Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.
Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.
Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.
Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).
Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Karl Rocks ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.
Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.
Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.
Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, Mỹ, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.
Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.
Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.
Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.
Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.
Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.
Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).
Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Karl Rocks ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.
Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.
Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.
Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, Mỹ, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.
Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.
Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.
Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.
Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Chỉnh sửa cuối: