộ đang làm việc, cậu Hiệu trưởng FPT là dân Ao chuyên tổng hợp còn rất trẻ đấy ạ, hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt nam.
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Đề tài này em muốn tranh luận quá nhưng ngại trích dẫn nhiều, vì vậy em cứ đề hết vào đây.
- Ai được đi thi toán quốc tế cũng đều cảm thấy tự hào và bố mẹ, gia đình đều hãnh diện về họ.
- Anh Tiến Fpt viết theo kiểu hài hước, với lại anh chỉ có kinh nghiệm ở 2 khóa 74 và 75.
- Cấp 2 tỉnh nào cũng có chuyên toán, chỉ có tên gọi là gì thôi.
- Anh Lê Bá Khánh Trình là người duy nhất đến thời điểm này được điểm thưởng về cách giải hay chứ không phải là người duy nhất được điểm tuyệt đối. Việt nam mình có nhiều người được điểm tuyệt đối. Anh Trình mặc dù được thưởng điểm nhưng cũng chỉ được 42/42 nên tôi không biết nói là anh được điểm tuyệt đối hay không.
- Ngô Bảo Châu là người có số má nhất trong những người thi toán quốc tế khi có 2 giải nhất với 1 lần được điểm tuyệt đối.
- Trong khoa học, dù Châu được giải Field những lại không phải là có số má nhất. Người được đánh giá cao nhất về nghiên cứu khoa học đến thời điểm này là GS Đàm Thanh Sơn.
- Không phải cứ đi thi toán quốc tế là vào đại học phải học toán. Người ta có thể học Toán, học tin học, học lý, học hóa, học kinh tế, học luật... thậm chí biết một vài người không thèm tốt nghiệp đại học mà bỏ đi buôn ngay như trường hợp của Phạm Xuân Du, sinh năm 73, thi toán quốc tế năm 89.
- Tôi chưa thấy ai thi Toán quốc tế mà không thành đạt cả, có rất nhiều cách thành đạt mà.
"Tỉnh nào cũng có lớp chuyên" nói như vậy cũng đúng nhưng nói lại cho rõ:
Cấp 2 tỉnh có lớp chuyên nhưng k phải chuyên tỉnh.
Đó là lớp chuyên của huyện nằm trong một trường phổ thông. Cái này k gọi là trường chuyên của tỉnh vì nó tuyển sinh trong phạm vi huyện.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,128
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Các cụ chém ghê quá.

Câu chuyện của anh Lê Như Tiến FPT là câu chuyện của những năm 70, xưa rồi diễm, vả lại anh Lê Như Tiến cũng chỉ nghe qua người khác kể lại. Thực tế, các nước khác họ luyện gấp 5-10 lần mình với nguồn ngân sách khủng hơn nhiều vì 1 Nước chỉ được cử 4 bạn tham dự kỳ thi Olympic quốc tế thôi.

Còn câu chuyện dưới đây là câu chuyện mới nhất, của 1 người trực tiếp tham gia olympic 2014, 2015 và đều được HCV. Đây mới là người thật việc thật.
Em ngưỡng mộ những bạn HS được tham dự vào đội tuyển Olympic quốc tế, kể cả những bạn không có huy chương.
http://news.zing.vn/Nguoi-2-lan-doat-HCV-Toan-quoc-te-noi-ve-luyen-ga-noi-post572238.html

Người 2 lần đoạt HCV Toán quốc tế nói về 'luyện gà nòi'

Nguyễn Thế Hoàn đã có những chia sẻ thú vị về chuyện đào tạo học sinh "lấy vàng" kỳ thi Olympic quốc tế.
Luyện gà nòi? Đó là cụm từ được nhiều người dùng để nói những học sinh Việt Nam tham dự những kỳ thi Olympic quốc tế. Là cựu thành viên đội tuyển Toán Việt Nam, tôi muốn bày tỏ một vài quan điểm về vấn đề này.

Hàng năm, khoảng 40 học sinh Việt Nam dự thi quốc tế. Sau mỗi mùa thi Olympic, các đoàn học sinh Việt Nam thường đạt kết quả khá tốt. Một số người cho rằng, thành công là do chúng ta “luyện gà nòi” để chạy theo thành tích. Theo tôi, đó là cái nhìn phiến diện về giáo dục.

Đúng là giáo dục có thể thay đội bộ mặt nước nhà, nhưng để làm được điều đó, cần rất nhiều ban ngành cùng vào cuộc, phối hợp với nhau. Chỉ với những tấm huy chương quốc tế đâu có thay đổi được toàn bộ.

Không ít người cho rằng, việc học quá nặng cùng áp lực các kỳ thi, nhồi nhét kiến thức (nhưng thiếu sáng tạo) giúp có những giải cao trên đấu trường quốc tế. Họ so sánh với những cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc về cách học và thi: Học nhẹ hơn, không thi cử nhiều, học sinh thoải mái nên đó không phải "luyện gà nòi”.


Nguyễn Thế Hoàn (thứ hai từ phải sang) nhận bằng khen của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên.
Trực tiếp tham dự kỳ thi Toán quốc tế 2015, tôi làm quen một số bạn có chung niềm đam mê từ khắp nơi trên thế giới. Những gì họ phải trải qua để đến được với kỳ thi này thực sự làm tôi choáng vì quá…. phức tạp

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, nhiều người nghĩ, học sinh Mỹ học rất nhẹ nhàng và họ chọn thành viên đội tuyển một cách tự nhiên.

Thực tế, họ phải trải qua nhiều kỳ thi lớn nhỏ. Đầu tiên, tất cả học sinh trung học được phép tham gia Olympic quốc gia, sau đó là kỳ thi AIME kéo dài hơn 3 tiếng. 250 học sinh với số điểm cao nhất, sẽ được tham gia kỳ thi quốc gia lần thứ hai (vòng 2).

Các thí sinh trải qua những vòng thi trước sẽ cùng nhau tập huấn trong trại hè toán diễn ra hơn một tháng. Hơn 20 người có thành tích cao nhất tiếp tục dự thi chọn ra nhóm TST (gồm 4 ngày thi), sau đó là kỳ thi RMM (rumanian master mathematic).

Sáu học sinh có tổng số điểm cao nhất (tính tổng tất cả những vòng thi) sẽ đại diện đội tuyển Mỹ tham dự đấu trường cao nhất của Toán học THPT. Như vậy, so với Việt Namvới chỉ hai vòng thi chính thức và hơn hai tháng tập huấn, tại sao chúng ta là “gà nòi”, còn họ thì không?

Cũng có những ý kiến, "gà nòi" là chỉ cách học lệch, tức là chỉ học tập trung một môn học nào đó mà bỏ bê những môn quan trọng còn lại. Tôi cho rằng, nên gọi hiện tượng này là “học đúng chuyên ngành”.

Hiển nhiên, chúng ta không dốc hết sức lực để theo đuổi những thứ hoàn toàn không hứng thú. Niềm say mê khao khát là động lực chính đáng nhất để theo đuổi thứ gì đó, như vậy chỉ tập trung học cái mình thích, thứ mình sẽ gắn bó sau này thì có gì sai.

Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có cơ hội tiếp cận lại những kiến thức cấp ba ở bậc học cao hơn. Vậy tại sao lại không cho những đầu óc biết ước mơ, sống trong đam mê trong ba năm học ít ỏi bậc phổ thông?

Theo tôi, học toàn diện, nên định nghĩa là ngoài chuyên môn, học sinh nên biết đam mê những kiến thức xã hội, những hiểu biết trong cuộc sống và biết cân bằng giữa những kiến thức khô khan và vận hành thực tế. Chơi thể thao, nghệ thuật cũng nên là một phần của một người học sinh “giỏi toàn diện”.

Nguyễn Thế Hoàn
 
Chỉnh sửa cuối:

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
463
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Đề tài này em muốn tranh luận quá nhưng ngại trích dẫn nhiều, vì vậy em cứ đề hết vào đây.
- Ai được đi thi toán quốc tế cũng đều cảm thấy tự hào và bố mẹ, gia đình đều hãnh diện về họ.
- Anh Tiến Fpt viết theo kiểu hài hước, với lại anh chỉ có kinh nghiệm ở 2 khóa 74 và 75.
- Cấp 2 tỉnh nào cũng có chuyên toán, chỉ có tên gọi là gì thôi.
- Anh Lê Bá Khánh Trình là người duy nhất đến thời điểm này được điểm thưởng về cách giải hay chứ không phải là người duy nhất được điểm tuyệt đối. Việt nam mình có nhiều người được điểm tuyệt đối. Anh Trình mặc dù được thưởng điểm nhưng cũng chỉ được 42/42 nên tôi không biết nói là anh được điểm tuyệt đối hay không.
- Ngô Bảo Châu là người có số má nhất trong những người thi toán quốc tế khi có 2 giải nhất với 1 lần được điểm tuyệt đối.
- Trong khoa học, dù Châu được giải Field những lại không phải là có số má nhất. Người được đánh giá cao nhất về nghiên cứu khoa học đến thời điểm này là GS Đàm Thanh Sơn.
- Không phải cứ đi thi toán quốc tế là vào đại học phải học toán. Người ta có thể học Toán, học tin học, học lý, học hóa, học kinh tế, học luật... thậm chí biết một vài người không thèm tốt nghiệp đại học mà bỏ đi buôn ngay như trường hợp của Phạm Xuân Du, sinh năm 73, thi toán quốc tế năm 89.
- Tôi chưa thấy ai thi Toán quốc tế mà không thành đạt cả, có rất nhiều cách thành đạt mà.
Cụ Trình có cách giải cựa hay tại kỳ thi toán QT được tổ chức ở Anh. Đích thân nữ hoàng Anh đã trao giải cho cụ. Thật vinh dự. (Em nghe đồn thế )
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Dân chuyên toán rất giỏi, điều đó ko ai phủ nhận. Mình là bố một thằng chuyên toán nên biết.
Tuy nhiên, đưa một đội trường chuyên, lớp chọn đi thì đấu với bọn thích thì đi thi, vui là chính ko phản ánh được năng lực thực sự của nền giáo dục.
Trường chuyên, lớp chọn hiện nay hấp dẫn ở môi trường học tập chứ ko phải kết quả thi.
Các phụ huynh ở thành phẩm lớn, tỉnh giàu ko muốn cho con tham gia đội tuyển, ko muốn đoạt giải. Chỉ có các tỉnh cỡ trung bình mới ham hố chuyện này.
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
2,728
Động cơ
2,319,152 Mã lực
Em đi thi đại học 3 môn đều được điẻm 6,cũng đỗ đh,5 năm đại học điểm các môn cũng không môn nào quá 7 và cũng chỉ mong 5 trừ còn hơn 4 cộng,em ngồi hóng vậy
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
13,962
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
em vừa mang về FB cho các cụ chém
 

liki

Xe buýt
Biển số
OF-83497
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
521
Động cơ
-21,482 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
xưa em cũng học lớp chuyên toán 1 trường top của thủ đô, giờ em chả nhớ gì cả :)
 

Bomva

Xe điện
Biển số
OF-73151
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
2,976
Động cơ
442,597 Mã lực
Nói tóm lại VN sỹ bỏ mịa!
 

suti

Xe buýt
Biển số
OF-594
Ngày cấp bằng
2/7/06
Số km
564
Động cơ
580,791 Mã lực
Tuổi
52
Đề tài này em muốn tranh luận quá nhưng ngại trích dẫn nhiều, vì vậy em cứ đề hết vào đây.
- Ai được đi thi toán quốc tế cũng đều cảm thấy tự hào và bố mẹ, gia đình đều hãnh diện về họ.
- Anh Tiến Fpt viết theo kiểu hài hước, với lại anh chỉ có kinh nghiệm ở 2 khóa 74 và 75.
- Cấp 2 tỉnh nào cũng có chuyên toán, chỉ có tên gọi là gì thôi.
- Anh Lê Bá Khánh Trình là người duy nhất đến thời điểm này được điểm thưởng về cách giải hay chứ không phải là người duy nhất được điểm tuyệt đối. Việt nam mình có nhiều người được điểm tuyệt đối. Anh Trình mặc dù được thưởng điểm nhưng cũng chỉ được 42/42 nên tôi không biết nói là anh được điểm tuyệt đối hay không.
- Ngô Bảo Châu là người có số má nhất trong những người thi toán quốc tế khi có 2 giải nhất với 1 lần được điểm tuyệt đối.
- Trong khoa học, dù Châu được giải Field những lại không phải là có số má nhất. Người được đánh giá cao nhất về nghiên cứu khoa học đến thời điểm này là GS Đàm Thanh Sơn.
- Không phải cứ đi thi toán quốc tế là vào đại học phải học toán. Người ta có thể học Toán, học tin học, học lý, học hóa, học kinh tế, học luật... thậm chí biết một vài người không thèm tốt nghiệp đại học mà bỏ đi buôn ngay như trường hợp của Phạm Xuân Du, sinh năm 73, thi toán quốc tế năm 89.
- Tôi chưa thấy ai thi Toán quốc tế mà không thành đạt cả, có rất nhiều cách thành đạt mà.
Có phải Phạm Xuân Du học chuyên toán Sư phạm K20, sau này đi Hung ko cụ ? Năm đó có bác Trần Trọng Hùng 2 lần thi IMO sau này đi Ba Lan, em ko biết có tốt nghiệp DH ko dưng mà bây h cũng oách lắm ở bển đó đấy .

suti
 

ExclMan

Xe điện
Biển số
OF-366697
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
3,159
Động cơ
106 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Có cụ nào tham gia thi Đại học những năm 1990-1996 giống em không? Đề thi toàn đánh đố. Thằng nào không khổ luyện, mớm theo bộ đề thì có khối ấy mà đỗ đại học. Nền giáo dục học "tủ" nó được có thế thôi, giải thì đầy ra nhưng vô dụng thu vẫn là vô dụng.
 

Green power

Xe hơi
Biển số
OF-338907
Ngày cấp bằng
16/10/14
Số km
167
Động cơ
277,050 Mã lực
Phỏng theo câu chuyện của cụ chủ và đối chiếu với tình hình giáo dục hiện nay, thì giáo dục Việt Nam đã nhảy những bước thật dài và ngoạn mục... nhưng nhảy dật lùi
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
14,189
Động cơ
493,414 Mã lực
Đơn giản thế này thôi.
Mỹ: Thực dụng.
VN: Bệnh thành tích.
Cái này ai chả biết, Lê Bá Khánh Trình vẫn sống bằng dạy toán, Lê Tự Quốc Thắng cũng dạy bên Mẽo, nhưng ít quá, có khi giáo sư của NBC thua các cụ VN năm 75 ấy chứ, nền giáo dục VN áp đặt không khuyến khích tư duy, cháu đi thi toán nhiều năm sau này biết thì ra các bạn được học trước mình, có thế thôi. Nhưng khổ lắm nói mãi, nên bằng cấp của ta quốc tế nó đâu có công nhận. Bác sĩ của ta sang bển chẳng hạn phải có quá trình đào tạo để được công nhận.
 

DML

Xe tăng
Biển số
OF-356
Ngày cấp bằng
16/6/06
Số km
1,713
Động cơ
599,432 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Xứ mình nó thế, không phải thế là xứ người! Em đồ rằng mình đang học Bắc Hàn.
 

Moi-Mua-Xe

Xe máy
Biển số
OF-23326
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
99
Động cơ
493,555 Mã lực
Hi bài này vốn là của dân chuyên toán đùa cợt qua đó cảnh báo lẫn nhau thôi. Câu chuyện này vốn không phải do tác giả sáng tác mà nó được lưu truyền trong khối chuyên toán lâu rồi các cụ ạ. Tác giả chỉ thêm thắt thêm thôi.
Nếu coi là học chuyên toán để sau chỉ đi dạy toán mới là thành công là sai lầm. Dân chuyên toán sau này nhiều người rất giỏi trong các lĩnh vực khác như lập trình, kinh doanh, tài chính đóng góp rất nhiều cho đất nước đấy ạ. Đó là bí mật mà nhiều người ngoài chuyẻn toán không hiểu.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
6,071
Động cơ
459,360 Mã lực
Cái này ai chả biết, Lê Bá Khánh Trình vẫn sống bằng dạy toán, Lê Tự Quốc Thắng cũng dạy bên Mẽo, nhưng ít quá, có khi giáo sư của NBC thua các cụ VN năm 75 ấy chứ, nền giáo dục VN áp đặt không khuyến khích tư duy, cháu đi thi toán nhiều năm sau này biết thì ra các bạn được học trước mình, có thế thôi. Nhưng khổ lắm nói mãi, nên bằng cấp của ta quốc tế nó đâu có công nhận. Bác sĩ của ta sang bển chẳng hạn phải có quá trình đào tạo để được công nhận.
Vậy bác sĩ hay luật sư Mỹ vào Việt Nam có đc công nhận hay hành nghề luôn hay ko hả cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top