[Funland] Vingroup đang chuyển thành một tập đoàn công nghệ ?

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,070
Động cơ
540,373 Mã lực
Thị trường di động đã bão hòa.
Không hiểu sao mấy công ty VN như Vin, BKAV, Asanzo cứ thích đâm đầu vào?
Sắp tới LG sẽ chuyển nhà máy điện thoại sang VN.
Gà què ăn quẩn cối xay bác ei.

Tếch cái lìn. Làm cái máy tính mà con vít cũng phải nhập trong khi bọn làm cái chip nó bán được 50% giá thành cái máy...
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,070
Động cơ
540,373 Mã lực
Điện thoại giá rẻ hầu như không có lãi, hòa là may, còn đa phần chết!
Apple số lượng giờ chỉ đứng thứ 3 thế giới, nhưng vẫn chiếm lĩnh đến 60% lợi nhuận toàn cầu trong ngành công nghiệp này. Vì nó chỉ toàn sp đắt tiền. Sản lượng Samsung đứng đầu thế giới, nhưng lợi nhuận không bằng 1/3 táo sứt, vì nó thượng vàng hạ cám, số lượng không nhỏ tiêu thụ là hàng bình dân. LG thì lỗ triền miên mấy năm rồi, đang tính chuyện đóng cửa mảng điện thoại đó!
Điện thoại anh V giờ toàn loại 2-3 củ còn khó bán, hy vọng lãi lờ gì nhiều!
Cụ chỉ được cái nói đúng!

Điện thoại bán 30 củ như bọn Apple còn lãi.

2-3 củ thì chi phí sản xuất không kém cái điện thoại 10 củ mấy đâu.
 

ducangcon

Xe máy
Biển số
OF-657922
Ngày cấp bằng
22/5/19
Số km
60
Động cơ
108,600 Mã lực
Tuổi
37
Giá Vin chuyển sang công nghệ cạo nail chắc được mấy bác vàng ủng. Có khi về nhận vơ là nghề tổ truyền đòi Vin trả bản quyền
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,070
Động cơ
540,373 Mã lực
Có câu chuyện này chia sê với các bác, các bạn.

Hồi 2000, mình có giao lưu với mấy bạn (bên tây nhé) chuyên IT. Các bạn ấy có nói chia sê rằng mua cái chip (CPU) AMD K6 về rồi hàn, chập mạch thế nào mà nó đổi thành từ 200Mhz lên 400Mhz. Dĩ nhiên tiết kiệm vài trăm đô.

Câu chuyện này nói lên điều gì?


Sản xuất cấu hình thấp với cấu hình cao chi phí gần như nhau. Các hãng nắm giữ bí quyết công nghệ nó cứ sản xuất hàng loạt cấu hình cao rồi nó làm thị trường vậy thoai.
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
249
Động cơ
580,425 Mã lực
Những cái kiểu như Face, Google, YouTube, Grab, v.v. thì ở châu Âu nó có từ rất lâu rồi. Nó không phát triển được như đội kia khả năng là do luật pháp và văn hóa, thói quen.
Dịch bài này cách đây mấy năm các cụ đọc cho vui, tất nhiên thế giới thay đổi nhiều sau 5 năm nhưng căn bản thì vẫn còn đúng...

Bài này đọc hồi năm ngoái trên đường đi Munich, giờ nhân nghe nhiều chuyện “Start-up" trên facebook mang ra dịch phục vụ bạn đọc nhân buổi chiều rảnh rỗi trước kì nghỉ Easter. Không có stigma nào với các bạn khởi nghiệp, chủ yếu là để thêm một góc nhìn.

http://www.nytimes.com/2015/06/19/business/the-american-way-of-tech-and-europes.html

Làn sóng chống độc quyền ở châu Âu tháng này lên đến đỉnh điểm với thông báo của Liên minh châu Âu tiến hành điều tra Amazon về các hành vi độc quyền trong việc bán sách điện tử. Trước đó Apple, Google và Facebook đều đã bị điều tra về các hành vi tương tự, nay tâm điểm là Amazon, với ít nhất ba cáo buộc khác nhau.

Margrethe Vestager, người phụ trách uỷ ban chống độc quyền của Liên minh châu Âu, giải thích với Bloomberg rằng đây chỉ là sự tình cờ “Đơn giản chỉ là là vì có rất nhiều công ty lớn của Mĩ có ảnh hưởng đến thị trường kĩ thuật số ở những nơi khác”.

Cho dù điều này là đúng, thì câu hỏi là tại sao châu Âu lại không thể khuyến khích và ươm trồng những sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, thứ đã dẫn đến những công ty công nghệ rất thành công như ở Mĩ. Hãy hỏi một cách khác, đã bao giờ uỷ ban chống độc quyền của Mĩ phải điều tra một công ty công nghệ của của châu Âu về các hành vi độc quyền? (Câu trả lời: Chưa bao giờ.)

“Không có nhiều công ty công nghệ của châu Âu với thị phần đủ lớn ở Mĩ để người ta phải quan tâm", Scott Hemphille, giáo sư thỉng giảng về chống độc quyền và quyền sở hữu trí tuệ của trường Luật, đại học New York , nói. “Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi họ không thu hút sự chú ý từ các cơ quan chống độc quyền của Mĩ”.

Hãy thử so sánh: Ba trong số mười công ty lớn nhất ở Mĩ là các công ty công nghệ được thành lập sau những năm 50s của thế kỉ trước: Apple, Microsoft, Google. Châu Âu? Không có công ty công nghệ nào lọt vào top 10.

Tuy vậy, nếu như vùng lãnh thổ nào đó trên thế giới có thể canh tranh sòng phẳng với nước Mĩ về mặt công nghệ, thì đó có vẻ phải là châu Âu. Ở đây có những trường đại học hàng đầu, một lực lượng lao động có chất xám cao, những người tiêu dùng có tiền và thành thạo về công nghệ, và rất nhiều nguồn tài chính đa dạng.

Châu Âu từng là nơi phát minh ra những thứ thay đổi thế giới, có thể nói đến máy in, các thấu kính sử dụng trong kính hiển vi và kính thiên văn, hay động cơ hơi nước. Thế còn gần đây? Không nhiều lắm. King Digital Entertainment, công ty tạo ra trò chơi Candy Crush nổi tiếng và là một trong những công ty nổi tiếng về sáng tạo trong lĩnh vực trò chơi điện tử, được thành lập ở Thuỵ Điển cách đây đã hơn chục năm. Định dạng MP3 cho nhạc số được phát minh bởi Karlheinz Brandenburg, một người Đức. Ứng dụng truyền thông Skype thì được tạo ra bởi một nhóm gồm hai người Bắc Âu và ba người Estonia. Nhưng Apple mới là công ty tạo ra máy nghe nhạc Ipod MP3, còn Skype thì bị mua lại bởi Ebay vào năm 2005 (giờ thuộc Microsoft).

Các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu không phải là không lo lắng về thực tế này. Tháng trước liên minh châu Âu công bố chiến lược “Digital Single Market" nhằm khuyến khích cộng đồng khởi nghiệp và giảm bớt các rào cản đến sáng tạo. Các nước thuộc liên minh châu Âu đều nỗ lực để tạo ra critical mass (bạn đọc có thể nhớ lại khái niệm tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, critical mass là cái “lượng" này) theo kiểu Silicon Valley bằng cách tạo ra những vườn ươm công nghệ như công viên khoa học Oxford, “Silicon Allee" ở Berlin, Isar Vally ở Munich hay “Silicon Dock" ở Dublin.

“Ai cũng muốn có một Silicon Valley", Jacob Kirkegaard, một nhà kinh tế học và nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, nói. “Nhưng không nước nào đạt tới được quy mô và sự tập trung của các công nghệ thực sự sáng tạo như ở Mĩ. Châu Âu và tất cả các nước khác đang chơi trò chạy đuổi theo, và các nhà lãnh đạo của họ thì thất vọng”.

Petra Moser, sinh ở Đức và nay là giáo sư kinh tế học của Đại học Stanford và trung tâm nghiên cứu về Châu âu của trường này, đồng ý. “Người châu Âu đang lo lắng, họ đang cố gắng tạo ra một Silicon Valley ở những nơi như Munich, với rất ít thành công cho đến thời điểm hiện tại. Những khác biệt về quản lý hành chính và văn hoá vẫn còn quá lớn.”

Có những rào cản về quản lý nhà nước hay cấu trúc xã hội đối với việc sáng tạo ở châu Âu, chẳng hạn như việc giành ít tiền cho đầu tư mạo hiểm hay các bộ luật lao động rất chặt chẽ dẫn đến hạn chế sự phát triển trong sáng tạo. Tuy vậy cả ông Kirkegaard giáo sư Moser, trong khi vẫn nhấn mạnh rằng luôn luôn có những ngoại lệ mang tính cá nhân khi so sánh giữa người châu Âu và người Mĩ, đều cho rằng những rào cản chính vẫn là về văn hoá.

Có điều người ta ít để ý là sự thành công của các công ty start-up ở Mĩ thường đi kèm với số rất lớn các công ty start-up thất bại. “Sập tiệm nhanh, sập tiệm thường xuyên" gần như là một dạng khẩu hiện ở thung lũng Silicon, và quyền tự do để sáng tạo thực chất gắn liền với sự tự do để thất bại. Ở châu Âu sự thất bại mang đến hình ảnh xấu hơn rất nhiều. Sự phá sản dẫn đến những hạn chế và trừng phạt hà khắc trong xã hội, ngược với ở Mĩ nơi mà phá sản gần như là con đường phải đi qua của rất nhiều doanh nhân thành công.

Giáo sư Moser nhớ lại chuyện một doanh nhân đã phải tự tử sau khi tuyên bố phá sản ở quê nhà Đức. “Ở châu Âu nói chung sự phá sản thường được coi là một thảm kịch của cá nhân" cô nói. “ở đây thì nó lại có vẻ là cái gì đó như là một thành tích.” “Một môi trường như ở châu Âu khó có thể khuyến khích những công việc kinh doanh có tính mạo hiểm".

Khi David Byttow, đồng sáng lập ứng dụng liên lạc xã hội Secret, thông báo đóng cửa công ty của mình vài tháng trước, anh ta không có vẻ gì là quá thất vọng. “Tôi tin vào việc nhanh chóng đối mặt với sự thất bại để bước đi tiếp, thậm chí là để phạm tiếp những lỗi lầm mới hơn hay khác hơn", anh viết trên blog.

Ở Silicon Valley cũng không có những vấn đề “vết đen" về mặt hình ảnh khi bạn bị mất việc. Bản thân Steven Job cũng bị buộc phải rời khỏi Apple. “Các công ty Mĩ cho phép nhân viên của mình thôi việc để thử nghiệm những ý tưởng mới", giáo sư Moser nói. “Nếu ý tưởng của họ thành công, thì công ty mẹ sẽ mua lại cái start-up đó. Nếu họ thất bại, không sao công ty lại tuyển họ vào làm. Đây thực sự là một hệ thống rất tuyệt, nó cho phép người ta thử nghiệm những ý tưởng mới. Ở Đức thì bạn không thể làm như vậy, mọi người sẽ xa lánh bạn, họ sẽ coi bạn là dạng người thiếu trung thành. Đây thực sự là sự khác biệt về văn hoá".

“Người châu Âu cũng có xu hướng không hoan nghênh những sáng tạo thực sự “*********" (disruptive nó có nghĩa là cái mới nó sẽ thay đổi toàn bộ những cái cũ) mà đại diện là những Google hay Facebook”. Kirkegaard nói. Ông lấy dẫn chứng về Uber, dịch vụ giúp gọi xe trực tuyến, mặc dù có cái tên nghe rất Đức nhưng thực tế hoàn toàn là một công ty start-up của Mĩ. Uber được “chào đón" ở châu Âu như thể là sự lây lan của một loại virus, qua đó cho thấy rõ ảnh hưởng của những công ty điều hành taxi thủ cựu.

“Thực tế còn phức tạp hơn thế nữa,” ông Kirkegaard nói. “Người New York nói chung không quan tâm đến cái màu vàng của những chiếc taxi của họ lắm. Trong khi ở London thì người ta coi cái taxi màu đen là cái gì đó gắn liền và tạo ra hình ảnh của London ngày nay, và họ thích nghĩ như thế. Người Mĩ có xu hướng sử dụng hàng hoá và dịch vụ mang lý tính nhiều hơn là cảm tính, vì họ không cho rằng chúng gắn liền với bản sắc quốc gia hay vùng miền nào đó của họ".

Một trong những phát minh vĩ đại nhất ở châu Âu là hệ thống đại học của họ. Đại học Bologna được thành lập năm 1088 có lẽ là trường đại học đầu tiên trên thế giới (tất nhiên là sau Văn Miếu Việt nam ngàn năm văn hiến). Nhưng các trường đại học châu Âu từ lâu đã mất vị trí là các trung tâm nghiên cứu và sáng tạo vào tay các đối thủ ở Mĩ.

Với xu hướng sàng lọc và phân loại từ khi còn rất trẻ, hệ thống giáo dục ở châu Âu thường rất cứng nhắc. “nếu như bạn không học thật giỏi lúc 18 tuổi, bạn sẽ không có cơ hội,” giáo sư Moser nói. “Nó loại đi rất nhiều người thực chất có thể rất giỏi về sau nhưng lại không có cơ hội. Thực tế thì một học sinh giỏi việc nhớ các phép tính ở tuổi 17 có thể sẽ không sáng tạo cho lắm khi ở tuổi 23.” Cô cũng nói thêm rằng rất nhiều sinh viên châu Âu với xu hướng thích tự kinh doanh và sáng tạo đều đến học rồi sau đó ở lại Mĩ.

Giáo sư Moser hiện nay đang nghiên cứu về sáng tạo. “Hệ thống giáo dục của Mĩ nói chung mang tính “tha thứ" nhiều hơn, sinh viên được cho cơ hội để làm lại, đuổi kịp các bạn và trở nên xuất sắc.”

Thậm chí kể cả hệ thống giáo dục trẻ em của châu Âu, vốn được ca ngợi khắp nơi, cũng hơi mang tính ép buộc. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh giả thiết này, nhưng giáo sư Moser vẫn cho rằng “Trẻ em châu Âu có thể cư xử tốt và ngoan hơn, nhưng trẻ em Mĩ lại có nhiều sự tự do để khám phá những điều mới mẻ hơn.”

Không có điều nào ở trên là dễ thay đổi ở châu Âu, với giả thiết rằng người châu Âu cũng thực sự muốn thay đổi. “Ở châu Âu, sự ổn định là rất quan trọng,” giáo sư Moser nói. “Người ta không thích khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Họ có văn hoá chia sẻ. Mọi người nói chung không quá cạnh tranh. Tiền không phải là tất cả. Tất cả những điều này thực tế có thể là điều tốt.” Tuy nhiên người châu Âu không thể cùng lúc muốn tất cả mọi thứ. Cô nói rằng những nhà sáng tạo và doanh nhân thành công đều nhanh chóng nhận ra là rất khó để vượt qua những rào cản về văn hoá ở châu Âu.

Ông Kirkegaard đồng ý. “Người châu Âu thường bảo thủ với chữ “c" nhỏ", ông nói. “Họ nói chung thích mọi thứ cứ y như thế thôi".

(small ‘c’ ở đây có nghĩa là người theo chủ nghĩa bảo thủ conservatism nhưng lại không thực sự muốn thừa nhận mình là người bảo thủ, ko dùng chữ C lớn đại diện cho “Conservative Party”, đảng Bảo thủ)

Câu hỏi: Đức là một trong những quốc gia giỏi, giàu, và mạnh bậc nhất trên thế giới mà vẫn còn loay hoay với những rào cản về văn hoá. Còn Việtnam thì sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,532
Động cơ
899,948 Mã lực
Có câu chuyện này chia sê với các bác, các bạn.
Hồi 2000, mình có giao lưu với mấy bạn (bên tây nhé) chuyên IT. Các bạn ấy có nói chia sê rằng mua cái chip (CPU) AMD K6 về rồi hàn, chập mạch thế nào mà nó đổi thành từ 200Mhz lên 400Mhz. Dĩ nhiên tiết kiệm vài trăm đô.
Câu chuyện này nói lên điều gì?
Sản xuất cấu hình thấp với cấu hình cao chi phí gần như nhau. Các hãng nắm giữ bí quyết công nghệ nó cứ sản xuất hàng loạt cấu hình cao rồi nó làm thị trường vậy thoai.
Cái hồi đó các hãng sx chíp có mạch chống overcloking họ mới phải chạy tắt (bypass) cái mạch đó thôi.
Bây giờ thì công khai test những cái chips nào cho đẩy tốc độ lên cao nhất, những cái manh bốt mới cũng cho phép thay đổi điện áp, hỗ trợ.
Tất cả đồ vi tính cứ có cái chữ gêm mơ đều là đồ hỗ trợ tăng tốc rất tốt!
Nhưng đẩy nhịp lên gấp đôi mà không có hệ thống làm mát phù hợp kèm theo thì chúng quay đơ ngay những lần chạy đầu tiên, chẳng bán đại trà được đâu. Cái ông bạn ấy chém gió đấy. Hồi đó phụ kiện hỗ trợ làm mát cho tăng tốc đều tự đai, chứ không được các hãng sản xuất hàng loạt, chỉ mua về rồi lắp vào như bây giờ.
Nhiều người nói đúng là các dây chuyền sản xuất chip đắt hay rẻ đều có giá thành gần như nhau và khi thay đổi chip sẽ không sử dụng tiếp được.
Nhưng chỉ mua được chips đã sản xuất, chứ chẳng hãng nào bán bản quyền cho để sản xuất cả, mà họ có bán thì sản xuất ra cũng lỗ sạt ngạch nếu bán không đủ số lượng tối thiểu!
 
Chỉnh sửa cuối:

bantaitulai

Xe tăng
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
1,827
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
Bấy đàn coi chính phủ là cái mỏ. Đào cũng khá khá rồi còn gi
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,586
Động cơ
480,211 Mã lực
Nhiều Cụ cứ chê Vin thế này, Vin thế kia mà quên mất một điều là Tư bản nó là vậy.
Tư bản là tối đa hóa lợi nhuận, tất cả vì lợi nhuận. Vậy thì có khe hở nào mà họ lách qua được là họ lách.
Nhiều Cụ đang chê Vin trên này có khi cũng đang trốn thuế, mua hóa đơn đầy ra đấy thôi. Nếu không trốn thuế, mua hóa đơn thì cũng tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế (không đòi hóa đơn VAT khi mua hàng).
Không có VIN thì cũng sẽ có, đã có, và đang có đầy doanh nghiệp tận dụng lợi thế như VIN.
 

katenguyen

Xe điện
Biển số
OF-27200
Ngày cấp bằng
10/1/09
Số km
2,107
Động cơ
499,740 Mã lực
Dịch bài này cách đây mấy năm các cụ đọc cho vui, tất nhiên thế giới thay đổi nhiều sau 5 năm nhưng căn bản thì vẫn còn đúng...

Bài này đọc hồi năm ngoái trên đường đi Munich, giờ nhân nghe nhiều chuyện “Start-up" trên facebook mang ra dịch phục vụ bạn đọc nhân buổi chiều rảnh rỗi trước kì nghỉ Easter. Không có stigma nào với các bạn khởi nghiệp, chủ yếu là để thêm một góc nhìn.

http://www.nytimes.com/2015/06/19/business/the-american-way-of-tech-and-europes.html

Làn sóng chống độc quyền ở châu Âu tháng này lên đến đỉnh điểm với thông báo của Liên minh châu Âu tiến hành điều tra Amazon về các hành vi độc quyền trong việc bán sách điện tử. Trước đó Apple, Google và Facebook đều đã bị điều tra về các hành vi tương tự, nay tâm điểm là Amazon, với ít nhất ba cáo buộc khác nhau.

Margrethe Vestager, người phụ trách uỷ ban chống độc quyền của Liên minh châu Âu, giải thích với Bloomberg rằng đây chỉ là sự tình cờ “Đơn giản chỉ là là vì có rất nhiều công ty lớn của Mĩ có ảnh hưởng đến thị trường kĩ thuật số ở những nơi khác”.

Cho dù điều này là đúng, thì câu hỏi là tại sao châu Âu lại không thể khuyến khích và ươm trồng những sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, thứ đã dẫn đến những công ty công nghệ rất thành công như ở Mĩ. Hãy hỏi một cách khác, đã bao giờ uỷ ban chống độc quyền của Mĩ phải điều tra một công ty công nghệ của của châu Âu về các hành vi độc quyền? (Câu trả lời: Chưa bao giờ.)

“Không có nhiều công ty công nghệ của châu Âu với thị phần đủ lớn ở Mĩ để người ta phải quan tâm", Scott Hemphille, giáo sư thỉng giảng về chống độc quyền và quyền sở hữu trí tuệ của trường Luật, đại học New York , nói. “Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi họ không thu hút sự chú ý từ các cơ quan chống độc quyền của Mĩ”.

Hãy thử so sánh: Ba trong số mười công ty lớn nhất ở Mĩ là các công ty công nghệ được thành lập sau những năm 50s của thế kỉ trước: Apple, Microsoft, Google. Châu Âu? Không có công ty công nghệ nào lọt vào top 10.

Tuy vậy, nếu như vùng lãnh thổ nào đó trên thế giới có thể canh tranh sòng phẳng với nước Mĩ về mặt công nghệ, thì đó có vẻ phải là châu Âu. Ở đây có những trường đại học hàng đầu, một lực lượng lao động có chất xám cao, những người tiêu dùng có tiền và thành thạo về công nghệ, và rất nhiều nguồn tài chính đa dạng.

Châu Âu từng là nơi phát minh ra những thứ thay đổi thế giới, có thể nói đến máy in, các thấu kính sử dụng trong kính hiển vi và kính thiên văn, hay động cơ hơi nước. Thế còn gần đây? Không nhiều lắm. King Digital Entertainment, công ty tạo ra trò chơi Candy Crush nổi tiếng và là một trong những công ty nổi tiếng về sáng tạo trong lĩnh vực trò chơi điện tử, được thành lập ở Thuỵ Điển cách đây đã hơn chục năm. Định dạng MP3 cho nhạc số được phát minh bởi Karlheinz Brandenburg, một người Đức. Ứng dụng truyền thông Skype thì được tạo ra bởi một nhóm gồm hai người Bắc Âu và ba người Estonia. Nhưng Apple mới là công ty tạo ra máy nghe nhạc Ipod MP3, còn Skype thì bị mua lại bởi Ebay vào năm 2005 (giờ thuộc Microsoft).

Các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu không phải là không lo lắng về thực tế này. Tháng trước liên minh châu Âu công bố chiến lược “Digital Single Market" nhằm khuyến khích cộng đồng khởi nghiệp và giảm bớt các rào cản đến sáng tạo. Các nước thuộc liên minh châu Âu đều nỗ lực để tạo ra critical mass (bạn đọc có thể nhớ lại khái niệm tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, critical mass là cái “lượng" này) theo kiểu Silicon Valley bằng cách tạo ra những vườn ươm công nghệ như công viên khoa học Oxford, “Silicon Allee" ở Berlin, Isar Vally ở Munich hay “Silicon Dock" ở Dublin.

“Ai cũng muốn có một Silicon Valley", Jacob Kirkegaard, một nhà kinh tế học và nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, nói. “Nhưng không nước nào đạt tới được quy mô và sự tập trung của các công nghệ thực sự sáng tạo như ở Mĩ. Châu Âu và tất cả các nước khác đang chơi trò chạy đuổi theo, và các nhà lãnh đạo của họ thì thất vọng”.

Petra Moser, sinh ở Đức và nay là giáo sư kinh tế học của Đại học Stanford và trung tâm nghiên cứu về Châu âu của trường này, đồng ý. “Người châu Âu đang lo lắng, họ đang cố gắng tạo ra một Silicon Valley ở những nơi như Munich, với rất ít thành công cho đến thời điểm hiện tại. Những khác biệt về quản lý hành chính và văn hoá vẫn còn quá lớn.”

Có những rào cản về quản lý nhà nước hay cấu trúc xã hội đối với việc sáng tạo ở châu Âu, chẳng hạn như việc giành ít tiền cho đầu tư mạo hiểm hay các bộ luật lao động rất chặt chẽ dẫn đến hạn chế sự phát triển trong sáng tạo. Tuy vậy cả ông Kirkegaard giáo sư Moser, trong khi vẫn nhấn mạnh rằng luôn luôn có những ngoại lệ mang tính cá nhân khi so sánh giữa người châu Âu và người Mĩ, đều cho rằng những rào cản chính vẫn là về văn hoá.

Có điều người ta ít để ý là sự thành công của các công ty start-up ở Mĩ thường đi kèm với số rất lớn các công ty start-up thất bại. “Sập tiệm nhanh, sập tiệm thường xuyên" gần như là một dạng khẩu hiện ở thung lũng Silicon, và quyền tự do để sáng tạo thực chất gắn liền với sự tự do để thất bại. Ở châu Âu sự thất bại mang đến hình ảnh xấu hơn rất nhiều. Sự phá sản dẫn đến những hạn chế và trừng phạt hà khắc trong xã hội, ngược với ở Mĩ nơi mà phá sản gần như là con đường phải đi qua của rất nhiều doanh nhân thành công.

Giáo sư Moser nhớ lại chuyện một doanh nhân đã phải tự tử sau khi tuyên bố phá sản ở quê nhà Đức. “Ở châu Âu nói chung sự phá sản thường được coi là một thảm kịch của cá nhân" cô nói. “ở đây thì nó lại có vẻ là cái gì đó như là một thành tích.” “Một môi trường như ở châu Âu khó có thể khuyến khích những công việc kinh doanh có tính mạo hiểm".

Khi David Byttow, đồng sáng lập ứng dụng liên lạc xã hội Secret, thông báo đóng cửa công ty của mình vài tháng trước, anh ta không có vẻ gì là quá thất vọng. “Tôi tin vào việc nhanh chóng đối mặt với sự thất bại để bước đi tiếp, thậm chí là để phạm tiếp những lỗi lầm mới hơn hay khác hơn", anh viết trên blog.

Ở Silicon Valley cũng không có những vấn đề “vết đen" về mặt hình ảnh khi bạn bị mất việc. Bản thân Steven Job cũng bị buộc phải rời khỏi Apple. “Các công ty Mĩ cho phép nhân viên của mình thôi việc để thử nghiệm những ý tưởng mới", giáo sư Moser nói. “Nếu ý tưởng của họ thành công, thì công ty mẹ sẽ mua lại cái start-up đó. Nếu họ thất bại, không sao công ty lại tuyển họ vào làm. Đây thực sự là một hệ thống rất tuyệt, nó cho phép người ta thử nghiệm những ý tưởng mới. Ở Đức thì bạn không thể làm như vậy, mọi người sẽ xa lánh bạn, họ sẽ coi bạn là dạng người thiếu trung thành. Đây thực sự là sự khác biệt về văn hoá".

“Người châu Âu cũng có xu hướng không hoan nghênh những sáng tạo thực sự “*********" (disruptive nó có nghĩa là cái mới nó sẽ thay đổi toàn bộ những cái cũ) mà đại diện là những Google hay Facebook”. Kirkegaard nói. Ông lấy dẫn chứng về Uber, dịch vụ giúp gọi xe trực tuyến, mặc dù có cái tên nghe rất Đức nhưng thực tế hoàn toàn là một công ty start-up của Mĩ. Uber được “chào đón" ở châu Âu như thể là sự lây lan của một loại virus, qua đó cho thấy rõ ảnh hưởng của những công ty điều hành taxi thủ cựu.

“Thực tế còn phức tạp hơn thế nữa,” ông Kirkegaard nói. “Người New York nói chung không quan tâm đến cái màu vàng của những chiếc taxi của họ lắm. Trong khi ở London thì người ta coi cái taxi màu đen là cái gì đó gắn liền và tạo ra hình ảnh của London ngày nay, và họ thích nghĩ như thế. Người Mĩ có xu hướng sử dụng hàng hoá và dịch vụ mang lý tính nhiều hơn là cảm tính, vì họ không cho rằng chúng gắn liền với bản sắc quốc gia hay vùng miền nào đó của họ"
Một trong những phát minh vĩ đại nhất ở châu Âu là hệ thống đại học của họ. Đại học Bologna được thành lập năm 1088 có lẽ là trường đại học đầu tiên trên thế giới (tất nhiên là sau Văn Miếu Việt nam ngàn năm văn hiến). Nhưng các trường đại học châu Âu từ lâu đã mất vị trí là các trung tâm nghiên cứu và sáng tạo vào tay các đối thủ ở Mĩ.

Với xu hướng sàng lọc và phân loại từ khi còn rất trẻ, hệ thống giáo dục ở châu Âu thường rất cứng nhắc. “nếu như bạn không học thật giỏi lúc 18 tuổi, bạn sẽ không có cơ hội,” giáo sư Moser nói. “Nó loại đi rất nhiều người thực chất có thể rất giỏi về sau nhưng lại không có cơ hội. Thực tế thì một học sinh giỏi việc nhớ các phép tính ở tuổi 17 có thể sẽ không sáng tạo cho lắm khi ở tuổi 23.” Cô cũng nói thêm rằng rất nhiều sinh viên châu Âu với xu hướng thích tự kinh doanh và sáng tạo đều đến học rồi sau đó ở lại Mĩ.

Giáo sư Moser hiện nay đang nghiên cứu về sáng tạo. “Hệ thống giáo dục của Mĩ nói chung mang tính “tha thứ" nhiều hơn, sinh viên được cho cơ hội để làm lại, đuổi kịp các bạn và trở nên xuất sắc.”

Thậm chí kể cả hệ thống giáo dục trẻ em của châu Âu, vốn được ca ngợi khắp nơi, cũng hơi mang tính ép buộc. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh giả thiết này, nhưng giáo sư Moser vẫn cho rằng “Trẻ em châu Âu có thể cư xử tốt và ngoan hơn, nhưng trẻ em Mĩ lại có nhiều sự tự do để khám phá những điều mới mẻ hơn.”

Không có điều nào ở trên là dễ thay đổi ở châu Âu, với giả thiết rằng người châu Âu cũng thực sự muốn thay đổi. “Ở châu Âu, sự ổn định là rất quan trọng,” giáo sư Moser nói. “Người ta không thích khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Họ có văn hoá chia sẻ. Mọi người nói chung không quá cạnh tranh. Tiền không phải là tất cả. Tất cả những điều này thực tế có thể là điều tốt.” Tuy nhiên người châu Âu không thể cùng lúc muốn tất cả mọi thứ. Cô nói rằng những nhà sáng tạo và doanh nhân thành công đều nhanh chóng nhận ra là rất khó để vượt qua những rào cản về văn hoá ở châu Âu.

Ông Kirkegaard đồng ý. “Người châu Âu thường bảo thủ với chữ “c" nhỏ", ông nói. “Họ nói chung thích mọi thứ cứ y như thế thôi".
(small ‘c’ ở đây có nghĩa là người theo chủ nghĩa bảo thủ conservatism nhưng lại không thực sự muốn thừa nhận mình là người bảo thủ, ko dùng chữ C lớn đại diện cho “Conservative Party”, đảng Bảo thủ)

Câu hỏi: Đức là một trong những quốc gia giỏi, giàu, và mạnh bậc nhất trên thế giới mà vẫn còn loay hoay với những rào cản về văn hoá. Còn Việtnam thì sao?
Bài viết hay quá. Cảm ơn cụ chia sẻ.
Hôm nay em vừa xem phóng sự về ngành ô tô của Đức đang sa thải rất nhiều nhân công và đang suy giảm nghiêm trọng. Sự thay đổi là điều mà các xã hội truyền thống sợ hãi. Ở VN cũng có cảm giác sợ hãi này, nên bố mẹ đều muốn con cái "ổn định". Nhưng đời ko như là mơ, không có sự ổn định vĩnh viễn nào hết, ổn định hay không phải từ năng lực và sự học hỏi, tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân (và cả thể chế, xã hội)
 

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,259
Động cơ
420,712 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nó chiếm thị phần bất chấp tất cả đấy cụ ạ, kế hoạch hết năm nay chiếm 30% thị phần, tương đương số lượng bán ra cỡ 3-4 tr chiếc, rất tham vọng.
Bước vào cuộc chơi này rất khó khăn, số ngã ngựa rất nhiều, em cũng không rõ tầm nhìn của vin trong mảng này thế nào, hay làm cho vui, vì thực tế lợi thế cạnh tranh của VN rất ít, thị trường trong nước gần đến mức bão hoà, bán lẻ điện thoại giờ qui mô cũng không thấy tăng trưởng, chưa rõ thương hiệu vinsmart tiến ra ngoài thị trường VN như thế nào, còn gia công cho các thương hiệu khác thì cửa cũng không sáng vì phần R&D mình kém, ít lợi thế cạnh tranh, hiện tại vẫn đâu đó mua thiết kế nước ngoài.
Vinsmart đầu tư vào nhà máy sản xuất và gia công điện tử không phải sản xuất điện thoại cho họ, Vin thừa hiểu, đi sâu vào kinh doanh lĩnh vực này là họ tự sát.

Họ sản xuất điện thoại hiện tại là để cho VN biết, thế giới biết có 1 ông Vinsmart Việt Nam tồn tại (cụ thể hơn là ở châu Âu, Vinsmart đã mua lại 1 công ty có quy trình thiết kế, sản xuất điện thoại từ A - Z), quan trọng hơn cả là rà soát hệ thống sản xuất cũng như nhân lực marketing, máy móc, etc đã tiêu tốn của Vingroup rất nhiều nguồn tài nguyên để đầu tư vào nhà máy.

Mục tiêu cuối cùng của Vinsmart là như Foxconn, họ sẽ là một ông lớn trong ngành gia công, chế tạo thiết bị điện tử cho thế giới.

Các cụ cứ chờ mà xem!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,987
Động cơ
588,575 Mã lực
Tư duy kiểu đi buôn nên khi làm công nghệ nó không căn cơ, không bài bản, không có chiều sâu, sản phẩm không có hồn, không có nét đặc sắc, nói chung chả có gì ngoài cái thương hiệu “Vin” và thông điệp truyền thông đánh vào lòng trắc ẩn (yêu nước) của khách hàng, một thời gian sau khi hiệu ứng của thương hiệu và thông điệp truyền thông hết tác dụng thì sẽ là lúc dặt dẹo như mấy anh điện thoại tàu không tên tuổi mà thôi...
Làm kinh tế thì phải có tư duy con buôn là đúng rồi. Cứ tư duy nhà khoa học thì chỉ đi làm thuê thôi. Cụ không nên coi thường con buôn và tư duy của họ.

Còn chuyện làm ra sản phẩm có hồn lại là chuyện khác. Ví dụ như xe vinfast lux thì có hồn và đặc sắc không?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,987
Động cơ
588,575 Mã lực
Em thấy dường như có Hồn MA ợ :((:((:((:((:((:((:((
Cụ có thể cười, nhưng thực tế thì nhiều sản phẩm có thể coi là có hồn nhưng chưa chắc đã thành công về thương mại và ngược lại. Nói như cụ là một hồn ma cũng được.
Tuy nhiên có những sản phẩm ko có hồn mà cũng thành ma... vd như xe của vinaxuki chẳng hạn.
 

Cavaho

Xe tăng
Biển số
OF-530671
Ngày cấp bằng
6/9/17
Số km
1,524
Động cơ
316,689 Mã lực
Tuổi
43
Bọn Vin khôn phôn nài ra mắt tát chết cmn idol quãng nỗ của giới trẻ rồi nhể.... như thế nà thành công rồi.
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Có câu chuyện này chia sê với các bác, các bạn.

Hồi 2000, mình có giao lưu với mấy bạn (bên tây nhé) chuyên IT. Các bạn ấy có nói chia sê rằng mua cái chip (CPU) AMD K6 về rồi hàn, chập mạch thế nào mà nó đổi thành từ 200Mhz lên 400Mhz. Dĩ nhiên tiết kiệm vài trăm đô.

Câu chuyện này nói lên điều gì?

Sản xuất cấu hình thấp với cấu hình cao chi phí gần như nhau. Các hãng nắm giữ bí quyết công nghệ nó cứ sản xuất hàng loạt cấu hình cao rồi nó làm thị trường vậy thoai.
Cái trò đó thì tăng tốc độ gấp 2 thì tuổi thọ còn 1/2. Giờ nó lập trình để tốc độ chip tăng khi cần thiết (real time application) mà tuổi thọ chỉ giảm 5% thôi. Viết code kiểu này thì đội Vin lẫn Teo chưa có cửa đâu trừ phi nó cho api sẵn.
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Vinsmart đầu tư vào nhà máy sản xuất và gia công điện tử không phải sản xuất điện thoại cho họ, Vin thừa hiểu, đi sâu vào kinh doanh lĩnh vực này là họ tự sát.

Họ sản xuất điện thoại hiện tại là để cho VN biết, thế giới biết có 1 ông Vinsmart Việt Nam tồn tại (cụ thể hơn là ở châu Âu, Vinsmart đã mua lại 1 công ty có quy trình thiết kế, sản xuất điện thoại từ A - Z), quan trọng hơn cả là rà soát hệ thống sản xuất cũng như nhân lực marketing, máy móc, etc đã tiêu tốn của Vingroup rất nhiều nguồn tài nguyên để đầu tư vào nhà máy.

Mục tiêu cuối cùng của Vinsmart là như Foxconn, họ sẽ là một ông lớn trong ngành gia công, chế tạo thiết bị điện tử cho thế giới.

Các cụ cứ chờ mà xem!
Với việc Táo đầu tư vào Ín độ giấc mơ này nát cmn luôn rồi. Foxconn nó còn chưa thèm ra tay đâu.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,570
Động cơ
498,135 Mã lực
Đi trước anh Tầu hàng vài chục năm như Nhật, Hàn giờ cũng khốn đốn khổ sở vỡ mồm... đám phọt phẹt đi sau Tầu thì ít hy vọng lắm.
 

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,259
Động cơ
420,712 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với việc Táo đầu tư vào Ín độ giấc mơ này nát cmn luôn rồi. Foxconn nó còn chưa thèm ra tay đâu.
Vâng, cụ. Thực tế là như thế.
Nhưng iPhone không phải con bài chiến lược của Apple trong 5 năm tới đâu ạ.
Bác Vova thì tham vọng lắm, để xem thế nào
 

Lý Quốc Huy

Xe đạp
Biển số
OF-713238
Ngày cấp bằng
15/1/20
Số km
28
Động cơ
84,500 Mã lực
Vâng, cụ. Thực tế là như thế.
Nhưng iPhone không phải con bài chiến lược của Apple trong 5 năm tới đâu ạ.
Bác Vova thì tham vọng lắm, để xem thế nào
chiến lược của Apple là phát triển dịch vụ và các sp trong hệ sinh thái IOS
nhưng kiểu gì thì iPhone vẫn là chủ chốt
 

Attoney

Xe tải
Biển số
OF-628894
Ngày cấp bằng
3/4/19
Số km
281
Động cơ
115,703 Mã lực
Tuổi
47
Cố gắng mà học được như Foxconn thì đất nước sẽ cất cánh cụ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top