[Funland] Vietnam War - 1965 Mỹ đưa quân vào Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Hậu Vạn Tường - chiến dịch Piranha (11)





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực


 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,101 Mã lực
Đây là bộ ảnh quý.
Xin các Cụ yên lặng xem đừng chém lung tung.
Cám ơn Cụ Ngao5 nhiều.
 

mcuongico

Xe buýt
Biển số
OF-129945
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
948
Động cơ
383,434 Mã lực
em xin các cụ giữ bình tĩnh. e là hậu bối, sinh sau đẻ muộn rất muốn biết lịch sử VN theo tư liệu từ nhiều phía. Vì thế xin các cụ nào có tâm tư, cảm nhận gì thì phiền các cụ lập thớt khác nhé. Đừng để bay thớt, phi công s
 

Scooterman

Xe tăng
Biển số
OF-155723
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
1,572
Động cơ
368,622 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
E hóng thớt này của cụ Ngao lâu lắm rồi. Đọc 7 trang liền mà ko thở phát nào. Cảm ơn cụ
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
2,062
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Em sợ cụ Ngao say nên chỉ dám rót mà cũng chỉ rót dc có 1 chén. Tiếp tục phát huy cụ Ngao nhé. Em thường xuyên lên of để hóng những thớt quý ntn.
 

GoldenPig

Xe tăng
Biển số
OF-123877
Ngày cấp bằng
12/12/11
Số km
1,055
Động cơ
390,329 Mã lực
Cảm ơn cụ Ngao. Những tư liệu này đáng trân trọng là ở tính hiện thực lịch sử. Chiến tranh qua đi, cái đọng lại chỉ là lịch sử. Lịch sử luôn khách quan nhất. Ông cụ nhà em cũng tham gia đánh mỹ, lòng vẫn căm thù Mỹ lắm. Nhưng nhiều khi cụ vẫn nói, chiến tranh nó khắc nghiệt thế đấy, mình ko chết thì nó chết. Lúc đấy chả nghĩ được gì, chỉ nhìn quan mình anh em mình, đồng chí mình ngã xuống nhiều quá, hết cả sợ chết, đánh rất hăng và mạnh, chỉ đến khi giải phóng mới biết là còn sống, lúc đó bộ đội ta thực có mấy ai nghĩ còn sống mà về.
Nói như vậy để thấy khi chiến tranh qua đi, mọi quan điểm, mọi góc nhìn đều đáng trân trọng vì bản thân nó có tính k/q của lịch sử. Bản thân chủ quan của những người lính như ông già em cũng chả yêu thích gì chuyện đánh đánh giết giết này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận đánh đẫm máu Đồng Xoài (Phước Long) hôm 10 và 11-6-1965
Đồng Xoài (còn gọi là Đôn Luân) ở nam thị xã Phước Long 35km. Đây là khu vực nằm trùm lên ngã tư quốc lộ số 14 và tỉnh lộ số 2, là cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ sông Bé bảo vệ phía bắc Sài Gòn. Từ Đồng Xoài, có thể khống chế cả khu vực Phước Long, Bình Long, Châu Thành, Đồng Phú. Do đó tại Đồng Xoài, quân đội VNCH bố trí nhiều đơn vị thiện chiến với tổng số gần 2.000 người, có pháo binh, cơ giới yểm trợ.





 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Để ném bom Bắc Việt Nam, trước tiên Mỹ sử dụng sân bay Đà Nẵng, nên phải đưa Thuỷ quân lục chiến đến bảo vệ
Ngày 8-3-1965 - đánh dấu nấc thang đầu tiên của khi Mỹ đưa những người lính bộ binh đầu tiên đến Việt Nam.
Hôm đó 3.500 Thuỷ quân lục chiến cùng vũ khí đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Khi đổ bộ, nước biển có màu đỏ của tảo, lính Mỹ gọi luôn là "Red Beach"
Người Mỹ thừa khả năng đưa Thuỷ quân lục chiến Mỹ đến Đà Nẵng bằng máy bay.
Nhưng không làm như vậy
Họ muốn cuộc đổ bộ phải hoành tráng để phô diễn cho thế giới (nhất là cho Liên Xô và Trung Quốc) biết sức mạnh của quân đội Mỹ và quyết tâm chiếm giữ Nam Việt Nam
Cầm đầu cuộc đổ bộ này là Chuẩn tướng TQLC F. J. Karch
Đón tiếp cuộc đổ bộ là Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Vùng I Chiến thuật, và Đại tá Hoàng Xuân Lãm và Thiếu tướng Ngô Dzu

Bãi Xuân Thiều (năm 2008)






cụ Ngao có biết số phận của trung tướng Ngô Du sau này ổng thế nào không cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Thượng tá Nguyễn Thanh Quang nguyên là cán bộ đại đội, thuộc Trung đoàn 2, trực tiếp tham gia đánh trận Đồng Xoài đêm 9 rạng ngày 10-6-1965, nay là Trưởng ban liên lạc truyền thống Sư đoàn 9, quân đoàn 4 kể:

Bắt đầu từ 16 giờ ngày 9-6-1965 các đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa, đào công sự.
Theo phương án tác chiến giờ nổ súng là “Giờ G”, tức 24 giờ, nhưng bắt đầu từ 22 giờ 40 phút pháo của đối phương bắn về phía tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 5 đang tập kết, sau đó các trận địa pháo ở Phú Giáo, Chơn Thành, Bình Long Và Phước Long trút như đổ đạn xuống chung quanh cứ điểm Đồng Xoài. Hầu hết các đường dây điện thoại liên lạc với sở chỉ huy trung đoàn đều bị đứt, các chiến sĩ thông tin phải chạy bộ truyền thông tin, nhưng pháo địch dày đặc, nên nhiều chiến sỹ đi mà không trở về. Trong tình thế đó, một số đơn vị tưởng đã có lệnh, nên cho nổ súng mặc dù chưa đến “Giờ G”. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, cán bộ chiến sỹ ta hy sinh và bị thương nhiều nhưng vẫn không đột phá được cửa mở.
Các mũi tấn công tổ chức đột phá liên tục cho đến 23 giờ nhưng không thành công. Đối phương tập trung hỏa lực và xe bọc thép ra bịt cửa mở. Trong lúc đó các mũi đột phá ở cả hai hướng chỉ mở được 2 đến 3 lớp rào. Mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng cán bộ, chiến sỹ còn lại không một ai nao núng tinh thần. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy trung đoàn đã báo cáo lên Bộ Chỉ huy chiến dịch xin cho nổ súng trước “Giờ G”. Lúc này Chỉ huy trung đoàn vừa chỉ đạo, vừa động viên cán bộ, chiến sỹ các đơn vị củng cố lại lực lượng, thu gom hỏa lực để tập trung cho các mũi tấn công. Trong khi đó địch ngoan cố chống trả quyết liệt. Gần 1h sáng ngày 10-6-1965 các mũi tiếp tục xông lên mở cửa để đột phá vào chi khu. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh, một số đơn vị đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên đều hy sinh phải điều động thay thế.
Sau 3 lần đột phá đến 5 giờ sáng ngày 10-6-1965 ta chiếm được phần lớn các mục tiêu trong chi khu Đồng Xoài, làm chủ hoàn toàn khu biệt động quân, bảo an và khu hành chính. Khi trời sáng đối phương huy động máy bay đến bắn phá, ném cả bom napalm xuống khu vực bị ta chiếm giữ, nhiều công sự bị sập, nhiều cán bộ, chiến sỹ bị thương, hy sinh. Nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường bám trận địa, không để đối phương đổ quân xuống chi khu bằng trực thăng.
Khoảng 15 h ngày 10-6 đối phương đổ Tiểu đoàn 52 biệt động quân xuống phía bắc chi khu và bị các đơn vị bộ đội ta chặn đánh tiêu diệt. Khi thấy không thể cứu vãn được tình thế địch cho máy bay ném bom hủy diệt cả số binh lính của họ ở chi khu may mắn còn sống sót.
Chiều 11-6 ta tổ chức thu dọn chiến trường và rút ra khỏi trận địa.
Kết quả trận đánh chi khu Đồng Xoài" phía VNCH chết 608. Tiêu diệt 4 đại đội biệt kích, 1 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ, 1 trung đội pháo 105 ly, 1 trung đội cảnh sát và chi đội xe cơ giới. Bắn rơi 7 máy bay, thu 148 khẩu sung các loại, gần 2 vạn viên đạn. Trung đoàn 2 bộ binh của ta bị tổn thất lớn: 134 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, 290 người bị thương.
Đây là trận chiến đấu rất quyết liệt mà tất cả cán bộ, chiến sỹ đều dũng cảm đột phá, quyết chiếm cho được cứ điểm của địch.
Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ hy sinh, bị thương trước giờ cửa mở, để làm lên một “ Đồng Xoài rực lửa chiến công” mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc. Chiến thắng này đã góp phần làm thất bại hoàn toàn và kết thúc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Ngụy. Đồng thời ghi nhận tinh thần quả cảm, kiên cường của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 2, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “Đoàn Đồng Xoài”.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (2)







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (3)





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (4)





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (5)



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (6)





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Đồng Xoài (7)

CỨ 10 GIÂY, MỘT NGƯỜI NGÃ XUỐNG





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận Bàu Bàng ngày 12-11-1965

Đầu tháng 11-1965, quân báo Mỹ nhận định các đơn vị của sư đoàn 9 Quân Giải phóng và Tiểu đoàn Phú Lợi đang hoạt động ở khu vực Bàu Bàng (Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương) dọc đường 13.
Ngày 10-11-1965, Lữ đoàn 3 Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ mở cuộc hành quân Bushmaster I nhằm giải tỏa và kiểm soát đường 13, hỗ trợ cho sư đoàn 5 VNCH.
Sáng 12-11-1965, Sư đoàn 9 (thiếu) Quân Giải phóng tấn công lực lượng Mỹ ở ấp Bàu Bàng.
Trong 2 ngày đầu tiên của cuộc hành quân Bushmaster I, quân Mỹ không gặp trở ngại gì.
Chiều 11-11-1965, cụm quân đóng lại tại khu vực phía nam ấp Bàu Bàng gồm đại đội A tiểu đoàn 2/2 bộ binh; đại đội A (xe bọc thép) tiểu đoàn kỵ binh 1/4, tiểu đoàn bộ và đại đội C (pháo 105mm) tiểu đoàn pháo binh 2/33 (Tính theo biên chế trên giấy tờ, tổng cộng khoảng 600-650 quân, khoảng 20 xe bọc thép và 6 pháo 105mm).
Sáng 11-11-1965, Bộ chỉ huy Sư đoàn 9 Quân Giải phóng quyết định tập trung lực lượng toàn sư đoàn (thiếu trung đoàn 1) tiến công quân Mỹ ở Bàu Bàng. Lực lượng trực tiếp tham gia trận đánh là trung đoàn 2 (trung đoàn Đồng Xoài) được tăng cường tiểu đoàn 1 trung đoàn 1 (trung đoàn Bình Giã) và 2 đại đội của tiểu đoàn 8 trung đoàn 3. Tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 làm dự bị. Tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện. Do triển khai gấp, hầu hết các Ban chỉ huy Trung đoàn đều không liên lạc được với các tiểu đoàn, trừ tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 vẫn liên lạc được với Ban chỉ huy sư đoàn.

04h10 ngày 12-11, toàn bộ các đơn vị Mỹ được báo động để sẵn sàng tiếp tục cuộc hành quân vào lúc 05h30. Lúc 05h06, đạn cối dội xuống trận địa phòng ngự và tiếp theo đó là các đợt xung phong của bộ binh Quân Giải phóng. Trận đánh Bàu Bàng bắt đầu.
Trong 2 đợt tấn công đầu tiên, QGP tấn công từ phía nam lên và phía đông sang nhằm vào khu vực do đại đội A xe bọc thép và 1 trung đội bộ binh Mỹ phòng thủ. Tuy nhiên 2 đợt tấn công này bị hỏa lực của các xe bọc thép đẩy lùi.
Đến 07h00, QGP mở đợt tấn công thứ 3 và lớn nhất từ hướng bắc có súng cối và ĐKZ yểm trợ, đánh vào khu vực do đại đội A tiểu đoàn 2/2 BB (thiếu 1 trung đội) và đại đội C pháo 105mm phòng thủ. Các đợt xung phong bị hỏa lực súng bộ binh và pháo 105mm bắn thẳng của quân Mỹ ngăn chặn quyết liệt, tuy nhiên cũng đã có 1 tiểu đội QGP lọt qua vành đai phòng thủ, dùng lựu đạn tấn công khẩu đội 1 pháo 105mm làm chết 2 và bị thương 4 lính Mỹ.
Từ 06h45, quân Mỹ sử dụng cường kích A-1H và A-4 của HQ chi viện, đồng thời ném bom CBU vào các vị trí được cho là nơi đặt cối và ĐKZ của QGP trong ấp Bàu Bàng.
Trước tình hình khó khăn, BTL sư đoàn 9 QGP quyết định đưa lực lượng dự bị là tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 vào trận. Khoảng 09h00, QGP tăng cường tấn công từ hướng tây bắc. Các đợt xung phong tiếp tục bị quân Mỹ đẩy lùi. Lần này Mỹ sử dụng 1 phi đội F-100 ném bom napalm trực tiếp xuống bộ binh và các vị trí súng cối của QGP.
Trận đánh kéo dài trong khoảng 6 giờ, sau đó QGP tổ chức rút lui về hướng tây bắc.
Kết quả:
Trong trận Bàu Bàng, phía Mỹ tổn thất 20 chết và 103 bị thương, 2 xe bọc thép M113 và 3 xe M106 chở cối 106,7mm bị phá hủy, 3 xe M113 bị bắn hỏng. Theo tài liệu Mỹ, quân Mỹ “đếm được” 198 thi thể Quân Giải phóng và ước tính 250 bị thương.
Theo tài liệu ta, sư đoàn 9 có 109 hy sinh và 200 bị thương.

_______________________

Sau đó hai tuần, ngày 27-11-1965, ta phục kích Trung đoàn 7/Sư đoàn 5 VNCH ở đồn điền cao su Dầu Tiếng
Phía VNCH chết 300 người, bị bắt sống 60 và 3 cố vấn Mỹ
Hình ảnh dưới đây do Horst Faas chụp vài hôm sau trận đánh, phía VNCH mới dám đưa người đến lấy xác

 

pipe

Xe tăng
Biển số
OF-27297
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
1,143
Động cơ
497,640 Mã lực
Bài Mậu Thân của cụ đâu hết rồi, cụ post lại đi...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top