[Funland] Vịnh Bắc Bộ → Vũng Rô → ném bom miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Theo báo cáo, Maddox vận chuyển tránh ngư lôi tổng cộng 26 lần. Dần dần, vì có quá nhiều báo cáo về tiếng ngư lôi, Hạm trưởng Ogier cho rằng đây chỉ là những tiếng động giả vì may ra chỉ có vài ba tàu chiến Bắc Việt với vài quả ngư lôi, làm gì có nhiều tiếng ngư lôi như vậy. Do đó, ông không vận chuyển lẩn tránh nữa. Có điều khá lạ là trong khi Sonar của khu trục hạm Maddox phát hiện rất nhiều tiếng động ngư lôi thì Turner Joy lại không nghe thấy gì. Ngược lại, radar của Turner Joy phát hiện nhiều "mục tiêu" trên mặt biển nhưng Maddox lại không thấy. Sau này Hạm trưởng Ogier ước đoán có thể vì tần số cũng như sự khác biệt về đặc tính của máy móc điện tử trên hai chiến hạm nên các "mục tiêu" hiện ra hay không.
Trong khi đó, các máy bay được hướng dẫn đến các vị trí của tàu chiến Bắc Việt Nam do radar phát hiện nhưng vẫn không tìm thấy một tàu chiến Bắc Việt nào. Các máy bay không thám và bao vùng cũng không nhìn thấy đạn nổ trên mục tiêu.
Hồi 10 giờ 42 tối, hạm trưởng Herrick báo cáo ông bắt đầu khai hoả và hồi 10 giờ 52, các chiến hạm bị tấn công bằng ngư lôi. Tổng cộng, hai chiến hạm bắn chừng 300 quả đạn, đa số là đạn 127 từ khu trục hạm Turner Joy. Turner Joy cũng thả nhiều mìn điều chỉnh ở tầm nông để phá các ngư lôi.
Căn cứ vào các tin tức trái ngược, số tàu chiến và mục tiêu phát hiện và nhất là việc máy bay không tìm thấy một tàu chiến nào, Hạm trưởng Herrick là người đầu tiên nghi ngờ các chiến hạm Hoa Kỳ đã chỉ bắn vào các mục tiêu tưởng tượng. Khoảng 1 giờ 27 sáng, ông báo cáo rất có thể vì thời tiết xấu đã khiến cho các chiến hạm phát hiện nhiều mục tiêu cũng như ngư lôi giả.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Sáng ngày hôm sau, 5-8-1964, hai khu trục hạm và nhiều máy bay Hoa Kỳ trở lại vùng hoạt động đêm trước nhưng không tìm thấy vết dầu loang hay bất cứ dấu vết nào của tàu chiến Bắc Việt bị bắn chìm.
Sau này, khi cả ba tàu phóng lôi T-333, T-336 và T339 bị máy bay Hoa Kỳ đánh chìm vào ngày 1-7-1966, có 19 thuỷ thủ Bắc VN bị bắt sống. Các tù binh này đều khai rằng Bắc VN chỉ có 12 tàu phóng lôi do Nga viện trợ và không có chiếc nào tham chiến vào đêm 4-8.
Trong báo cáo của Thượng tướng Hoàng Văn Thái cũng cho biết trong đêm 4-8 khi các tàu chiến Hoa Kỳ bắn trái sáng và đạn nổ ngoài khơi Vịnh Bắc bộ, Bắc VN gửi công điện thượng khẩn hỏi các đồng chí Trung quốc xem có phải họ đang đánh nhau với Mỹ không. Phía Trung quốc cũng gửi cho Bắc VN một công điện tương tự. Cả đôi bên đều trả lời “không”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Phản ứng của Hoa Kỳ: Xác nhận đã bị tấn công

Các công điện không rõ ràng của đại tá Herrick và những tin tức trái ngược từ vùng hành quân làm cho các giới chức thẩm quyền ở Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (Hawaii) và Nhà Trắng rất phân vân. Công điện từ các nơi gửi đi tới tấp để hỏi thêm chi tiết và yêu cầu Đại tá Herrick xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đã thực sự bị tấn công. Bộ trưởng quốc phòng McNamara ra chỉ thị trực tiếp cho đại tá Herrick: “Hãy kiểm chứng và báo cáo rõ ràng”.
Lúc đầu, đại tá Herrick tỏ ý hoài nghi đã bị tấn công vì không có một bằng cớ nào rõ rệt, nhưng về sau, dưới áp lực của cấp trên, ông đành phải thay đổi ý kiến, từ “nghi ngờ bị tàu chiến địch tấn cống” thành “chắc chắn bị địch tấn công”.
Tuy Đại tá Herrick, sĩ quan thâm niên hiện diện tại chiến trường đã nhiều lần nhấn mạnh “có nhiều điểm đáng nghi ngờ” nhưng Đô đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã xác nhận với Bộ trưởng quốc phòng McNamara rằng các chiến hạm Hoa Kỳ đã thực sự bị tàu phóng lôi Bắc Việt tấn công vào đêm 4 tháng 8.
Đối với McNamara, việc có nhìn thấy các tàu chiến Bắc Việt hay không chẳng còn là điều cần thiết vì các công điện bắt được của Bắc VN với sự hư hại tuy nhẹ về phía chiến hạm Hoa Kỳ mấy ngày trước cũng đã đủ để làm bằng chứng.

Đô đốc Ulysses S. Grant Sharp tại Bộ Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương trong thời gian xảy ra sự kiện Vinh Băc Bộ











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực


Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên viên tại Nhà Trắng, McNamara điện thoại cho Đô đốc Sharp để thảo luận về các biện pháp trả đũa quân sự thích ứng.
Cuộc điện đàm chấm dứt lúc 6 giờ chiều ngày 4-8 (Lưu ý: vì giờ Washington chậm hơn giờ Việt nam 12 tiếng đồng hồ, lúc đó đã là 6 giờ sáng ngày 5-8 tại Việt nam).
Liền sau đó, lệnh báo động cho các tàu sân bay ngoài khơi Việt nam được ban hành.
Vào khoảng 7 giờ tối giờ Washington (tức 7 giờ sáng ngày 5-8 giờ Việt nam), Tổng thống Johnson thông báo cùng các lãnh tụ Quốc hội việc chiến hạm Hoa Kỳ bị tàu phóng lôi Bắc Việt tấn công lần thứ hai và cho biết Hoa Kỳ sẽ oanh tạc trả đũa. Sau đó, tổng thống Johnson chuẩn bị viết bài diễn văn để đọc trên đài truyền hình vào buổi tối.
 

hanobaby

Xe tăng
Biển số
OF-64942
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
1,526
Động cơ
451,424 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc.
Ơ tàu chấp pháp Trung Cộng đang ở đâu, em thấy nó năm trong đường lưỡi bò, thời gian cấm đánh bắt cá (15/6-31/8) cơ mà.
Từ đầu năm 1964, theo kế hoạch DESOTO, biệt kích hải quân Nam Việt Nam dùng tàu cao tốc tấn công chớp nhoáng một số hòn đảo của Bắc Việt Nam và bắt cóc ngư dân, đưa về Đà Nẵng "tẩy não", rồi tung trở lại Bắc Việt Nam
Để đưa quân Mỹ ra nước ngoài, cần phải có sự đồng ý của Quốc hội
Quốc hội cũng ghi rõ đưa bao nhiêu quân, trong thời gian bao lâu
Việc này trói tay chính phủ Johnson, khi họ tính đến phải mở rộng chiến tranh
Johnson và lũ diều hâu nghĩ kế làm sao kiếm được "giấy phép" để tự do đưa quân vào Đông Nam Á mà không cần phải xin phép Quốc hội nữa
Thế là một âm mưu được vạch ra
Hơn hai tuần sau khi Maxwell Taylor đến Sài gòn, thì xảy ra Sự kiện Vinh Bắc Bộ

Đêm 31-7-1964, tàu biệt kích hải quân Nam Việt Nam tấn công đảo Hòn Mê (Thanh Hoá)
Ngày 31-7-1964, khu trục hạm Maddox của Mỹ từ phía nam vượt qua vĩ tuyến 17 áp sát hải phận Bắc Việt Nam tới 8 km và tiến hành trinh sát điện tử, đến tầm chiều thì
Bắc Việt Nam cho rằng khu trục hạm Maddox xuất hiện ở khu vực này để hộ tống biệt kích hải quân Nam Việt Nam
Đến 18 giờ cùng ngày (giờ Sài gòn, tức 17 giờ theo giờ Hà Nội ) Maddox vào vùng biển Thanh Hoá, cách bờ 8 hải lý
Bộ Tư lệnh Hải quân ta ra lệnh điều 3 tàu phóng lôi: T-333, T-336, T-339 từ căn cứ Vạn Hoa (Đảo Cái Bầu, Quảng Ninh) di chuyển đến Hòn Mê (Thanh Hoá) để phục kích và đánh đuổi Maddox



Cần nói thêm về múi giờ trên bản đồ

Hà Nội thuộc múi giờ G = GMT +7
Trong khi Sài gòn múi giờ H = GMT +8
Giờ Washington, D.C là múi giờ U = GMT - 5
Không lạ gì cùng một sự kiện, lại có những thông tin về giờ giấc khác nhau
Thí dụ sự kiện xảy ra ở Bắc Việt Nam lúc 14:30 thì Sài gòn là 15:30 và Washington là 2:30 AM
Do vậy, trong quân sự (nhất là hải quân), khi di chuyển tới đâu, sẽ vặn đồng hồ theo múi giờ khu vực tác chiến

Cách thức quy ước
GMT+1 gọi tắt A Alpha
GMT+2 → B Bravo
GMT+3 → C Charlie
GMT+4 → D Delta
GMT+5 → E Echo
GMT+6 → F Foxtrot
GMT+7 → G Golf
GMT+8 → H Hotel
GMT+9 → I India

….
Ở bản đồ trên, giờ giấc có chữ H ở cuối nghĩa là giờ “Hotel” của Sài gòn
Giờ của Hà Nội sẽ phải trừ đi một giờ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực


Một trong những lý do khiến Tổng thống Johnson muốn hành động gấp rút mặc dù tin tức từ Vịnh Bắc bộ chưa được kiểm tra chính xác vì lúc đó đã gần tới ngày bầu cử. Tổng thống Johnson cần chứng tỏ uy tín trước quốc dân rằng ông là người biết đưa ra những quyết định đúng mức và đúng lúc. Đây cũng là một dịp tốt để ông Johnson gián tiếp trả lời những thách thức của đối thủ là Thượng nghị sĩ diều hâu Barry Goldwater và phe cực hữu của đảng Cộng hoà.
Trước đó, sáng ngày 4-8 (giờ Washington), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho các đại sứ nước ngoài về các biến chuyển tại Vịnh Bắc Bộ và yêu cầu họ chuẩn bị tiếp nhận thêm những tin tức mới.

Đúng 10 giờ 43 tối (giờ Washington tức 10 giờ 43 sáng ngày 5-8 tại Vịnh Bắc bộ), các máy bay chiến đấu đầu tiên được phóng đi từ tầu sân bay Ticonderoga lên đường oanh tạc Bắc Việt. Tầu sân bay Constellation lúc đó đang trên đường từ Hồng Kông tới vị trí Yankee sẽ cho máy bay cất cánh phía sau.

Vào lúc 11 giờ 37 tối, Tổng thống Johnson lên đài truyền hình quốc gia thông báo cùng dân chúng Hoa Kỳ việc “Các chiến hạm Hoa Kỳ đã vô cớ bị tàu phóng lôi Bắc Việt tấn công”“Lực lượng Hoa Kỳ không những sẽ tự bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mà còn trả đũa đích đáng. Cuộc trả đũa này đã bắt đầu, vì vậy tôi cần thông báo với toàn thể quốc dân đồng bào đêm nay”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực






Cuộc không kích trả đũa Pierce Arrow (Mũi tên lao)


Tuy Tổng thống Johnson tuyên bố chỉ trả đũa giới hạn, nhưng cuộc oanh tạc được mệnh danh là Pierce Arrow đã bắt đầu bằng một đợt 64 phi xuất nhắm vào các căn cứ tàu chiến và cơ sở tiếp vận của Bắc Việt. Dưới bầu trời u ám và trần mây thấp, 6 máy bay F-8 Crusader từ tàu sân bay Ticonderoga đã oanh tạc căn cứ hải quân Quảng Khê là mục tiêu xa nhất về phía nam - ngay phía trên vùng phi quân sự - vào lúc 1 giờ 15 chiều ngày 5-8 giờ Việt nam (lúc đó là 1 giờ 15 sáng giờ Washington). Mười phút sau, một toán máy bay khác cũng thuộc tầu sân bay Ticonderoga tấn công căn cứ hải quân Phúc Lợi xa hơn về phía Bắc. Toán máy bay này cũng bắn phá kho nhiên liệu tại thành phố Vinh, phá huỷ 8 bồn dầu và gây nhiều đám cháy với khói đen bốc cao hơn một km. Ba tiếng đồng hồ sau, 14 máy bay trở lại oanh tạc cùng mục tiêu, phá huỷ thêm 2 bồn dầu nữa.
Trong khi đó, các máy bay từ tàu sân bay Constellation cũng bắt đầu tham chiến. Vào hồi 3 giờ 45 chiều, 10 máy bay A-4 Skyhawk, 2 máy bay F-4 Phantom và 4 máy bay A-1 Skyraider thả bom, bắn phá cầu tàu và các tàu chiến Bắc Việt tại căn cứ Hòn Gai.
Toán máy bay này gặp phải hoả lực phòng không dữ dội. Pháo phòng không 37 ly và 57 ly đặt bố trí trên một ngọn đồi trông xuống cảng Hòn Gai. Xa hơn về phía nam, một đợt máy bay nữa cũng thuộc tầu sân bay Constellation tấn công căn cứ tàu chiến tại vùng cửa Lạch Chao (Sầm Sơn).
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực






 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Nhất cụ Ngao5 ạ, e đặt dép ngồi nghe ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tổng cộng, các máy bay trong cuộc không kích Pierce Arrow đã đánh chìm hơn phân nửa (25 chiếc) số tàu chiến và tiêu huỷ khoảng 10% số nhiên liệu dự trữ của Bắc Việt.
Về phía Hoa Kỳ, có 2 máy bay bị bắn hạ và 2 chiếc khác bị hư hại.
Chiếc máy bay Skyraider của Đại uý Richard Sathr (Pamona, CA) trúng đạn phòng không tại vùng Lạch Chao, phi công bị chết khi rơi xuống biển.
Một máy bay Skyhawk bị bắn hạ tại Hòn Gai, phi công là Trung uý Everett Alvarez (San Jose, CA) nhẩy dù thoát hiểm nhưng bị Bắc VN bắt làm tù binh.
Như vậy, Trung uý Alvarez là phi công Hoa Kỳ đầu tiên bị Bắc VN giam giữ trong cuộc chiến tranh Việt nam. Sau đây là lời tường thuật của Trung uý Alvarez về chuyến bay tác của mình:

“Tôi là một trong những phi công đầu tiên được phóng đi từ tàu sân bay Constellation. Mục tiêu của tôi đã được chỉ định sẵn: đó là căn cứ tàu chiến thuộc vùng mỏ than Hòn Gai nằm về hướng đông bắc của Hà nội và bắc của cảng Hải phòng. Phi đội chúng tôi gồm 10 máy bay hướng về mục tiêu cách xa chừng 400 dặm. Chúng tôi hiện đang thực sự tham chiến! Đây là điều khó tin nhưng có thật. Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột như một giấc mơ (Ghi chú: lúc đó tàu sân bay Constellation đang nghỉ bến ở Hồng Kông để thuỷ thủ đoàn tiêu khiển thì đột ngột có lệnh lập tức tới Vịnh Bắc bộ). Tôi cảm thấy hơi run. Khi tới mục tiêu, máy bay của chúng tôi bay qua để nhận dạng mục tiêu trước (identification pass), sau đó vòng trở lại để bắt đầu không kích. Tôi bay rất thấp là là ngọn cây với vận tốc chừng 500 knots. Đột nhiên, tôi cảm thấy máy bay không còn điều khiển được nữa: máy bay đã bị trúng đạn phòng không, bắt đầu bị cháy và rơi xuống đất. Biết chắc rằng nếu còn ở lại trên máy bay sẽ không thể nào sống được nên tôi bấm dù đào thoát. May mắn thay, dù mở và tôi không bị vướng vào những mỏm đá lởm chởm phía dưới”.

Dù của Trung uý Alvarett rơi xuống vùng biển tương đối cạn. Sau đó, anh bị bắt giữ và đưa tới gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đang nghỉ ở Bãi Cháy. Trung uý Alvarez bất đắc dĩ trở thành nổi tiếng vì là người đầu tiên trong số gần 600 phi công Hoa Kỳ bị Bắc VN cầm tù. Trung uý Alvarez sau đó bị giam tại Hoả Lò Hà nội, nơi các tù binh Mỹ gọi là Hanoi Hilton. Sau hiệp đinh ngưng bắn Paris, tháng 3-1973, Alvarez mới được trao trả.

Alvarez 6 giờ sau khi bị bắt. Ảnh Lê Công Vượng chụp






Ảnh dựng lại để người Nhật quay phim

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Quốc hội Hoa Kỳ cấp "giấy phép chiến tranh ký sẵn" cho Tổng thống Johnson

Sau khi ra lệnh không kích trả đũa, Tổng thống Johnson lập tức yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận kế hoạch “Đông Nam Á”.
Thượng nghị sĩ Williams Fullbright là người bảo trợ cho kế hoạch. Mặc dầu kế hoạch này cho phép Tổng thống Johnson hầu như toàn quyền quyết định việc Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á, nhưng đại đa số dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ vẫn tán đồng.
Chỉ có nghị sĩ Wayne Morse của tiểu bang Oregon, người đã từng thuộc đảng Dân chủ cũng như Cộng hoà, yêu cầu được biết thêm chi tiết.
Trước đây, khi nghe phong phanh về các cuộc hành quân biệt kích trong kế hoạch OPLAN 34-A, nghị sĩ Morse đã chất vấn ngoại trưởng Dean Rusk và Bộ trưởng quốc phòng McNamara về sự liên hệ giữa các tàu chiến Hoa Kỳ và các cuộc hành quân biệt kích này. Ông McNamara trả lời rõ ràng: “Nếu thực sự đã có những cuộc hành quân biệt kích của Nam Việt nam thì hải quân Hoa Kỳ hoàn toàn không tham dự, dính líu hoặc hay biết gì về các hoạt động đó. Và đây là sự thực”.
Uỷ ban ngoại giao Thượng viện tranh luận khoảng 1 giờ 40 phút tranh luận rồi bỏ phiếu với kết quả hầu như mọi người đều chấp thuận, chỉ có nghị sĩ Morse phản đối. Tuy kế hoạch “Đông Nam Á” đã được Uỷ ban ngoại giao thông qua, nhưng sáng hôm sau, cuộc tranh luận còn tiếp tục. Nghị sĩ Morse vẫn muốn biết sự thật về kế hoạch OPLAN-34A và nghị sĩ Daniel Brewster của tiểu bang Maryland chất vấn nghị sĩ Fullbright xem Tổng thống Johnson có được quyền “đổ bộ một số lớn quân Mỹ lên Việt nam và Trung hoa” hay không. Nghị sĩ Fullbright trả lời: “Tôi không thấy điều này được ghi rõ nhưng bản kế hoạch không ngăn cấm chuyện đó”.
Khi cuộc tranh luận kết thúc, nghị sĩ Ernest Gruening của tiểu bang Alaska phản đối bản kế hoạch, cho rằng: “Đây là một bản tuyên chiến được ký sẵn”. Còn nghị sĩ Morse tuyên bố: “Tôi tin rằng lịch sử sẽ phê phán chúng ta đang phạm một lỗi lầm trọng đại, vì chúng ta đã vi hiến khi cho phép Tổng thống Johnson được quyền tham chiến tại Đông Nam Á mà không cần tuyên chiến. Đây là một sai lầm lịch sử”.
Ngày 7-8-1964, chỉ có nghị sĩ Morse và Gruening phản đối, Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu với tỉ số 88/2 chấp thuận cho “Tổng thống, với quyền lực của Tổng tư lệnh quân đội, được toàn quyền quyết định để bẻ gẫy mọi cuộc tấn công vào quân lực Hoa Kỳ và ngăn chặn những hành động thù nghịch trong tương lai”.
Sau đó, Hạ Viện Hoa Kỳ cũng chấp thuận kế hoạch của tổng thống Johnson với tỉ số 416/0

"Nghị quyết về Đông Nam Á" – thực chất là "giấy phép chiến tranh ký sẵn" cấp cho Tổng thống Johnson



Ngày 10-8-1964, Tổng thống Johnson ký sắc lệnh ban bố bản Nghị quyết này



 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,037
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Quốc hội Hoa Kỳ cấp "giấy phép chiến tranh ký sẵn" cho Tổng thống Johnson

Sau khi ra lệnh không kích trả đũa, Tổng thống Johnson lập tức yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận kế hoạch “Đông Nam Á”.
Thượng nghị sĩ Williams Fullbright là người bảo trợ cho kế hoạch. Mặc dầu kế hoạch này cho phép Tổng thống Johnson hầu như toàn quyền quyết định việc Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á, nhưng đại đa số dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ vẫn tán đồng.
Chỉ có nghị sĩ Wayne Morse của tiểu bang Oregon, người đã từng thuộc **** Dân chủ cũng như Cộng hoà, yêu cầu được biết thêm chi tiết.
Trước đây, khi nghe phong phanh về các cuộc hành quân biệt kích trong kế hoạch OPLAN 34-A, nghị sĩ Morse đã chất vấn ngoại trưởng Dean Rusk và Bộ trưởng quốc phòng McNamara về sự liên hệ giữa các tàu chiến Hoa Kỳ và các cuộc hành quân biệt kích này. Ông McNamara trả lời rõ ràng: “Nếu thực sự đã có những cuộc hành quân biệt kích của Nam Việt nam thì hải quân Hoa Kỳ hoàn toàn không tham dự, dính líu hoặc hay biết gì về các hoạt động đó. Và đây là sự thực”.
Sau này ông này cho cái quỹ học bổng to to, các anh lãnh đạo VN cấp bộ em không rõ lắm, nhưng cơ vụ trưởng bây giờ nhiều ông đã kinh qua chương chình này

Tại VN đây cũng là 1 chương trình đào tạo to kéo dài suốt 20 năm... sắp nâng cấp thành ĐH mà anh Ô sắp sang khai trương

Còn ông McNamara sau này về hưu thì là giám đốc cái tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới... mà thế nào các anh Thứ, bộ trường QP Mẽo lại tuyền về đây sau khi hưu nhỉ.... hay có kinh nghiệm phá thì cũng có kinh nghiệm tái thiết....
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực










 

longlanh1510

Xe tải
Biển số
OF-56353
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
215
Động cơ
449,550 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Còn nghị sĩ Morse tuyên bố: “Tôi tin rằng lịch sử sẽ phê phán chúng ta đang phạm một lỗi lầm trọng đại, vì chúng ta đã vi hiến khi cho phép Tổng thống Johnson được quyền tham chiến tại Đông Nam Á mà không cần tuyên chiến. Đây là một sai lầm lịch sử”.
Liệu đây có chăng là lời nói của trính chị za ko nhỉ? E đọc mà thấy tò mò quá...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Số phận buồn của ba tàu phóng lôi T-333, T-336, T-339
Năm 1966, Hải quân Hoa Kỳ làm mưa làm gió trên biển, thậm chí những tàu chiến Mỹ áp sát bờ biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Hải quân quyết phục kích giáng một đòn cho Hải quân Mỹ.
Ngày 1-7-1966, ba tàu phóng lôi T-333, T-336, T-339 thực hiện cuộc tấn công tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ
Theo kế hoạch, ba tàu phóng lôi mai phục trong Vịnh Lan Hạ (thuộc Cát Bà, Hải Phòng) rồi bất ngờ xông ra tấn công
Tàu chiến Mỹ tiến vào sát vịnh Bắc bộ và đúng như dự đoán, ba tàu phóng lôi lao ra đuổi đánh
Có lẽ đã đề phòng, tàu chiến Mỹ lùi nhanh ra biển Đông. Ba tàu phóng lôi ta ham đuổi đã vượt khỏi tầm hỗ trợ của pháo và thông tin liên lạc
Lúc ấy, máy bay Mỹ kéo đến thả ngư lôi và mìn, bao vây phá huỷ tàu ta.
Chỉ còn 19 chiến sĩ hải quân sống sót đứng trên boong chiếc tàu sắp chìm và chịu để bị bắt làm tù binh
Mỹ đưa 19 chiến sĩ ta về giam ở Đà Nẵng, thẩm vấn, không cho chính quyền Nam Việt Nam can thiệp
Năm 1968, một phái đoàn phụ nữ hoà bình Mỹ do bà Cora Weiss cầm đầu sang thăm Việt Nam. Tỏ thiện chí, chính phủ ta thả 3 tù binh Mỹ, để bà Cora Weiss đưa về nước.
Tháng 10-1968, phía Mỹ cũng đáp lại tương ứng, thả 19 chiến sĩ Hải quân ta
5 chiến sĩ đầu tiên được chở bằng máy bay tới Viêng Chăn (Lào) trao cho đại diện ta
14 chiến sĩ còn lại được thả bằng đường biển tại Nghê An
Theo thoả thuận, khu vực trao trả sẽ không bên nào nổ súng
Ngày 21-10-1968, đúng hẹn, tàu chiến Mỹ chở 14 chiến sĩ ta đến ngoài khơi Nghệ An, thả chiếc ca nô nhỏ xuống biển
Nhưng do trục trặc kỹ thuật, chiếc ca nô đó không xuống được mặt nước
Thuyền trưởng Mỹ quyết định hạ chiếc ca nô cứu sinh (Life-safe boat) của tàu để 14 chiến sĩ ta lái vào bờ
Trực thăng Mỹ bay yểm trợ trên không, sau khi thấy ca nô cập đất liền an toàn, thì trực thăng quay về tàu
Cuộc trao trả diễn ra êm đẹp
Nghe nói Liên Xô xin chiếc ca nô cứu sinh này... để nghiên cứu



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Liệu đây có chăng là lời nói của trính chị za ko nhỉ? E đọc mà thấy tò mò quá...
Hai ông bỏ phiếu chống là những chính trị gia, họ là những người có lương tri
Ông Fulbright, lúc đầu hăng hái bên phía diều hâu, sau này chính ông đề nghị thu lại "giấy phép chiến tranh ký sẵn" vì nhận ra sai lầm
Ông McNamara là người chủ trương dùng sức mạnh ném bom Bắc Việt Nam
Nhưng đến giữa 1967, ông đã có thái độ khác hẳn
Em đọc trong cuốn "Sét nổ giữa Nhà trắng" của Thứ trưởng Bộ Không quân Hoa Kỳ kể: McNamara ra điều trần trước Uỷ ban quân lực Thượng Nghị Viện nói là việc ném bom sẽ không ngăn chặn được nỗ lực của Bắc Việt Nam đưa người và vũ khí vào Nam
1. Mục đích ném bom Bắc Việt Nam để phá huỷ kho tàng và kinh tế Bắc Việt Nam
McNamara nói nền kinh tế Việt Nam rất yếu kém, thu nhập thượng vàng hạ cám không quá 250 triệu USD (thời đó, trong khi Mỹ là 600 tỷ USD), ăn còn chẳng đủ, mọi thứ đều phải nhờ Liên Xô Trung Quốc viện trợ. Theo McNamara, nếu định ném bom kho tàng, xin mời sang Trung Quốc và Liên Xô mà đánh
2. Người Việt Nam khắc phục cầu gãy bằng những chiếc cầu phao đi tạm. Trong khi máy bay Mỹ giá hàng triệu USD có thể bị rơi khi ném một chiếc cầu không quá 10.000 USD
3. Người Việt Nam chỉ cần một nắm cơm, một ít muối vừng là họ có thể đi dọc dãy Trường Sơn vào Nam, không cần bất cứ phương tiện cơ giới nào

Đối với John Stennis, đứng đầu phe chủ chiến, diều hấu ở Quốc hội, những lời điều trần của McNamara là "điên rồ"
McNamara đệ đơn từ chức từ tháng 10-1967
Johnson uất ức than với vợ: "Trong lúc bố đang rao bán nhà, thằng con kêu toáng với khách mua dưới nền nhà có lỗ hổng đấy"
Sách người Mỹ viết đấy ạ
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,037
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Hai ông bỏ phiếu chống là những chính trị gia, họ là những người có lương tri
Ông Fulbright, lúc đầu hăng hái bên phía diều hâu, sau này chính ông đề nghị thu lại "giấy phép chiến tranh ký sẵn" vì nhận ra sai lầm
Ông McNamara là người chủ trương dùng sức mạnh ném bom Bắc Việt Nam
Nhưng đến giữa 1967, ông đã có thái độ khác hẳn
Em đọc trong cuốn "Sét nổ giữa Nhà trắng" của Thứ trưởng Bộ Không quân Hoa Kỳ kể: McNamara ra điều trần trước Uỷ ban quân lực Thượng Nghị Viện nói là việc ném bom sẽ không ngăn chặn được nỗ lực của Bắc Việt Nam đưa người và vũ khí vào Nam
1. Mục đích ném bom Bắc Việt Nam để phá huỷ kho tàng và kinh tế Bắc Việt Nam
McNamara nói nền kinh tế Việt Nam rất yếu kém, thu nhập thượng vàng hạ cám không quá 250 triệu USD (thời đó, trong khi Mỹ là 600 tỷ USD), ăn còn chẳng đủ, mọi thứ đều phải nhờ Liên Xô Trung Quốc viện trợ. Theo McNamara, nếu định ném bom kho tàng, xin mời sang Trung Quốc và Liên Xô mà đánh
2. Người Việt Nam khắc phục cầu gãy bằng những chiếc cầu phao đi tạm. Trong khi máy bay Mỹ giá hàng triệu USD có thể bị rơi khi ném một chiếc cầu không quá 10.000 USD
3. Người Việt Nam chỉ cần một nắm cơm, một ít muối vừng là họ có thể đi dọc dãy Trường Sơn vào Nam, không cần bất cứ phương tiện cơ giới nào

Đối với John Stennis, đứng đầu phe chủ chiến, diều hấu ở Quốc hội, những lời điều trần của McNamara là "điên rồ"
McNamara đệ đơn từ chức từ tháng 10-1967
Johnson uất ức than với vợ: "Trong lúc bố đang rao bán nhà, thằng con kêu toáng với khách mua dưới nền nhà có lỗ hổng đấy"
Sách người Mỹ viết đấy ạ
À

Khà khà.... em cứ nghĩ khôi hài, 2 học bổng to nhất và quy mô nhất cho các cụ sẽ và đang làm việc cho CP lại mang tên 2 ông này

Hóa ra về sau có chuyện như vậy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
SỰ KIỆN VŨNG RÔ

Sự kiện Vịnh Vũng Rô nói về việc phát hiện tàu hàng 100 tấn của Hải quân ta đang dỡ hàng (quân nhu và đạn dược) tại vịnh Vũng Rô, Phú Yên, ngày 16-2-1965.
Sự kiện này đã thúc đẩy Hải quân Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam.

Vũng Rô là một vùng nước sâu nằm ở chân Đèo Cả, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Đây là một bến có điều kiện rất thuận lợi trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Nước rất sâu, tàu 100 tấn có thể vào dễ dàng. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ thị cho địa phương huy động dân công làm một cầu tàu dài 20 m, có thể tháo lắp nhanh. Về mức độ an toàn thì ngay trên đỉnh Đèo Cả có một đồn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tức là có thể triệt để lợi dụng yếu tố bất ngờ. Trong thực tế, Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân đã lợi dụng được các yếu tố thuận lợi đó, chỉ trong vòng hơn 2 tháng đã chở trót lọt vào bến 3 chuyến tàu:
Tàu 41 đi chuyến đầu ngày 16 tháng 11 năm 1964, cập bến ngày 5 tháng 12, chở theo 44 tấn vũ khí.
Tàu 41 đi tiếp chuyến thứ hai ngày 21-12-1964, cập bến ngày 31-12-1964, chở theo 47 tấn vũ khí.
Tàu 41 đi chuyến thứ ba ngày 28-1-1965, cập bến ngày 9-2-1965, chở được 46 tấn vũ khí.

Trước tình hình thuận lợi, trong khi Nam Trung Bộ đang mở liên tiếp nhiều trận đánh lớn, Lữ đoàn 125 quyết định lợi dụng ngày Tết Âm lịch cho chở tiếp chuyến thứ tư với trọng tải lớn vào Vũng Rô.
Đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ, tức ngày 2-2-1965, tàu sắt số 143 khởi hành, với 18 thủy thủ, thuyền trưởng là Lê Văn Thêm, chính ủy là Phan Văn Bảng, chở 63 tấn vũ khí.
Đến 11 giờ đêm 15-2 tàu vào đến bến Vũng Rô an toàn. Vì khối lượng hàng quá lớn, bốc dỡ gần hết hàng thì trời đã sáng, neo tàu lại hỏng nên phải cho tàu ở lại trong ngày và ngụy trang kỹ bằng cây lá.
Cùng khoảng thời gian này, Quân Giải phóng miền Nam tại Khu V vừa tiến đánh quân VNCH trong trận Đèo Nhông từ ngày 7 tháng 2 đến 8 tháng 2 năm 1965, gây thiệt hại lớn cho đối phương. Do hậu quả của trận đánh, suốt trong tuần lễ tiếp theo, máy bay tải thương của Mỹ liên tục bay qua khu vực Vũng Rô để chở thương binh về Nha Trang, còn toàn bộ hệ thống an ninh và quân đội của Vùng II chiến thuật được đặt trong tình trạng báo động



 

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
426
Động cơ
426,797 Mã lực
Cụ chủ toản ảnh độc.. e vodka cụ 1 chén
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top