Vâng. E dốt cái này nên đọc thấy hơi mù mờ. Vậy cụ cho em hỏi nếu công ty đại chúng châu âu mà chả có ai sở hữu nhiều thì nó bán đi nước ngoài kiểu j nhỉ. E tưởng là thằng nước ngoài nó muốn mua thì nó cũng phải đi gom của các chủ sở hữu chứ.
Thì đúng thế bác ạ.
Nhưng ai gom và gom như nào thì nó có ủy ban chứng khoán và sở thuế quản lý khá chặt chẽ, không phải bác gom thế nào cũng được mà muốn mua một công ty bác phải có quá trình và dự án đàng hoàng vì cổ đông đại chúng họ cũng có sức mạnh biểu quyết.
Hơn nữa việc bác quan tâm tới việc kiểm soát một công ty không nhất thiết bác phải mua số đông, mà bác có thiể kiểm soát số ít từ tay các thành phần quản lý hay trong hội đồng quản trị bác ạ, nếu bác đạt được việc ấy bác có thể ngồi luôn vào ghế của họ và áp cách điều hành theo phần của bác sở hữu. Cái đấy cũng gọi là mua công ty vậy, vì mua là điều hành, tất nhiên nếu bác mua như vậy thì bác là người nổi tiếng rồi & điều đó chỉ xảy ra ở nước ngoài nơi các thị trường được bảo hộ vừ hoạt động theo luật lệ.
Như tôi được biết người Hoa khi đầu tư vào các nơi toàn dùng cách này để nắm giữ và chi phối các công ty, họ nắm con nợ, lên kế hoạch cho con nợ phát hành ra nước ngoài rồi sau đó chi phối con nợ bằng luật pháp tại nơi đó, rất bài bản.
Tôi có nhớ trước bên Đức trước khi Mercedes xây dựng tổ hợp nghiên cứu và sản xuất pin xe điện thì người Hoa đã từng có ý định đầu tư tổ hợp này kết hợp với sản xuất hóa chất tại phía Đông nước Đức, dự án rất to tầm 100 nghìn ha lận. Nhưng sau đó ý định này của người Hoa đã bị chính phủ Đức block, một phần vì người Hoa hơi non khi cài cái sản xuất hóa chất cơ bản ô nhiễm vào là điều không được phép ở Đức dù người Hoa họ chỉ muốn triệt để tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhưng giờ thì không cần nữa do họ đã lấy được thông tin nghiên cứu về pin bằng cách khác rồi nên tôi không rõ lắm là họ định mang cái sản xuất hóa chất cực ô nhiễm này đi chỗ nào trên thế giới nữa bác ạ.