- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,222
- Động cơ
- 1,131,934 Mã lực
Cây đa cổ thụ Cổ Loa, Đông Anh và đền Cổ Loa
Quân Cờ đen hình như giết được tướng gì đó của Pháp tại Cầu Giấy sao ấy các cụ nhỉ?2-1885 - dân công Annam. gánh vác lương thực và đạn dược trong cuộc chiến tranh Pháp Hoa, nghỉ dọc đường
2-1885 - Quân Pháp chiến thắng Quân Nhà Thanh, bắt được nhiều vũ khí và tù binh
Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc vị bắt làm tù binh
Quân Cờ Đen là tàn quân Lực lượng Thái Bình Thiên quốc, chống nhà Thanh. bị nhà Thanh đánh đuổi, chạy sang Bắc Kỳ, và chống lại Pháp, thời kỳ Pháp đánh chiếm Hà Nội
Đội quân này đồn trú rac rác từ Cầu Giấy, Quốc Oai, Sơn Tây và sau đó rút qua sông Hồng sang Phủ Hưng Hoá (Tam Nông, Phú Thọ ngày nay)
Phủ Hưng Hoá lúc đó rất rộng: bao gồm Phú Thọ, Việt Trì..
Quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, thỉnh thoảng mở những cuộc tập kích chớp nhoáng đánh quân Pháp. Số lính tử trận vứt xác xuống Cắc Cớ, Chùa Thày, Sơn Tây
Sau này Pháp mở những chiến dịch tiễu trừ, quân Cờ Đen phải bỏ Sơn Tây, Tam Nông chạy lên Suối Giàng, Nghĩa Lộ. Họ mang giống chè Tuyết San sang trồng để sinh kế. Trà Suối Giàng chính là của đám tàn quân Cờ Đen này.
Sống trên núi chỉ là tạm thời, lâu dần người Pháp cũng quên họ, và khoảng 1930, họ xuống núi tản về những khu đô thị sinh sống, buôn bán (Hàng Buồm Hà Nội có một số người từng là Quân Cờ Đen về ở)
Người H'Mong tiếp thu những cây chè cổ thụ của Quân Cờ Đen từ đó
Thanks cụ ngao. Xem ảnh cụ e thấy các cụ xưa cũng chiếm vỉa hè để bán hàng như bây giờ... hà nội ngày xưa, việt nan ngày xưa trông nghèo nàn quá vs trung quốc xưa.. ko biết bao giờ vn ta vươn lên, to đẹp hơn a tàu đâyPhố Hàng Thiếc năm 1915 - ảnh gốc đã post ở trên
Phố Hàng Thiếc
Hai ảnh dưới thấy giống cảnh Chùa Láng.Đền thờ Hai Bà Trưng ở Đồng Nhân, Hà Nội
Cụ có nhiều tư liệu quý quá!Vì em ở Hải Phòng, xa các cụ ở Hà Nội
Em mong một cụ nào đứng ra làm Mạnh Thường Quân, mua một PC, lấy chỗ cho mọi người (bất kể ai, kể cả OF) đến đó copy TẤT CẢ những hình em đã có trong máy của em. FREE
Đến thời điểm này, kho hình của em đã chứa 50 Gb
Hàng ngày em vẫn update thêm hình, cứ vài tháng một lần, em sẽ lên Hà Nội update THÊM những hình ảnh mới (không xoá những cái cũ mà chỉ có thêm)
Em mong đó là một thư viện lịch sử nhỏ để chia sẻ với tất cả mọi người và không muốn công sức gần 20 năm sưu tầm của em bị lãng phí
Kính
Nếu được cụ share các tài liệu này thì hay quá ..Rất đáng để lưu trữ lại cho thế hệ sau ..Cụ Ngao5 tạo account ở Fshare rồi up file lên đó được đó ạ. Theo policy (https://www.fshare.vn/policy_payment), cụ đắng ký thì 1 tài khoản Free dc 50GB để lưu & share ạ.
Hoặc cụ cho e địa chỉ, e sẽ gửi 1 ổ USB 64GB đến nhà cụ, cụ copy rồi gửi lại cho e ạ, e sẽ up lên các cloud để share ạ.
Nhà đấu xảo này Pháp xây quá đẹp. Sau này anh Liên xô xây cái cung hữu nghị xấu kinh hồn.Hình chụp từ Tháp Cột Cờ
Đường lớn giữa hình là Điện Biên Phủ ngày nay
Phía xa giữa hình là Đấu Xảo - Toà nhà cao chóp tròn là Bảo tàng Long, chỗ này bị bom Mỹ phá huỷ năm 1944, vị trí Bảo tàng Long nay là Cung Ldg Việt - Xô với billiard, quán ăn, giải khát trông khá nhếch nhác
Từ năm 80 trở về trước mà có đôi giày đi là rất sang rồi. Toàn dân đi chân đất, khá hơn tí thì đi dép, đi guốc mộc.Đấu xảo Hà Nội 1902, trước Cung triển lãm. Xem kỹ hình thì thấy mọi người Việt đều đi chân đất, ngay cả các cụ áo dài khăn đóng. Cụ nào trên tay cũng mang theo một cái ô, một tài sản có giá trị vào thời này mà không phải ai cũng có được!
Quảng cáo cho Đấu Xảo Hà Nội
Cám ơn Cụ đã cho em ngược dòng lịch sử ..Bây giờ em mới biết xuất xứ của từ Tonkin ( thấy ghi nhiều trên các đường phố cửa hàng mà không hiểu ý nghĩa cứ nghĩ là tên của 1 hãng nào đó ..)Ông thứ nhất: Francis Garnier
Francis Garnier sinh ngày 25-7-1839 ở Saint-Etienne, vào học truờng hải quân năm 1855, Francis Garnier là một bộ mặt hấp dẫn nhất trong thời kỳ Pháp đánh chiếm Đông Dương. Lần lượt Francis Garnier theo Đô đốc Charner tấn công Chí Hòa, được bổ nhậm thanh tra sự vụ bản xứ trong ban quản trị Chợ Lớn, rồi cộng tác với Đại tá hải quân Doudart de Lagrée trong Phái đoàn Khám phá sông Mekong. Ở Thượng Hải, ông nghiên cứu giao thông trên sông Dương Tử và con đuờng lên Tây Tạng. Tháng 10-1873 ông được đô đốc Dupré triệu về Sài Gòn vì "công việc quan trọng", để phái đi Bắc Kỳ giải quyết cuộc thương lượng giữa nhà buôn Jean Dupuis và các nhà chức trách địa phương.
Jean Dupuis là ai?
Jean Dupuis (1829-1912), sinh tại Saint-Just-la-Pendue cạnh Roannes (tỉnh Loire), ông bắt đầu hành nghề ở Ai cập, sau đó theo một cuộc viễn chinh qua Trung Quốc đồng thời với Trung úy Francis Garnier. Ông định cư ở Hán Khẩu và được Kinh lược Vân Nam đặt mua một số khí giới.
Sau chuyến đi khám phá Mekong trở về Hán Khẩu, Francis Garnier gặp lại Jean Dupuis và khuyên ông này, muốn chở hàng hoá, cần phải tìm cách ngược dòng sông Hồng vào Trung Quốc.
Mặt khác, Jean Dupuis cũng muốn tìm cách giao thông dễ dàng giữa miền tây nam Trung Quốc với Biển Đông, đặc biệt vịnh Bắc Bộ.
Ông giải thích cho các nhà cầm quyền Vân Nam tất cả những mối lợi của con đường này và nhất là thành công thuyết phục được họ làm môi giới với những nhà cầm quyền An Nam để tổ chức một chuyến đi rất nguy hiểm luôn phải đương đầu với những **** cướp ngoài biển cũng như trên sông.
Mặc dầu không có sự hợp tác bên phía An Nam, năm 1871, ông thành công đi về giữa Hà Nội và Vân Nam, chứng minh sông Hồng là một con đường giao thông thuận lợi. Ông liền về Pháp mua 7.000 khẩu súng, 30 khẩu đại bác, đem về Hồng Kông trang bị hai pháo hạm nhỏ, một tàu sà lúp và một chiếc thuyền mành, tiến vào sông Hồng và ngày 20-2-1873 và đến biên giới Vân Nam.
Sau khi trao hàng, ông chở về Hà Nội một số hàng thiếc. Những nhà chức trách Bắc Kỳ đến nay chỉ cấm nhân dân giúp các người Pháp, gây ít nhiều khó khăn hành chánh, nay thấy Jean Dupuis quá tự tiện sử dụng sông Hồng không một lời xin phép, liền cho bắt giam tên tay buôn quá quắt này.
Từ Sài Gòn, đô đốc Dupré liền phái Francis Garnier ra thương lượng ở Hà Nội thời ấy còn mang tên Đông Kinh, người Pháp phiên âm ra Tongking rồi Tonkin.