[Funland] VN: Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế

Spring.

Xe hơi
Biển số
OF-325147
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
139
Động cơ
287,960 Mã lực
Em không phản đối việc học toán chuyên sâu, mà là chuyện học toán chuyên sâu và ứng dụng toán học vào khoa học kỹ thuật thì nên dành cho người học và làm ở viện toán cũng như nơi nghiên cứu áp dụng nó vào thực tế. Còn ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp không áp dụng tới nó thì đừng bắt phải học nó làm gì cho nó tốn thời gian và nơ ron . Giáo sư tiến sĩ ở viện sản cũng chỉ dùng tới mấy phép tính cộng trừ nhân chia, và nếu có thì dùng mấy công thức thống kê số liệu cho đề tài nghiên cứu khoa học thì cũng có máy nó làm hộ chứ các ông Giáo sư cũng không tự cầm bút mà tính được đâu ợ . Vì chuyên môn của họ không phải là làm toán nhé cụ



Em cũng không phản đối việc học kiến thức cao hơn, vấn đề là xác định mức kiến thức cơ bản cho học sinh phổ thông thì không cần phải học kiến thức khó và cao siêu như bây giờ. Học hết cấp 3 chỉ cần giải đến phương trình bậc 2 là đủ rồi , đừng đòi hỏi bài khó , cũng đừng đưa kiến thức đại học xuống cấp 3 và cấp 2 mà bảo đó là cải cách . Kiến thức khó thì nên để cho những người học chuyên sâu về nó - tức là đại học và sau đại học - còn học sinh phổ thông và các trường chuyên ngành khác thì đừng mang mấy cái bài toán hóc búa đó ra để đánh giá , nhầm lẫn hết cụ ợ. Bằng chứng là nhiều cử nhân đại học và sau đại học thất nghiệp , học giỏi nhưng ra trường không biết làm việc gì nên hồn. Có cần bằng đưa bằng chứng ra không hở cụ
Em chưa hiểu ý cụ lắm, ý cụ là ai cần dùng đến Toán mới nên làm bài khó, còn hs cấp 2,3 chỉ cần học đc cộng trừ nhân chia là đc :D.
Tư duy kiểu gì lạ nhỉ, sv học xong ra thất nghiệp là chuyện hoàn toàn khác, cụ đừng đánh đồng nó trong topic này.

Mà ko biết cụ có học Toán đại học ko, chứ lên đại học học Toán mới thấy học Toán cấp 3 có là cái quái gì đâu, chứ đừng nói nó khó đến nỗi ai làm viện nghiên cứu mới nên học.

Đọc kỹ mới thấy cụ bảo cấp 3 chỉ học đến pt bậc 2 :)), may cụ ko làm cho ngành giáo dục nước nhà, chứ ko thì nguy lắm.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,419
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Tranh luận tới đây thì em biết là nhiều cụ làm giáo viên sẽ rất tự ái chứ không đùa . Nhưng mà cái mặt bằng chung kiến thức cho học sinh phổ thông giới hạn đến mức nào và cần những cái gì thì còn phải bàn nhiều

Em chưa hiểu ý cụ lắm, ý cụ là ai cần dùng đến Toán mới nên làm bài khó, còn hs cấp 2,3 chỉ cần học đc cộng trừ nhân chia là đc :D.
Tư duy kiểu gì lạ nhỉ, sv học xong ra thất nghiệp là chuyện hoàn toàn khác, cụ đừng đánh đồng nó trong topic này.

Mà ko biết cụ có học Toán đại học ko, chứ lên đại học học Toán mới thấy học Toán cấp 3 có là cái quái gì đâu, chứ đừng nói nó khó đến nỗi ai làm viện nghiên cứu mới nên học.

Đọc kỹ mới thấy cụ bảo cấp 3 chỉ học đến pt bậc 2 :)), may cụ ko làm cho ngành giáo dục nước nhà, chứ ko thì nguy lắm.
Cụ đừng quên là toán học còn nhiều mảng chứ không chỉ mỗi đại số. Với phần đại số thì cấp 3 chỉ cần biết giải phương trình bậc 2 là đủ . Còn lại thì lên học ở trường chuyên nghiệp cần cái gì học lên cao cái đó. Ví dụ bên công nghệ thông tin, bên lập trình và sản xuất phần mềm cũng như chế tạo máy tính thì họ học kiến thức toán chuyên sâu là đúng. Nhưng học phổ thông chỉ cần biết kiến thức cơ bản : Đại số thì như trên, hình học thì chỉ cần biết tính diện tích và thể tích các hình cơ bản .

Sau này lên đi học hoặc học chuyên nghiệp càn dùng tới nó mới nên học .
Thời gian để học những bài toán khó ấy nên để học những thứ khác như rèn thể lực, học các kỹ năng sống, học kiến thức xã hội để có nhận thức tốt . Chứ đâm đầu vào mấy bài toán khó mà bảo là rèn luyện tư duy thì nhiều môn khác rèn luyện tư duy tốt hơn lại giúp ích thực tế hơn
Nhiều cháu F1 kể cả tới cấp 3 , học toán thì giỏi mà bảo làm mấy việc cơ bản như đấu cái dây điện hay nấu mấy món ăn cũng lóng nga lóng ngóng , vậy thì làm sao mà làm việc giỏi được
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,419
Động cơ
1,966,650 Mã lực

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
11,278
Động cơ
447,377 Mã lực
VN với Trung Quốc riêng vụ này là giống nhau.
TQ có bộ film về đề tài luyện thi IMO này, hình như tên là "Lớp thiếu niên kiệt xuất" thì phải.

Bản thân em thì cũng từng là thành viên "1 đội nào đó" Mặc dù hầu hết 3/4 cái đội này là ko muốn đi thi đi luyện để tập trung ôn thi ĐH và cũng vì biết năng lực mình có hạn. Tuy nhiên ... (lại cái tuy nhiên) :))
Tuy nhiên, "đe dọa" đã đc đưa ra, nhãn tiền là lứa khóa trên "vừa bị xử lý vì đạo đức kém" năm trước nên đành phải cố sống cố chết mà tham gia =))


Những nơi ngta giao lưu là những nơi ta thi thố
Những nơi ngta thi thố là nơi ta giao lưu :(
Giao lưu,học hỏi,cọ sát.nghe mà nản
 

Spring.

Xe hơi
Biển số
OF-325147
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
139
Động cơ
287,960 Mã lực
Tranh luận tới đây thì em biết là nhiều cụ làm giáo viên sẽ rất tự ái chứ không đùa . Nhưng mà cái mặt bằng chung kiến thức cho học sinh phổ thông giới hạn đến mức nào và cần những cái gì thì còn phải bàn nhiều


Cụ đừng quên là toán học còn nhiều mảng chứ không chỉ mỗi đại số. Với phần đại số thì cấp 3 chỉ cần biết giải phương trình bậc 2 là đủ . Còn lại thì lên học ở trường chuyên nghiệp cần cái gì học lên cao cái đó. Ví dụ bên công nghệ thông tin, bên lập trình và sản xuất phần mềm cũng như chế tạo máy tính thì họ học kiến thức toán chuyên sâu là đúng. Nhưng học phổ thông chỉ cần biết kiến thức cơ bản : Đại số thì như trên, hình học thì chỉ cần biết tính diện tích và thể tích các hình cơ bản .

Sau này lên đi học hoặc học chuyên nghiệp càn dùng tới nó mới nên học .
Thời gian để học những bài toán khó ấy nên để học những thứ khác như rèn thể lực, học các kỹ năng sống, học kiến thức xã hội để có nhận thức tốt . Chứ đâm đầu vào mấy bài toán khó mà bảo là rèn luyện tư duy thì nhiều môn khác rèn luyện tư duy tốt hơn lại giúp ích thực tế hơn
Nhiều cháu F1 kể cả tới cấp 3 , học toán thì giỏi mà bảo làm mấy việc cơ bản như đấu cái dây điện hay nấu mấy món ăn cũng lóng nga lóng ngóng , vậy thì làm sao mà làm việc giỏi được
Em ko làm giáo viên, hồi đi học em cũng học bò ra, thi đh học mười mấy 20 tiếng là bình thường, nên giờ thấy mấy đứa em chúng nó học em cũng chỉ nghĩ chúng mày học bằng nửa ông thôi là đã khá rồi. Em hoàn toàn ko cảm thấy chúng nó học nhiều hơn mình, có chăng cách giải và phương pháp đa dạng, tư duy nhanh nhẹn hơn.

Còn việc cụ nói, em hỏi thật cụ có biết pt cấp 2 học để làm gì, cấp 3, tổ hợp chỉnh hợp, tích phân vi phân dùng để làm gì ko? Nếu cụ ko biết lúc còn học trung học thì em ko nói, nhưng sau này khi cụ lên đại học, rồi làm việc mà cũng ko biết nó để làm gì thì đó là lỗi của cụ, ko phải của ngành giáo dục, họ dạy cụ tư duy, quan sát nhưng cụ lại học vẹt.

Kể cả hình học gì gì đó, lượng giác, đạo hàm, học tất cả những cái đó để làm tiền đề cho các môn khó hơn trên đại học, như kinh tế lượng, toán cao cấp, toán xác suất cho dân kinh tế. Lượng giác hình học cho dân kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng.. ko phải nó cứ ứng dụng nhìn thấy đc mới là hiệu quả, mà nhờ cái căn bản đó mà tư duy những cái khó hơn trừu tượng hơn. Nếu cụ tư duy 1+1 chỉ là 2, thì con người ko thể có những bước tiến vĩ đại khác được.
Việc cụ nói học cấp 3 xong ko đấu nổi dây điện, thì đó một phần là lỗi giáo dục của gia đình, có vẻ ko liên quan đến nội dung học.
 
Chỉnh sửa cuối:

hungboy

Xe buýt
Biển số
OF-55669
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
853
Động cơ
454,875 Mã lực
Gì chứ mấy đồng chí chuyên toán lý cũng là giới tinh hoa của mềnh đấy các cụ. Tất nhiên không so được với đội cccc, tuyền người tm mà
 

Bebon

Xe tăng
Biển số
OF-86082
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
1,951
Động cơ
621,885 Mã lực
Nơi ở
Yên hòa, Cầu giấy
Thằng viết bài này k biêt học hết cấp 3 chưa chứ đừng nói có hiểu biết chút gì về toán học chứ đừng nói olimpic, toàn viết bố láo nhăng cuội và chỉ loè dc nhưungx người k biết như chủ thớt.
Đọc dòng nào là thấy viết bậy dòng đấy, vãi lều cải giừo cái léo gì cũng chõ *** vào mà k biét rằng cái nói cái lộ cái dốt, kém hiểu biết ra.
"Cấp 2 thi trường chuyên tỉnh" chả tỉnh nào có chuyên tỉnh cấp 2 cả
"Thầy giáo gà bài học sinh" lịt mịa nói thế khác léo gì
bảo HLV xuống ghi bàn thay cho tiền đạo, ngu hết
phần của ...bọn ngu.
"Phân thành tích cho tổng hợp và sư phạm" cu lều báo này cả đời chắc chăn chưa bao giờ dc xem bảngvtahnhf tích của trường chứ đừng nói của quốc gia, nếu dc xem nó sẽ k nói thế.
"Không phair chính phủ ...Tụ tập nhau phong G iáo sư
và trao giải Field..." lều báo chả nhẽ k xem tivi, đến
đứa tre con nó cũng biết Tổng thốn của nước đăng cai phải đích danhbtrao chứ k phải bộ trưởng...
.....
Cụ chủ đưa cái gì ra cũng nên cố đọc hiểu lấy 1 chút, đừng vô tình làm tay sai phát tán sự ngu dốt của đám lều báo lá cải, gọi tắt là lều cải đang nhan nhản trong
XH hiện nay.
Những năm 198x ở Hà Nội có những 5 trường chuyên cấp 2: Trưng Nhị, Trưng Vương, Bế Văn Đàn, Chu Văn An và Nghĩa Đô B.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,948
Động cơ
576,357 Mã lực
Em đọc được một câu chuyện rất hay về bệnh thành tích trong xã hội. Em xin phép đăng lại cho cụ nào chưa đọc ạ.

Tác giả: theo Lê Như Tiến (nguyên Phó Chủ tịch FPT)

Lời dẫn của Hot Boy NQL: Mình học cùng một con gà nòi toán Olympic, không nghe nó kể gì. Đi bộ đội ở cùng một con gà nòi toán Olympic khác cũng không nghe nó kể gì. Bây giờ nghe gà nòi Lê Quang Tiến kể thật quá vui, he he.

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ, còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…

Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

– Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

– Phải có đủ thành phần nam, nữ.

– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

Nguồn: http://dantrixahoi.com/su-that-nhung-tam-hcv-olympic-toan-quoc-te-cua-viet-nam-2/
Bậy nào!
Ai nói với cụ là chính phủ Mỹ không dùng tiền, ngân sách tài trợ cho khoa học, văn hoá, thể thao?
Nói sai thì tự vả vào mồm đi
Chắc lại Pro Mỹ, dìm Việt Nam đây :))
 

chuotkoi

Xe buýt
Biển số
OF-109490
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
633
Động cơ
396,764 Mã lực
Cụ k phân biệt nổi trường chuyên tỉnh với trong tỉnh có 1 trường mà trong trường đó có 1 lớp chuyên à cụ =))
Nghe cụ nói mà e thấy mông lung quá cơ. Không hiểu cụ đang nói những thằng giỏi nhất trong những thằng dốt hay những thằng dốt nhất trong những thằng giỏi.

Quê e trường chuyên cũng có mà trường ko chuyên có 1 lớp chuyên cũng có
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,419
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Em thấy một số cụ tranh luận thì không đưa ra được dẫn chứng gì, đuối lý thì quay sang công kích hay chửi bới cá nhân , hoặc đẩy trách nhiệm chứng minh sự thật của mình sang người tranh luận kia, giống kiểu những người đang làm chính trị cấp quận huyện đấu đá nhau ấy :))
Khi nào mà khoa học còn bị chính trị điều khiển thì khó mà thay đổi phát triển theo hướng hữu dụng được. Tranh luận về khoa học mà nói ăn thua kiểu chính trị thì khôi hài thật.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,238
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Những năm 198x ở Hà Nội có những 5 trường chuyên cấp 2: Trưng Nhị, Trưng Vương, Bế Văn Đàn, Chu Văn An và Nghĩa Đô B.
đấy ko phải trường chuyên cấp 2 cụ ơi, nhầm nhọt roài :))
 

thebadCRV

Xe hơi
Biển số
OF-209799
Ngày cấp bằng
12/9/13
Số km
175
Động cơ
317,420 Mã lực
Em thấy Chuyên Tóan là cái chuyên vớ vẩn nhất. Không có tính thực tế. Lý hóa còn thú vị hơn.
Cụ xem lại ạ! Toán là môn gốc đẻ ra mấy môn hấp dẫn còn lại cụ nhé! Nếu nói thực tế thì Lý, Hoá cũng chỉ là mô hình hoá thành bài toán thôi, trong phổ thông thì làm gì có thực tế gì đâu, đây là phần lý thuyết cơ bản thôi ạ!
 

timtoi

Xe tăng
Biển số
OF-356388
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
1,355
Động cơ
279,437 Mã lực
Cụ chủ nêu lên những mặt hạn chế của thi hsg, theo em có nhiều cái đúng thế nhưng bất kì chủ trương nào cũng có tính hai mặt. Không thể phủ nhận các đợt thi hsg đã sàng lọc ra những cá nhân xuất sắc. Theo cháu thấy những người đã đạt giải hsg quốc gia trở lên đầu óc đều ngon cả. Mục đích to lớn như vậy đã đạt được. Còn tại sao cái đống đầu óc ngon này sau đó chưa thấy nhiều người làm nên cơm cháo gì theo cháu hiểu nó nằm trong cái bệnh xã hội chưa biết cách dùng người, đặc biệt là người tài. Trong bao nhiêu chế độ lịch sử vn theo cháu tìm hiểu chỉ có nhà Trần là dùng người ổn nhất. Còn lại thì cứ anh nào ngo ngoe tài năng mà không biết điều là toi tất. Đấy là ý kiến của em. Rất mong cao luận của các cụ
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Những năm 198x ở Hà Nội có những 5 trường chuyên cấp 2: Trưng Nhị, Trưng Vương, Bế Văn Đàn, Chu Văn An và Nghĩa Đô B.
Chuyên cấp 2 này của Hà nội nhưng ở cấp quận (huyện) chứ k phải chuyên tỉnh H à nội như chuyên Am (cấp 3), tỉnh nào cũng có chuyên cấp huyện ở bậc cấp 2 nhưng cấp 3 mới có chuyên tỉnh.
Chịu khó học toán k biết có thành gì k nhưng tối thiểu nó cho người ta cách tư duy mạch lạc rõ ràng, chỉ mỗi có chuyên cấp huyện cấp tỉnh thôi mà em nói đến 5 còm rồi mà nhiều cụ vẫn chửa thông.
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Em đồ rằng cậu viết bài này chắc ngồi bia bọt chém gió với mấy anh học chuyên chém gió (có thể có cả anh Tiến), nhưng nghe k thủng hoặc chỉ viết một khía cạnh (cái này là "nghiệp vụ" của báo chí rồi, chỉ viết 1 nửa sự thật để hướng người đọc theo chủ đích của mình), túm lại hóng hớt viết bài để giật gân, ngay cái tiêu đề "sự thật về..." đã thấy ngay rồi.
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Nhiều cụ cứ chửi trường chuyên lớp chọn cho sướng mồm, nhưng con các cụ ấy có muốn cho vào đó không??quá muốn đi ấy chứ, thèm rỏ rãu chả dc, phấn đấu học thêm hịc nếm + chạy chọt các kiểu vũng chả dc.
Hệ thống trường chuyên hiện nay trên toàn quốc là hệ thống đào tạo tốt nhất mà bất cứ phụ huynh nào cũng muốn cho con học là điều không phải bàn cãi.
2 trường sát nhau là trường chuyên Am Hà nội và Quang Trung-Nguyễn H uệ (đường láng) chất lượng khác xa nhau là 1 ví dụ.
 

VLM

Xe tải
Biển số
OF-203061
Ngày cấp bằng
22/7/13
Số km
235
Động cơ
322,650 Mã lực
Nơi ở
HD
cụ giật tít cứ như là phát hiện vụ xì căng đan gì đó
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top