Trận Bàu Bàng ngày 12-11-1965
Đầu tháng 11-1965, quân báo Mỹ nhận định các đơn vị của sư đoàn 9 Quân Giải phóng và Tiểu đoàn Phú Lợi đang hoạt động ở khu vực Bàu Bàng (Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương) dọc đường 13.
Ngày 10-11-1965, Lữ đoàn 3 Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ mở cuộc hành quân Bushmaster I nhằm giải tỏa và kiểm soát đường 13, hỗ trợ cho sư đoàn 5 VNCH.
Sáng 12-11-1965, Sư đoàn 9 (thiếu) Quân Giải phóng tấn công lực lượng Mỹ ở ấp Bàu Bàng.
Trong 2 ngày đầu tiên của cuộc hành quân Bushmaster I, quân Mỹ không gặp trở ngại gì.
Chiều 11-11-1965, cụm quân đóng lại tại khu vực phía nam ấp Bàu Bàng gồm đại đội A tiểu đoàn 2/2 bộ binh; đại đội A (xe bọc thép) tiểu đoàn kỵ binh 1/4, tiểu đoàn bộ và đại đội C (pháo 105mm) tiểu đoàn pháo binh 2/33 (Tính theo biên chế trên giấy tờ, tổng cộng khoảng 600-650 quân, khoảng 20 xe bọc thép và 6 pháo 105mm).
Sáng 11-11-1965, Bộ chỉ huy Sư đoàn 9 Quân Giải phóng quyết định tập trung lực lượng toàn sư đoàn (thiếu trung đoàn 1) tiến công quân Mỹ ở Bàu Bàng. Lực lượng trực tiếp tham gia trận đánh là trung đoàn 2 (trung đoàn Đồng Xoài) được tăng cường tiểu đoàn 1 trung đoàn 1 (trung đoàn Bình Giã) và 2 đại đội của tiểu đoàn 8 trung đoàn 3. Tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 làm dự bị. Tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện. Do triển khai gấp, hầu hết các Ban chỉ huy Trung đoàn đều không liên lạc được với các tiểu đoàn, trừ tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 vẫn liên lạc được với Ban chỉ huy sư đoàn.
04h10 ngày 12-11, toàn bộ các đơn vị Mỹ được báo động để sẵn sàng tiếp tục cuộc hành quân vào lúc 05h30. Lúc 05h06, đạn cối dội xuống trận địa phòng ngự và tiếp theo đó là các đợt xung phong của bộ binh Quân Giải phóng. Trận đánh Bàu Bàng bắt đầu.
Trong 2 đợt tấn công đầu tiên, QGP tấn công từ phía nam lên và phía đông sang nhằm vào khu vực do đại đội A xe bọc thép và 1 trung đội bộ binh Mỹ phòng thủ. Tuy nhiên 2 đợt tấn công này bị hỏa lực của các xe bọc thép đẩy lùi.
Đến 07h00, QGP mở đợt tấn công thứ 3 và lớn nhất từ hướng bắc có súng cối và ĐKZ yểm trợ, đánh vào khu vực do đại đội A tiểu đoàn 2/2 BB (thiếu 1 trung đội) và đại đội C pháo 105mm phòng thủ. Các đợt xung phong bị hỏa lực súng bộ binh và pháo 105mm bắn thẳng của quân Mỹ ngăn chặn quyết liệt, tuy nhiên cũng đã có 1 tiểu đội QGP lọt qua vành đai phòng thủ, dùng lựu đạn tấn công khẩu đội 1 pháo 105mm làm chết 2 và bị thương 4 lính Mỹ.
Từ 06h45, quân Mỹ sử dụng cường kích A-1H và A-4 của HQ chi viện, đồng thời ném bom CBU vào các vị trí được cho là nơi đặt cối và ĐKZ của QGP trong ấp Bàu Bàng.
Trước tình hình khó khăn, BTL sư đoàn 9 QGP quyết định đưa lực lượng dự bị là tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 vào trận. Khoảng 09h00, QGP tăng cường tấn công từ hướng tây bắc. Các đợt xung phong tiếp tục bị quân Mỹ đẩy lùi. Lần này Mỹ sử dụng 1 phi đội F-100 ném bom napalm trực tiếp xuống bộ binh và các vị trí súng cối của QGP.
Trận đánh kéo dài trong khoảng 6 giờ, sau đó QGP tổ chức rút lui về hướng tây bắc.
Kết quả:
Trong trận Bàu Bàng, phía Mỹ tổn thất 20 chết và 103 bị thương, 2 xe bọc thép M113 và 3 xe M106 chở cối 106,7mm bị phá hủy, 3 xe M113 bị bắn hỏng. Theo tài liệu Mỹ, quân Mỹ “đếm được” 198 thi thể Quân Giải phóng và ước tính 250 bị thương.
Theo tài liệu ta, sư đoàn 9 có 109 hy sinh và 200 bị thương.
_______________________
Sau đó hai tuần, ngày 27-11-1965, ta phục kích Trung đoàn 7/Sư đoàn 5 VNCH ở đồn điền cao su Dầu Tiếng
Phía VNCH chết 300 người, bị bắt sống 60 và 3 cố vấn Mỹ
Hình ảnh dưới đây do Horst Faas chụp vài hôm sau trận đánh, phía VNCH mới dám đưa người đến lấy xác