Tôi tìm trong cả 200 công ty/tập đoàn lớn nhất Việt Nam (
https://vnr500.com.vn/Charts/Index?chartId=1) thì ra được 2 công ty có lãnh đạo tầm cao nhất có kinh nghiệm ở các nước phương Tây:
#67: CÔNG TY CP NHỰA AN PHÁT XANH.
Phó chủ tịch + CEO Đinh Xuân Cường
- Từ 2003 – 2006: Công tác tại Calyon Corporate & Investment Bank, Paris, Pháp
- Từ 2007 – 2010: Phó Tổng Giám đốc INB Investment, Việt Nam
- Từ 3/2011 – 8/2011: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)
- Từ 2011 – 2012: Giám đốc Chiến lược Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
- Từ 2012 – 2017: Giảng viên, Phó trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Từ 2015 – 2017: Phó Tổng Giám đốc KD Investments
- Từ 7/2017 đến nay: Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Nhựa Bao bì An Vinh
- Từ 2/2018 đến nay: Thành viên HĐQT Công ty CP Nhựa An Phát Xanh
- Từ 7/2017 đến nay: Thành viên HĐQT – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Tiến Industries.
#114: CÔNG TY CP GIẢI PHÁP THANH TOÁN VIỆT NAM (VNPay).
Nhà sáng lập + CEO Lê Tánh
8/1998 - 8/2000: Credit Analyst, ACB
- University of Hawaii at Manoa, MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh)
Các công ty còn lại trong top 200 đa phần là doanh nghiệp nhà nước, công ty xuất nhập khẩu, và bất động sản.
Cũng phải nói thêm là tôi nghĩ rằng các công ty của đội Đông Âu khi bắt đầu nhận được ưu đãi của nhà nước là nhờ các mối quan hệ này nọ chứ ở thời điểm đó, chúng chắc chắn không nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN. Do vậy khi nhà nước xem xét ưu đãi, không nên chỉ xem xét các công ty lớn nhất mà nên đánh giá đầy đủ và công tâm các yếu tố có thể làm nên một doanh nghiệp thành công (vd: đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm lãnh đạo và chuyên môn cao; sản phẩm tốt + marketing tốt ~ doanh thu tăng liên tục trong 3 năm gần nhất; làm trong lĩnh vực mà nhà nước muốn chú trọng phát triển; v.v.)
Theo đánh giá của tôi, nhà nước vẫn sẽ tránh việc ưu tiên cho các công ty có dây mơ rễ má với các nước pro dân chủ mạnh như Anh và Mỹ. Tuy nhiên họ sẽ xem xét ưu tiên hơn cho đội phương Tây trung hòa hơn như
Pháp, Nhật, Úc, các nước Bắc Âu.
Vì vậy, nhà nước cần phải chủ động hạ mình. Không muốn nhắc đến chuyện quá khứ cũng được nhưng phải mở rộng vòng tay với tương lai bằng cách ban hành các chính sách cổ động đầu tư kinh doanh có luật lệ rõ ràng, vd:
- Chỉ ưu tiên các công ty có vốn pháp định 1-50 tỷ và nhân công < 100 người (nếu muốn ưu tiên các công ty vừa và nhỏ ~ SME)
- Chỉ ưu tiên các công ty làm trong lĩnh vực nhà nước muốn chú trọng (nông nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu xanh, dữ liệu lớn, AI, v.v.)
Các lợi ích cũng rõ ràng, ví dụ:
- Về vốn: cho vay ưu đãi số vốn bằng 25% vốn pháp định với lãi suất 1%; 50% vốn pháp định với lãi suất 3%; v.v.
- Về nhân lực: miễn visa 1 năm cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại công ty, giới hạn <25% tổng nhân công (vd công ty 10 người thì tối đa 2 người nước ngoài được miễn thị thực); nhà nước chu cấp tiền bảo hiểm y tế và xã hội với toàn bộ nhân viên trong 1 năm; v.v.
- Về không gian/bất động sản: cái này thì cần hoạch định dài hạn hơn, vd như làm khu vực vườn ươm công ty khởi nghiệp trong 1 tòa nhà hay mảnh đất nào đó. Miễn tiền thuê không gian trong 6 tháng đối với nhóm < 20 người hoặc không gian < 50 m2, miễn trong 1 năm cho nhóm > 20 người và không gian 50-100 m2.