- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,004
- Động cơ
- 1,127,922 Mã lực
Ông James Blair Seaborn chờ đợi, mắt chợt thấy các cửa kính của phòng khách đều có dán những mảnh giấy cắt để đề phòng bom nổ gần. Thủ tướng không để ông chờ lâu:
“Tôi rất tiếc đã tiếp ông vì những lời ông nói không đáng nghe. Tôi tiếp ông là tiếp một đại sứ trong Uỷ ban Quốc tế chứ không phải để nghe và trả lời những luận điệu giả dối và bịa đặt. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quan hệ hết sức tốt với Uỷ ban Quốc tế. Tình hình đang nguy kịch, đáng lẽ phải cộng tác với nhau để làm được một cái gì, Uỷ ban Quốc tế và mỗi thành viên của nó cần giúp sức vào việc thi hành Hiệp nghị Geneva, duy trì hoà bình. Hoà bình đang bị đe doạ. Mỹ có hành động xâm lược đối với miền Bắc là điều nhất định sẽ xảy ra. Các chính khách Mỹ đã nhiều lần tuyên bố mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí ở miền Nam. Đó là nguyên nhân của cuộc tấn công ngày 5 tháng 8. Cuộc bầu cử (ở Hoa Kỳ) là lý do thứ hai, Johnson phải tỏ ra cao giọng hơn đối thủ của mình. Và lý do nữa: Hoa Kỳ muốn Quốc tế hoá chiến tranh”.
Một phút dừng. Thủ tướng nói tiếp:
- Tương lai sẽ ra sao?
Rồi nói ngay:
“Nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công ngày 5 tháng 8 vẫn còn nguyên, do đó Chính phủ Mỹ sẽ có những hành động xâm lược mới. Tình hình đã rất nguy hiểm”.
“Chủ trương của chúng tôi là làm mọi việc để cố duy trì hoà bình nhưng Hoa Kỳ đã không tán thành Hiệp nghị Geneva, can thiệp và xâm lược miền Nam, đến nay sa lầy vào thế bí, không có lối thoát, lại muốn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí đó. Đó là một tính toán sai lầm. Chúng tôi muốn duy trì hoà bình ở miền Bắc, bây giờ việc đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu Mỹ gây chiến tranh, chúng tôi buộc phải tự vệ. Chiến tranh có thể xảy ra. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là yêu nước. Cả thế giới ủng hộ chúng tôi…”.
Với giọng nghiêm nghị, Thủ tướng nói tiếp:
“Khác với Triều Tiên là một bán đảo khuất nẻo, nếu chiến tranh lan ra miền Bắc Việt Nam, có thể sẽ lan ra cả vùng Đông Nam Á. Nếu Mỹ gây chiến, Mỹ sẽ thất bại to lớn, không có kết quả nào khác”.
“Với ông, một Đại biểu trong Uỷ ban Quốc tế, yêu cầu ông tìm cách ngăn ngừa không để xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn. Tình hình đã quá nghiêm trọng rồi. Uỷ ban Quốc tế có nhiệm vụ ổn định tình hình để đi đến một giải pháp, giải pháp đó là trở lại Hiệp nghị Geneva. Tổng thống de Gaulle cũng cho rằng giải pháp cho vấn đề Việt Nam là Hiệp nghị Geneva. Uỷ ban Quốc tế có vai trò quan trọng, cần chuẩn bị cho vai trò đó, không phải bằng cách đi theo lập trường của Hoa Kỳ mà theo lập trường của Hiệp nghị Geneva”.
Thấy Thủ tướng dứt lời, đại sứ James Blair Seaborn nói ngay:
“Tôi xin lỗi phải làm nhiệm vụ theo chỉ thị của Chính phủ tôi. Vai trò trung gian là vai trò nhiều khi bạc bẽo vì phải nói những điều khó lọt tai người nghe, nhưng đã là người lính thì phải làm đúng chỉ thị. Thưa Thủ tướng không nên bắn vào người đưa thư”.
“Trong những sự kiện đã xảy ra cũng có những chi tiết khó tin nhưng điều quan trọng là tìm ra được cách không để tình hình nguy hiểm tái diễn. Có một điều tôi tin là Hoa Kỳ không muốn đầu độc bầu không khí, không để xảy ra chiến tranh thế giới và cũng không phải là điên rồ”.
Về cuộc công cán thứ hai, đại sứ James Blair Seaborn nhận xét: “Tôi dè dặt mà nói rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước những tuyên bố công khai (của Mỹ) và các cuộc vận động bằng các công hàm mà tôi đã chuyển, đã không bị thuyết phục…” phải từ bỏ quyết tâm trong việc theo đuổi đường lối của họ.
Sau này, khi cục diện chiến tranh đã thay đổi thuận lợi rõ ràng cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông còn nói:
“Sau chuyến công cán thứ hai sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ - một sự kiện lạ lùng - Hà Nội tin một cách chính đáng rằng họ không cần phải nhượng bộ. Hà Nội có lý do để tỏ ra không mềm dẻo. Họ hoàn toàn tin chắc rằng nếu họ giữ thái độ cứng rắn càng lâu bao nhiêu thì họ sẽ tạo ra được những khả năng mà họ mong muốn và lịch sử đã chứng minh rằng họ đúng” (M. McLear: Sđd tr.162).
“Tôi rất tiếc đã tiếp ông vì những lời ông nói không đáng nghe. Tôi tiếp ông là tiếp một đại sứ trong Uỷ ban Quốc tế chứ không phải để nghe và trả lời những luận điệu giả dối và bịa đặt. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quan hệ hết sức tốt với Uỷ ban Quốc tế. Tình hình đang nguy kịch, đáng lẽ phải cộng tác với nhau để làm được một cái gì, Uỷ ban Quốc tế và mỗi thành viên của nó cần giúp sức vào việc thi hành Hiệp nghị Geneva, duy trì hoà bình. Hoà bình đang bị đe doạ. Mỹ có hành động xâm lược đối với miền Bắc là điều nhất định sẽ xảy ra. Các chính khách Mỹ đã nhiều lần tuyên bố mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí ở miền Nam. Đó là nguyên nhân của cuộc tấn công ngày 5 tháng 8. Cuộc bầu cử (ở Hoa Kỳ) là lý do thứ hai, Johnson phải tỏ ra cao giọng hơn đối thủ của mình. Và lý do nữa: Hoa Kỳ muốn Quốc tế hoá chiến tranh”.
Một phút dừng. Thủ tướng nói tiếp:
- Tương lai sẽ ra sao?
Rồi nói ngay:
“Nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công ngày 5 tháng 8 vẫn còn nguyên, do đó Chính phủ Mỹ sẽ có những hành động xâm lược mới. Tình hình đã rất nguy hiểm”.
“Chủ trương của chúng tôi là làm mọi việc để cố duy trì hoà bình nhưng Hoa Kỳ đã không tán thành Hiệp nghị Geneva, can thiệp và xâm lược miền Nam, đến nay sa lầy vào thế bí, không có lối thoát, lại muốn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí đó. Đó là một tính toán sai lầm. Chúng tôi muốn duy trì hoà bình ở miền Bắc, bây giờ việc đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu Mỹ gây chiến tranh, chúng tôi buộc phải tự vệ. Chiến tranh có thể xảy ra. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là yêu nước. Cả thế giới ủng hộ chúng tôi…”.
Với giọng nghiêm nghị, Thủ tướng nói tiếp:
“Khác với Triều Tiên là một bán đảo khuất nẻo, nếu chiến tranh lan ra miền Bắc Việt Nam, có thể sẽ lan ra cả vùng Đông Nam Á. Nếu Mỹ gây chiến, Mỹ sẽ thất bại to lớn, không có kết quả nào khác”.
“Với ông, một Đại biểu trong Uỷ ban Quốc tế, yêu cầu ông tìm cách ngăn ngừa không để xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn. Tình hình đã quá nghiêm trọng rồi. Uỷ ban Quốc tế có nhiệm vụ ổn định tình hình để đi đến một giải pháp, giải pháp đó là trở lại Hiệp nghị Geneva. Tổng thống de Gaulle cũng cho rằng giải pháp cho vấn đề Việt Nam là Hiệp nghị Geneva. Uỷ ban Quốc tế có vai trò quan trọng, cần chuẩn bị cho vai trò đó, không phải bằng cách đi theo lập trường của Hoa Kỳ mà theo lập trường của Hiệp nghị Geneva”.
Thấy Thủ tướng dứt lời, đại sứ James Blair Seaborn nói ngay:
“Tôi xin lỗi phải làm nhiệm vụ theo chỉ thị của Chính phủ tôi. Vai trò trung gian là vai trò nhiều khi bạc bẽo vì phải nói những điều khó lọt tai người nghe, nhưng đã là người lính thì phải làm đúng chỉ thị. Thưa Thủ tướng không nên bắn vào người đưa thư”.
“Trong những sự kiện đã xảy ra cũng có những chi tiết khó tin nhưng điều quan trọng là tìm ra được cách không để tình hình nguy hiểm tái diễn. Có một điều tôi tin là Hoa Kỳ không muốn đầu độc bầu không khí, không để xảy ra chiến tranh thế giới và cũng không phải là điên rồ”.
Về cuộc công cán thứ hai, đại sứ James Blair Seaborn nhận xét: “Tôi dè dặt mà nói rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước những tuyên bố công khai (của Mỹ) và các cuộc vận động bằng các công hàm mà tôi đã chuyển, đã không bị thuyết phục…” phải từ bỏ quyết tâm trong việc theo đuổi đường lối của họ.
Sau này, khi cục diện chiến tranh đã thay đổi thuận lợi rõ ràng cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông còn nói:
“Sau chuyến công cán thứ hai sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ - một sự kiện lạ lùng - Hà Nội tin một cách chính đáng rằng họ không cần phải nhượng bộ. Hà Nội có lý do để tỏ ra không mềm dẻo. Họ hoàn toàn tin chắc rằng nếu họ giữ thái độ cứng rắn càng lâu bao nhiêu thì họ sẽ tạo ra được những khả năng mà họ mong muốn và lịch sử đã chứng minh rằng họ đúng” (M. McLear: Sđd tr.162).