Em cũng không biết, sao bọn lắm tiền nhiều của như Microsoft, Google hay Facebook, Amazon nó ko mua đi để cắn bánh của Apple. Hoặc Apple mua lại đề phòng bọn kia nó mua.
Chắc bọn nó thiếu i ốt.
Thối với người này nhưng lại thơm với người khác là bình thường. Đối với LG thì mảng mobile này đang là gánh nặng, nhưng đối với nhiều hãng họ lại nhìn thấy tiềm năng. Không phải mình vin muốn mua mà nhiều hãng khác cũng xếp hàng. Trong đó có cả những cái tên nổi bật như Google, Facebook ... chưa chắc đã đến được tay Vin đâu.
Trong M&A có nguyên tắc nằm lòng sau:
Bên bán muốn trao tay những thứ ko thiết yếu, thừa, ko phát huy lợi thế.. còn bên mua thì hi vọng mua về để khai thác, bổ sung lợi thế cạnh tranh, kiếm thêm lợi nhuận. Bên bán hầu như luôn có lợi thế hơn bên mua do sở hữu và nắm đầy đủ thông tin. Do đó, cổ đông và thị trường tài chính thường đánh giá bên mua sẽ gặp rủi ro , nhất là với các sp đặc thù có hàm lượng công nghệ cao.
Thấy tivi nói lãi suất ngân hàng giảm mạnh...sao anh Vượng ko vay mà lại bán trái phiếu huy động vốn với lãi suất 9.7% nhỉ
Vingroup sẽ phát hành 3 đợt trái phiếu, dự kiến dùng hơn 5.100 tỷ đồng tăng vốn cho VinFast và 1.860 tỷ đồng tăng vốn cho Vinsmart.
vnexpress.net
Lãi suất hạ nhưng có thể đụng trần về tín dụng, ngoài ra ko phải ngân hàng nào cũng muốn “mãnh liệt tinh thần Việt cùng anh Vượng” vì khâu đánh giá rủi ro và tài sản đảm bảo. Slogan của aV là “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” ko phù hợp với tiêu chí đánh giá của ngân hàng, cần những khách hàng dn có độ rủi ro thấp, dòng tiền ổnđịnh, làm ra bao nhiêu thì trả vốn /lãi cho ngân hàng và chia lãi cổ đông.
Ngay cả ngân hàng TCB có tiếng là thân thiết cũng ko muỗn chịu chung rủi to, vì aV có mệnh hệ gì thì bank run.
Ngược lại, phát hành trái phiếu tgif mức độ rủi ro đẩy hết về người mua, VIC có thể tuyên bố phá sản và trái chủ coi như mất trắng do lười đọc bctc và đánh giá rủi ro. TCBS mua lô sỉ rồi cũng bán lẻ cho khách hàng cá nhân thôi.[/QUOTE]