Tôi chia sẽ những quan điểm của bác rachfan. Trước đó tôi cũng đã có 1 pót đánh giá về chiến lược đầu tư của bác V.
https://www.otofun.net/threads/vinfast-va-buoc-di-cua-bac-vuong-cac-cu-co-tin-bac-vuong-thanh-cong-khong.1462077/page-7#post-51958730
Post đó tập trung vào đánh giá nguy cơ về tài chính, benchmark với các cty sản xuất oto như Merc hay GM với thu nhập trước thuế thấp (Merc khoảng 11%, GM khoảng 5-6%) để thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt và lợi thế cạnh tranh của từng hãng. Với Tỷ lệ nợ khoảng 50% tới 70% (1-2tỷ usd) thì áp lực trả nợ rất khủng.
Các chi phí tiền mặt liên quan tới maintaince đống 4.0 và chi phí phi tiền mặt (khấu hao) khủng sẽ làm nản lòng nhà đầu tư và tăng chi phí vay trong các vòng đầu tư tiếp theo (hiện nay đầu tư chưa đủ-sẽ nói kỹ hơn).
1). tôi nhất trí quan điểm của bác về việc bác V là tay mơ đầu tư ngang trong lĩnh vực oto, khi chọn phân khúc xe sang, không có bảo trợ của hãng mà tập trung vào các OEM cấp 1 (Bosch, Magna) hay OEM cấp 2 (ZF bộ transmission, Apico khung thân gầm...).
Cần phải hiểu thời điểm đầu tư khoảng năm 2016-2017, lúc đó Bđs và bác V đang trên đỉnh cao danh vọng với những dự án thành công như toà nhà LM81, Royal, Time... các dự án giàu tham vọng thường ra đời trong những hoàn cảnh này. Tuy nhiên, tôi cũng đã chỉ ra các ngành nghề của Vin đều có tính chu kỳ và ảnh hưởng sẽ đến trong thời gian tới.
Một số người theo thuyết âm mưu cho rằng bác V bị ép làm xe để phục vụ mục đích chính trị. Tôi không đồng ý quan điểm này, vì mỗi mũi tên của bác V sẽ có nhiều mục đích. Nhưng trước hết làm oto là để vì mình, thAm vọng của bác V. Mấy bác trong BCT chưa đủ tuổi để ép bác V nếu như bác V biết đó là tử lộ đâu.
tôi nghĩ logic hơn là Bác V thặng dư tiền mặt lớn, cần 1 cuộc chơi mới xứng tầm. Câu chuyện tự hào Vn, hoặc mục tiêu xây dựng nền cn cho vn là câu chuyện nghiz ra về sau để phục vụ mục đích PR, lobby chính sách, tạo dựng thị trường...
2). Việc tay mơ đầu tư trái ngành còn thể hiện việc bác V đầu tư tràn lan, làm oto điện rồi xăng, rồi cả xe máy... và việc hợp tác với OEM cấp 1 để làm xe sang. Vin đang đẩy mạnh việc lập các liên danh góp vốn dạng 49/51 với các OEM này, mục tiêu là tăng tỷ trọng tring nước để giảm thuế. Tuy nhiên thực chất gánh nặng về tài chính sẽ dồn cho Vin, các OEM này thực chất góp knowhow và bê 1 số dây chuyển và chiếm 51% liên danh. Với doanh số ban đầu èo uột thì khó mà ép các OEM này trung thành được.
Vấn đề tay mơ còn thể hiện ở chỗ chọn xe sang để đi đầu. Không phải tự nhiên mà Merc lại có đc biên lợi nhuận trước thuế 11% gấp đôi so với GM. Bác V nhấn mạnh vào dàn robot 4.0... nhưng các hãng họ cười khẩy vì đơn giản họ không cạnh tranh theo cách đó, nhất là khi volume sx chưa đủ lớn. Cái họ cạnh tranh là các công nghệ về động cơ, các công nghệ an toàn, và các tính năng liên động giải trí. bác V đang nhấn mạnh vào cái xe lux có than vỏ chắc chắn, sơn chuẩn, vọt nhanh... nhưng các tính năng cao cấp về an toàn, về động cơ thì lờ tịt. Và Merc nó hưởng lợi nhuận cao vì nó đi đầu trong các công nghệ này, tối ưu chi phí sx... mà các hãng khác khó bắt chước, tạo ra sự khác biệt giữa xe Đức và xe Mỹ.
3) Chiến lược cạnh tranh của bác V có vấn đề. Bác V chọn sp cao cấp, mua công nghệ lắp ráp 4.0 (theo thói quen, theo cách đầu tư bđs) nhưng, như đã nói, xe là sp yêu cầu mức độ hoàn thiện cao, liên động cao. Thử hình dung 1 sự cố về cảm biến hoặc cần gạt mưa từ 1 chiếc xe 5 cha 3 mẹ khi đang chạy trên cao tốc nó sẽ ảnh hưởng đến fame của hãng thế nào?!
Bác V nghĩ có tiền sẽ giải quyết được, nhưng có những rào cản về kỹ thuật, rào cản về sở hữu trí tuệ mà bắt buộc bác V phải có nhân lực trình độ và thời gian để vượt qua.
Hiện nay Vin đã có 1 số động thái liên quan tới chính sách ưu đãi thuế. Tuy nhiên, nếu chính sách thuế ưu đãi sx trong nước ra đời thì người hưởng lợi đầu tiên là Toy, và bác Dương Thaco, vì đã có doanh số và thị phần đủ lớn.