Em thấy kiểu gì vđ 4 xong, vđ 3 hạn chế xe tải, container theo giờ thì coi như giảm ách tắc nhãn tiền ngay.
Chứ vđ 3 giờ quá tải cũng chỉ bởi lưu lượng: container + xe tải + xe khách+ phương tiện oto cá nhân.
Cái này cụ sai. Cầu HH mục đích lớn cho xe các tỉnh phía Bắc đi về Pháp Vân giảm tải cho vành đai 3, dân Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì, Sơn Tây...đi sân bay và đi phía Bắc, còn dân mạn Mê Linh thì hưởng lợi không đáng kể so với những đối tượng trên.
Em bổ xung theo góc nhìn cá nhân em thì HH- MS Kết nối vđ 4 là để phát triển giao thông vận tải hàng hóa và kinh tế tuyến vành đai. Cccm cứ thấy cái bản đồ em làm để nghiên cứu thì thấy rõ dọc vđ 4 toàn cụm - Kcn. Thì hàng hóa khi đi cũng không còn đẩy xuyên tuyến đi qua nội thành nữa. Bên cạnh đó là tạo điều kiện để tập trung phát triển bđs kcn thu hút vốn đầu tư nn cũng sẽ tập trung ở các cụm, kcn dọc tuyến vành đai 4 trên.
Nói riêng cho câu chuyện VĐ4, thì khi đó tăng cường logictic vận tải đường không thì có các tuyến cảng HK QT Nội Bài - Hồng Hà - Vđ 4 - Mễ Sở - cảng HK QT Gia Bình. (Nối 3 tỉnh
Hà Nội -
Hưng Yên - Bắc Ninh)
Ngoài ra nói chung về phát triển kinh tế thì ngoải đường bộ, đường không thì cả về đường sắt đều đón chiến lược sáng kiến 1 vành đai 2 con đường hay gọi là con đường tơ lụa trên biển của TQ. Gồm 1 con đường trước đây là tuyến Lạng Sơn -
Hà Nội Hải Phòng, và giờ tuyến Côn Minh xuyên từ Lào Cai - Phú Thọ - Vĩnh Phúc -
Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương-
Hải Phòng.
Những tuyến hiện giờ cccm đều thấy là đều dính 2-3 quy hoạch tỉnh thành trọng điểm: HN - HY - HP
Trích:"
Hợp tác phát triển "Hai hành lang, một vành đai" kinh tế Việt Nam - Trung Quốc bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Đây là một sáng kiến trong hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các địa phương mà “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc hướng tới mục tiêu chung là cùng có lợi và cùng phát triển bền vững."