Lúc đầu cái gì cũng khó cụ ạ, khi em mới sang Canada có phải là em đã làm về du học đâu. Mình đi đến vùng đất mới thì nhìn thấy cơ hội mới thôi. Học sinh Việt Nam đến du học tại Canada ngày càng nhiều, vì ngoài việc Canada có nền giáo dục tốt, thì mấy năm nay cũng là nước có chính sách nhập cư cởi mở nhất trong số các nước phát triển. Canada có hơn 8000 km biên giới với Mỹ và 95% dân số sống dọc biên giới với Mỹ nên nếu nói cánh cửa để tiếp cận Mỹ thì không đâu dễ bằng Canada.Cụ làm tư vấn du học ở Canada, sát nách Mỹ thì chắc cũng đã từng sống và làm việc ở Mỹ hay Canada chứ nhỉ? Nếu đúng vậy thì những vấn đề em đặt ra ko phải là cái gì quá khó hiểu về thị trường và cách sống ở bển. Đã mua xe và chạy xe ở mấy nước mà xe cộ là phương tiện, ko phải tài sản thì thấy thâm nhập thị trường này khó thể nào. Rất cần thời gian, tiền bạc và cả chất lượng, uy tín nữa - mấy ông Hàn, Nhật mất bao lâu mới đặt được dấu ấn ở đấy, trong khi TQ thì gần như ko có cửa.
Phải mất một năm để em tìm hiểu mảng du học và định cư ở đây. Trong một năm ấy phải bay về Việt Nam vài lần để xin giấy phép trung tâm du học, tham gia triển lãm du học ở HN và Sài Gòn, giới thiệu và gặp gỡ rất nhiều khách hàng và học sinh nhưng cũng chỉ có một vài học sinh thăm quan trại hè, một vài du học sinh, một vài khách làm hồ sơ định cư, tổng cộng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.Hiệu quả kinh tế hầu như không có nhưng giải quyết được một vấn đề rất quan trọng là nhìn thấy tiềm năng đang lên ở Việt Nam, rất nhiều người muốn cho con đi du học ở Canada ở cấp trung học mà trước đây họ khá lúng túng vì các đại diện ở trung tâm du học khác họ không sống ở Canada như mình, bang mình ở lại có khí hậu ấm áp, nhiều cảnh đẹp, cộng đồng châu Á và Việt Nam đông đúc nên thuận tiện cho du học sinh. Kể cả việc tổ chức các tour phượt kết hợp với các phụ huynh cho con đi học bên này cũng rất tiềm năng, mọi thứ tương đối mở và thuận lợi thì đùng một cái cuối năm 2019 dịch bùng phát và mọi công việc đóng băng hết, bao nhiêu dự định đều phải gác lại kể cả du học sinh có visa du học rồi cũng chưa chắc đã được nhập cảnh.
Rất khó để làm ăn kiểu gian lận ở Mỹ. Rất dễ thâm nhập thị trường nếu hàng đủ tốt, giá đủ rẻ, chất lượng đủ để khách hàng đồng ý móc tiền ra mua vì thực ra người ta ko có rào cản nào vô lý cả. Không có thủ tục hành chính rườm rà, không có sách nhiễu, chỉ có luật lệ và quy định, anh đáp ứng đủ thì đem hàng vào, anh bán được có lãi thì anh đóng thuế, anh lỗ ko trụ được thì anh phá sản, Luật hết cả rồi. Ai đó lo lắng về pin cũ xử lý thế nào xin khỏi lo, vì cục pin cõng một đống tiền thuế để xử lý nó rồi, sau này hỏng vứt đi tái chế thuộc về đơn vị khác. Kiêu luật tương tự như thế áp dụng với nhiều loại rác thải khác, ví dụ cụ thay lốp ô tô cái lốp cũ bỏ đi phải trả tiền để người ta xử lý vứt đi cho mình, cái tivi, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy tính .... gọi là rác thải điện tử cũng ko vứt đi được tùy ý, phải trả tiền bọn nó mới mang đi cho.
Nói tóm lại, thị trường Mỹ chào đón tất cả mọi người. Một thị trường mà ai cũng thèm khát nên có sức hút mạnh mẽ, và một quốc gia hướng đến xuất khẩu như Việt Nam thì các doanh nghiệp cũng hướng đến nó thôi là điều dễ hiểu.
Một cá nhân hay một công ty nào cũng phải tuân thủ theo hệ thống pháp lý của họ, bất kể cá nhân đó là ông thủ tướng hay là tập đoàn đó to đến cỡ nào. Có thể kiểm được rất nhiều tiền ở đây, hoặc không có gì cả. Có chấp nhận cuộc chơi hay không chấp nhận cuộc chơi mà thôi. Xuôi dòng lịch sử nhiều năm trước có một số người mạnh dạn mang con cá tra, con tôm vào thị trường Mỹ và họ đều thành công, mở ra những cánh cửa phải nói là vĩ đại cho nước nhà, làm cho hàng triệu nông dân có thể làm giàu thay đổi được cuộc sống, đóng góp vô vàn giá trị lợi ích phát triển cho Việt Nam (chứ chỉ có bán trong nước thôi làm sao mà nông dân thoát nghèo, đi lên làm giàu được phải không các cụ)
Vinfast đã chuẩn bị rất lâu rồi, em đoán là họ muốn trở thành một mắt xích của hệ thống cung ứng toàn cầu. Trung Hoa vĩ đại nhưng cả thế giới, nhất là Mỹ và các nước phương Tây không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc nữa rồi. Họ sắp thực sự thành kẻ thù của nhau thì Việt Nam được trao cho cơ hội lớn. Tại sao người Hàn Quốc và Nhật Bản đổ rất nhiều tiền vào Việt Nam, vì họ sớm dự đoán được xu thế dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác rồi. Samsung ngày càng mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam với doanh thu xuất khẩu khổng lồ trong khi đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Chả ai đoán được 5-10 năm nữa thế nào đâu. Trung Quốc đầu tư và đang thống lĩnh về thị trường pin điện, nhưng một cái xe điện hoàn hảo lại không chỉ nằm ở mỗi cục pin mà còn nằm ở công nghệ nữa. Các đại cường quốc họ đấu với nhau về công nghệ, chúng ta ko đoán được phải chờ xem thôi. Hai năm qua Trung Quốc vươn lên như một đóa hoa rực rỡ trong khi toàn bộ thế giới đắm chìm trong bóng đêm của đại dịch. Trung Quốc giờ mạnh đến nỗi các tuyến tàu công ten nơ chật cứng hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới, nền kinh tế TQ phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết nhưng lại lộ ra tham vọng đối đầu với Mỹ và phương Tây.
Là một nước đang phát triển nhỏ bé, bây giờ ai cũng nói Việt Nam khôn ngoan. Biết làm thì một mẩu bánh bé xíu cũng là một khoản to cho mình rồi. Vin thành công trong chuỗi lắp ráp thì một khi thị trường bùng nổ, nhu cầu xe điện phát triển mạnh mẽ như vũ bão hiện nay, việc các tập đoàn lớn mua bán, sáp nhập, liên doanh liên kết sản xuất là có thể xảy ra. Thế giới đang nhìn thấy một Việt Nam phát triển tốt, một dân tộc cần cù, một đối tác làm ăn tin cậy và khá ổn định về chính trị. Có thể các cụ không để ý, nhưng em đã đi ra ngoài Việt nam từ năm 2004, thời điểm đó Việt Nam nhỏ bé lắm và rất ít người nước ngoài biết về Việt Nam. Ngày nay rất khác các cụ ạ, ví dụ như các trường cấp 3 ở Canada đặc biệt quan tâm đến du học sinh Việt Nam vì phát hiện ra tỷ lệ học sinh người Việt hoặc gốc Việt có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc. Bởi lẽ các trường ở đây được đánh giá thông qua kết quả học tập của học sinh, các học sinh được nhận vào các trường đại học danh tiếng thì trường càng có thêm uy tín (Ở Canada không có kỳ thi tuyển sinh đại học như ở Việt Nam, các trường đại học nhận sinh viên và cấp học bổng dựa trên kết quả học tập của học sinh trong các năm cấp 3)
Cá nhân em nghĩ Vin sẽ thành công, dù em không biết mức độ thành công đến thế nào. Xe điện phát triển đã là xu thế tất yếu rồi và nó sẽ chắc chắn bùng nổ (hầu hết các đại gia công nghệ bây giờ cũng nhảy vào rồi), thì Vin cũng đã đi trước họ được mấy năm rồi. Thế mạnh của Vin là gia công sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng vật liệu và sản phẩm toàn cầu. Vin đã đóng mảng điện thoại để tập trung phát triển các giải pháp phần mềm và giá trị công nghệ số cho xe điện. Nếu xét về nhân lực, con người Việt Nam có thể tiếp thu và sáng tạo trong lĩnh vực này. Xét về khía cạnh tài chính, Vin có đủ khả năng đề đầu tư cho mảng này phát triển và bứt phá.
Một chiến lược toàn cầu nhắm đến thị trường Mỹ là một dự án siêu lớn, siêu khủng, Con tàu khổng lồ có đến được bến hay không còn phải chờ xem. Đó là một công việc rất khó, khiến em vừa háo hức vừa hồi hộp chờ xem. Cách đây mấy năm cũng háo hức xem mấy cái xe nội địa thế nào, giờ thấy chạy ngoài đường nhiều phết
Khởi đầu khó khăn lằm, nhưng thành công luôn là quả ngọt cho ai đam mê, dám nghĩ dám làm
- Chuyến bay đầu tiên của loài người được thực hiện vào năm 1903, và chỉ bay cao được có 36 mét trong vòng 12 giây). Năm nay nhiều nước đã bay tới tận sao Hỏa rồi
- Việt nam đói ăn tới năm 1986 và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới bây giờ
- Việt Nam cũng xuất khẩu hạt tiêu thứ nhi thế giới
- Việt Nam cũng xuất khẩu cafe thứ nhì thế giới
- Việt Nam xuất khẩu tôm, cá basa ....
- Otofun ra đời năm nào nhỉ, mà bây giờ nổi tiếng thế. Em nhớ hồi em tham gia otofun có mỗi cái xe máy thôi, bây giờ cái xe máy vẫn được giữ làm kỷ niệm, cùng chiếc ô tô đầu tiên mua của một cụ Ofer.
Vô cùng yêu mến các cụ Ofer và chúc mọi người đều vui, mạnh khỏe và hạnh phúc