- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 10,130
- Động cơ
- 458,682 Mã lực
phân tich hay và thấu đáo, tiếc là e vừa hết mất ruọuCái thứ được sau 20 năm đầu tư cho đội Đông Âu như tôi nhắc đến trong một bài trước là một số công ty chỉ mạnh trong 1 nghành thuộc lĩnh vực dịch vụ không thiết yếu đối với người dân:
Nhà ở cao cấp - Vin
Y tế cao cấp - Vin
Du lịch cao cấp - Vin, Sun
Hãng bay giá rẻ (cái này có thể tạm cho qua nếu xem xét đến VNA và tình hình đường sắt VN) - Vietjet
Hoàn toàn thiếu vắng nghành sản xuất và dịch vụ thiết yếu. Vì sao? Chính sách sai? Chọn sai?
Tôi không nói là công ty của người có kinh nghiệm vật học ở Tây là tốt hơn, cụ đừng đặt chữ vào miệng tôi. Cái tôi nói là nên xem xét đầu tư vào các công ty như thế vì:
- các công ty từ nhóm Đông Âu sau khi đầu tư và ưu đãi hơn 20 năm cho thấy kết quả như hiện nay
- phương Tây có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu lý thuyết trong việc xây dựng các công ty lớn mạnh tự thân mà không cần chính sách đặc biệt
Khuyến nghị trên là giải pháp để đa dạng hoá rủi RO cũng như cơ hội.
Còn việc cụ nói đến là ưu đãi công ty nào cũng như nhau vì mục tiêu là để tối đa hóa lợi nhuận. Điều này về bản chất là không sai, nhưng trong thực tế ứng dụng ở VN lại không đúng. Không đúng vì mỗi lĩnh vực có yêu cầu khác nhau về sinh lãi và chính sách ưu đãi là không giống nhau ở các lĩnh vực và địa phương. Nói cách khác, BDS và du lịch có cơ hội tối đa hoá lợi nhuận cao nhất vì chính sách đã cho phép Vin mua đất số lượng lớn với giá rẻ nhất có thể + CP gật đầu cho phép Vin chăm chú phát triển BDS và du lịch. Trong khi đó, CNTT theo quan sát quốc tế có trần lãi cũng cao mà lại bền vững và không làm người dân khốn đốn vì không đủ tiền mua nhà thế nhưng lại không thấy có chính sách hỗ trợ cụ thể và hấp dẫn (ví dụ tôi cũng đã có nêu ở các bài trước). Phải chăng vì những người VN có khả năng làm trong mảng này sống ở các nước không thân thiện với XHCN nên bị cho ra rìa khi hoạch định chính sách?
Nay ta xem thấy Vin cũng có đầu tư vào CNTT (AI, dữ liệu lớn) nhưng vấn đề là ở bộ sậu cao nhất họ đã quen với kiểu kiếm tiền từ BDS và du lịch. Do đó, họ đề cao quay vòng vốn nhanh, bán lãi cao, cắt lỗ. Và thực tế đã chứng minh cách làm này vừa gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái người lao động (vì lưong cao vào Vin nhưng nhanh chóng bị vắt chanh bỏ vỏ) vừa tạo ra những công ty với sinh mạng ngắn ngủn (siêu thị Vin+, điện thoại Vinsmart,v.v.). Đây là hai thất bại lớn của Vin và nếu đã xảy ra hai ba lần thì tiếp tục xảy ra là có khả năng cao.
Vinfast và Vin AI là hai con cá đã nằm trên thớt vì mức độ tiêu hao vốn của chúng gấp nhiều lần so với Vinsmart. Vì nhiệm vụ chính trị, có thể Vin sẽ tiếp tục chúng trong 3 năm tới. Đáng tiếc, số tiền để nuôi bằng ống hai nhánh đó của Vin có thể dùng để ươm mầm hàng trăm hàng ngàn các công ty khởi nghiệp công nghệ khác. Lời khuyên của tôi đối với Vin là dùng tiền để làm quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ (Tech VC fund), vừa có thể tối đa hoá lợi nhuận bềnh vững, vừa lợi dụng được các tài nguyên của Vin, vừa cổ xúy cho CM 4.0 trên toàn VN.
founder của TGDĐ mở ra mấy quỹ kiểu venture cap chắc cũng nghĩ tới định hướng này