[Funland] Việt Nam xưa (Phần 1)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ga Hàng Cỏ, Hà Nội khoảng 1930


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội 1915


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội đầu thế kỷ XX
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ga Hàng Cỏ, Hà Nội


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội đón Toàng quyền Đông Dương


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội 1940


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội lúc mới xây dựng
 
Chỉnh sửa cuối:

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Thưa cụ Ngao5, trường này bây giờ là chỗ nào ở Hà nội.
Cụ có các ảnh về Đông dương học xá thời kỳ mới xây và thời Pháp?
Hình như là Đại học Dược hiện nay, chỗ phố Lê Thánh tông cụ ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Thưa cụ Ngao5, trường này bây giờ là chỗ nào ở Hà nội.
Cụ có các ảnh về Đông dương học xá thời kỳ mới xây và thời Pháp?
Có ạ, em mới post được 250/1000 hình về Hà Nội
Chắc nằm trong số 750, khoảng 10-15 hình từ lúc Đại học Đông Dương mới xây dựng

Đại học Đông Dương, thời em đi học gọi là Đại học Tổng hợp Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông (em mài đũng quần trường này năm 1967) do cụ Nguỵ Như Kontum làm Hiệu trưởng.
Mặt trước nhìn thẳng vào phố Lý Thường Kiệt , xế cạnh có vườn Tao Đàn hình tam giác với Đại sứ quán Anh đầu đường Lý Thường Kiệt



bên cạnh là Đại học Y khoa, sau đổi thành Đại học Dược, cả hai trường thông nhau, chung sân


Đại học Y khoa lúc mới xây dựng


Đại học Đông DươngĐông Dương học xá là hai chỗ khác nhau
Đông Dương học xá là ký túc xá của sinh viên, ở Bạch Mai, gần Đại học Bách Khoa ngày nay
 
Chỉnh sửa cuối:

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,278
Động cơ
495,633 Mã lực
Garnỉer có 60 lính mà chiếm thành Hà Nội quân số gần chục ngàn sau 2 ngày.
Rivier có 600 lính cũng trong 2 ngày hạ thành Hà Nội.
Không hiểu đánh đấm kiểu gì.
Hai ông Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu viết nên chương tối nhất của lịch sử quân sự Việt Nam. Không chịu tự tử thì về triều đình cũng trị tội.
Cụ nói chuẩn
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,235
Động cơ
528,859 Mã lực
Garnỉer có 60 lính mà chiếm thành Hà Nội quân số gần chục ngàn sau 2 ngày.
Rivier có 600 lính cũng trong 2 ngày hạ thành Hà Nội.
Không hiểu đánh đấm kiểu gì.
Hai ông Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu viết nên chương tối nhất của lịch sử quân sự Việt Nam. Không chịu tự tử thì về triều đình cũng trị tội.
Vầng, mỗi lần nghĩ về 2 trận này là một lần xấu hổ.
Chắc cùng đám lính tây tấn công thì cũng có không ít "đồng bào" công giáo tiếp sức. Buồn buồn là...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ga Hà Nội thời kỳ ta mới tiếp quản Hà Nội
Xe Pobeda Liên Xô thời đó là xe cấp cho hàm Bộ trưởng





14 h ngày 22-11-1972, bom Mỹ ném trúng giữa nhà ga Hà Nội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ga Long Biên (thời đó gọi là Ga Đầu Câu)


Ga Thường Tín


Ga Thường Tín
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Gara ô tô ở đường Trần Quang Khải ngày nay, chỗ dốc cầu Chương Dương xuống về phía Nguyễn Hữu Huân. Chỗ dốc này lớ ngớ dễ phang xe máy lắm phải không các cụ



Cổng làng Dương Liễu, Hà Đông
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Hà Nội 1951
Giữa hình là ga Hàng Cỏ, gần dưới phía trái là Vườn hoa Canh Nông, trước cửa Bảo tàng quân đội ngày nay, sân Câu lạc bộ Quân đội và sân Cột Cờ đáy hình
Đường Lê Duẩn và Giải phóng ngày nay toàn ruộng

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Đại học Đông Dương, chụp từ đầu đường Lý Thường Kiệt
phía sau là tháp nước tròn của Quân Y viện 108, được xây dựng cùng thời với Tháp nước phố Hàng Đậu




Đại học Đông Dương đầu thế kỷ XX




Giảng đường chính, xây dựng năm 1904
Ghế gỗ vẫn chắc như cách đây trên 100 năm


Đại học Đông Dương 1950
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Đại học Đông Dương 1950, cổng 19 Lê Thánh Tông





Đại học Đông Dương 1950
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Đại học Y Khoa, p0hố Lê Thánh Tông, nay là Đại học Dược




 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Tượng Nữ thần Tự do (1/16 kích thước tượng Nữ thần Tự do ở New York) đứng trên nóc Tháp Rùa 5 năm từ 1891-1896. Năm 1896 tượng được rời về Vườnb hoa Cửa Nam, dân chúng gọi là Vườn hoa Bà Đầm Xoè.




 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
3,361
Động cơ
506,371 Mã lực
Henri Rivière với cuộc đánh chiếm Thành Hà Nội lần thứ hai (25-4-1882)

Tuy nhiên nếu trong nam tổ chức hành chánh suôn sẻ, ngoài bắc sự việc không đơn giản.
Với chính quyền địa phương, mặc dầu đã có ký những quy ước, thỏa thuận đủ loại chẳng hạn để cấp đất đai xây lãnh sự quán, chỗ ở cho quân binh đúng vào nơi Trường Thi phải thương lượng... Viên lãnh sự không thể làm bất cứ gì cũng được. Trạm thuế quan dựng lên trên sông Hồng chẳng thu được gì vì chính quyền địa phương đã thu trước. Dù sao chẳng có mấy hàng hóa vì những hàng sản xuất nhiều như gạo, lụa... không được phép xuất cảng.
Trong khi ấy, ở Paris, chính phủ Albert de Broglie (1821-1901) không muốn ủng hộ cuộc chinh phục xa xăm, tốn kém. Phải đợi đến năm 1877, nhiều nhà chính trị như Jules Ferry (1832-1893) nuôi mộng xâm chiếm những không gian rộng lớn để du nhập một nền văn minh hiện đại, lấy kế hoạch thuộc địa làm lý tưởng cần thiết cho những nước Âu châu đồng thời nâng cao uy tín của nước Pháp.
Trong mắt họ, Bắc Kỳ không chỉ còn là nơi làm bàn đạp để tiến vào Vân Nam mà trở thành một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu, đồng bằng trồng trọt ngũ cốc, núi non cung cấp nhựa gỗ, bên cạnh biết bao hầm mỏ than đá, kim loại...
Tháng bảy 1881, Quốc hội Pháp bỏ phiếu tăng ngân quỹ chiến tranh, tháng 3-1882 cho phép viên toàn quyền miền nam gởi quân ra bắc.
Chỉ huy một toán 700 quân binh trên bốn pháo hạm nhỏ, Đại úy hải quân Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội ngày 25-4-1882 sau khi tối hậu thư đòi giải binh không được thi hành. Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình) Hoàng Diệu (1828-1882) đốc quân chống giữ anh dũng nhưng chỉ cầm cự được hai tiếng đồng hồ, trong tình thế tuyệt vọng ông ra lệnh tướng sĩ giải tán để tránh thương vong. Còn lại một mình, ông chạy lên hành cung, cắn ngón tay lấy máu thảo tờ di biểu tạ tội dâng vua, lậy vọng về Triều rồi ra trước võ miếu theo gương Nguyễn Tri Phương dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử.
Thời gian 1828-1882 là sao ạ Cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ngày 11-7-1890, đã diễn ra lễ hội lớn khánh thành tượng Paul Bert dưới sự chủ toạ của toàn quyền Piquet. Pho tượng được dựng ngay tại nơi đặt phiên bản thu nhỏ của thần Tự do.
Người ta hạ bức tượng đồng của Bartholdi xuống khỏi bệ, và trong khi chờ đợi chiếc bệ bằng đá hoa cương núi Vosges dành cho tượng Paul Bert, cả hai pho tượng được đặt tạm bên nhau trên hai nền đất đắp cao.
Lễ khánh thành đã diễn ra với sự có mặt của con gái người quá cố và chồng bà ta, ông Klobukowski, công sứ Pháp ở Yokohama, nguyên chánh văn phòng của toàn quyền Paul Bert, sau này trở lại làm Toàn quyền Đông Dương năm 1908.
Từ đấy vườn hoa được người Việt gọi là Vườn hoa Bôn Be, nhưng để cho tiện nhiều người vẫn gọi đó là Vườn hoa Nhà kèn, vì ở đây có dựng lên một nhà bát giác để hàng tuần đội kèn đồng của nhạc binh Pháp ra biểu diễn.
Vấn đề bây giờ là phải tìm một chỗ mới để đặt tượng thần Tự do, việc này được đưa ra bàn nhiều lần ở Hội đồng thị chính. Một ông uỷ viên Hội đồng đề xuất nên đặt pho tượng đồng tại quảng trường Cocotier, tức quảng trường Cây Dừa, sau được đổi thành quảng trường Négrier (nay là quảng trường Đông Kinh nghĩa thục). Nhưng một ông uỷ viên khác, ông Daurelle gợi ý nên đưa thần Tự do lên nóc chiếc tháp giữa Hồ Gươm, gọi là Quy Sơn Tháp hay Tháp Rùa. Người ta đổ khuôn tượng một người đàn ông đặt thử lên nóc tháp xem nó ra sao.
Chủ trương này đã được báo chí thời đó lên tiếng chế giễu ầm ĩ. Báo L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc kỳ), lúc bấy giờ mang tinh thần chống tôn giáo, viết: “Thần Tự do đứng trên nóc chùa, đó là ánh sáng chiến thắng sự ngu dân. Và cớ sao ta không đặt ông tượng Phật lớn tướng của chùa Quán Thánh lên nóc Nhà Thờ Lớn nhỉ?”
Cũng trên tờ báo đó người ta đặt câu hỏi: “Vậy thì tượng đặt trên Tháp Rùa sẽ quay lưng về đâu? Vào Nhà Chung hay vào Nhà Ngân hàng, vào toà Thị chính? Và liệu quyết định ấy có gây nên sự động lòng tự ái cho vô số người không?”
Cuối cùng, khi tượng đã yên vị trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về hướng vườn hoa Paul Bert, báo L’Indépendance Tonkinoise (Nền độc lập của Bắc kỳ) gọi đó là một chuyện nhố nhăng và viết rằng: “Người đi bảo hộ và người được bảo hộ ôm hôn nhau ngay cả trong dựng tượng” và dí dỏm nói thêm “tượng đặt lên tháp rồi, vậy ta sẽ đặt cái gì lên tượng đây?”.
Và ông Albert Cezard đã trả lời câu hỏi đó: “Đậu lên tượng chính là những con quạ và chim bói cá mỗi ngày một hiếm với sự tổng vệ sinh hồ ngày một tốt”.
Cuối cùng, trước phản ứng của công luận (tất nhiên là của người Pháp), người ta phải di dời tượng thần Tự do về quảng trường Neyret, tức Vườn hoa Cửa Nam.
Và cũng từ đấy người Việt Nam có thêm một tên gọi mới, gọi Vườn hoa Cửa Nam thành Vườn hoa Bà Đầm xòe, vì không ai biết ý nghĩa của pho tượng đó (sau này được gọi là Vườn hoa Bách Việt).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Tjg Nữ thần Tự do - Bà Đầm Xoè – tại vườn hoa Cửa Nam













 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top