Cụ nào biết vì sao Tòa thị chính Hà Nội lại gọi là Tòa Đốc lý, thị trưởng Hà Nội lại gọi là Đốc lý Hà Nội không ạ?
Thưa cụ
Dưới thời nhà Nguyễn, các quan đầu tỉnh gọi là Tổng Đốc: thí dụ Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu...
Dưới thời Pháp thuộc, Bắc Kỳ là "xứ bảo hộ" của người Pháp
Người Pháp cử ra một viên
Công sứ để theo dõi và giám sát hoạt động của các quan An Nam (do họ đưa ra với sự "chấp thuận" trên danh nghĩa của Triều đình Huế).
Người đứng đầu Toà hành chính của tỉnh được gọi là Đốc Lý (tương đương Thị trưởng, Chủ tịch UBND ngày nay)
Dưới Đốc Lý là các quan đầu7 ngành địa phương: gọi là ông Đốc (không có lý)
Thí dụ Quan Đốc học: Giám đốc Sở Giáo Dục
Quan Giám binh....
Sau 1945, ta gọi là Thị trưởng Hà Nội (thay cho Đốc Lý)
Sau 1954, hệ thống của ta gọi các chức danh bao giờ cũng thêm chữ "nhân dân" vào:
Thí dụ Uỷ ban Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công An Nhân dân, Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Báo Nhân dân...
Tuy nhiên có loại lệ: Không có "Ngân hàng Nhân dân Việt Nam" mà là "Ngân hàng Quốc gia Việt Nam" sau chuyển thành "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"
Cụ nào làm ngành Ngân hàng giải thích hộ em sao lại không có "Ngân hàng Nhân dân Việt Nam" ạ?
Đây là Toà nhà Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng ngày nay
Lúc nhỏ ở Hải Phòng người dân gọi đó là Toà Đốc Lý, không ai gọi là Toà Thị chính