[Funland] Việt Nam xưa (Phần 1)

Longleg

Xe tăng
Biển số
OF-981
Ngày cấp bằng
28/7/06
Số km
1,209
Động cơ
587,280 Mã lực
Phố Lý Đạo Thành, đoạn phố ngắn, một đầu vào Lý Thái Tổ, đầu kia vào Tôn Đản. Đầu phía Tôn Đản có quán bia hơi nổi tiếng suốt thời 196x-198x, vật đổi sao dời, quán bia thành trụ sở Quận đội Hoàn Kiếm.
Quán bia này gọi là bai Bác Cổ, thời 3 hào 1 cố bia hơi, kèm theo 1 hào lạc rang gói trong bọc giấy báo hình thóp (câu bia kèm lạc là có vào thời này)
 

Longleg

Xe tăng
Biển số
OF-981
Ngày cấp bằng
28/7/06
Số km
1,209
Động cơ
587,280 Mã lực
Phố Tràng Tiền 1940. Ảnh: Harrison Forman



Ảnh: Harrison Forman
Bên trái những năm chiến tranh là Tiệm sách Hà Nội-Huế-Sài Gòn, ngày bé em hay lên đây mua tem (hồi đấy chỉ đủ tiền mua tem tạp, ko có tiền mua tem bộ)
Ngày đấy HN vào giờ hành chính rất vắng vẻ, phố xá hầu như ko có người (vì hồi đấy ko có tiểu thương buôn bán lẻ như bây giờ), chỉ lác đác có vài người đạp xe kiểu đi đưa công văn giấy tờ, trẻ con thì toàn lũ trốn học đi chơi (như mình :P )
 

H2MQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-427315
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,419
Động cơ
230,327 Mã lực
Tuổi
47
Gớm, cụ tự ti thế, ko có những thứ đấy vẫn còn đầy công trình kt đẹp kiểu vn nhé, khuê văn các ở đâu, chùa 1 cột ở đâu, hoàng thành ở đâu....đoạn ngắn trong lịch sử thôi cụ. Có dấu ấn nhưng chưa phải vĩ đại đâu....à mà cụ đến huế vẫn thấy đẹp phải ko ạ?
=))=))=)) Vãi với cụ. Đầu chắc được nhồi mà éo có tí lọc nào. Cái chuồng chim mà cụ cũng tự hào thì đúng là vãi =))=))=))
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Thưa cụ
Dưới thời nhà Nguyễn, các quan đầu tỉnh gọi là Tổng Đốc: thí dụ Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu...
Dưới thời Pháp thuộc, Bắc Kỳ là "xứ bảo hộ" của người Pháp
Người Pháp cử ra một viên Công sứ để theo dõi và giám sát hoạt động của các quan An Nam (do họ đưa ra với sự "chấp thuận" trên danh nghĩa của Triều đình Huế).
Người đứng đầu Toà hành chính của tỉnh được gọi là Đốc Lý (tương đương Thị trưởng, Chủ tịch UBND ngày nay)
Dưới Đốc Lý là các quan đầu7 ngành địa phương: gọi là ông Đốc (không có lý)
Thí dụ Quan Đốc học: Giám đốc Sở Giáo Dục
Quan Giám binh....
Sau 1945, ta gọi là Thị trưởng Hà Nội (thay cho Đốc Lý)
Sau 1954, hệ thống của ta gọi các chức danh bao giờ cũng thêm chữ "nhân dân" vào:
Thí dụ Uỷ ban Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công An Nhân dân, Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Báo Nhân dân...
Tuy nhiên có loại lệ: Không có "Ngân hàng Nhân dân Việt Nam" mà là "Ngân hàng Quốc gia Việt Nam" sau chuyển thành "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"
Cụ nào làm ngành Ngân hàng giải thích hộ em sao lại không có "Ngân hàng Nhân dân Việt Nam" ạ?

Đây là Toà nhà Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng ngày nay
Lúc nhỏ ở Hải Phòng người dân gọi đó là Toà Đốc Lý, không ai gọi là Toà Thị chính





Cảm ơn cụ nhiều.
Nhà cháu không thấy ở đâu chức danh quan đầu tỉnh và cơ quan cai trị một tỉnh nó dài dòng như ở thiên đường.
Đến Trung quốc họ cũng gọi là thị trưởng, tỉnh trưởng, trách nhiệm rất rõ ràng chứ không phải cả Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm như ở đây.
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
330
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Những nước từng là thuộc địa của Pháp, hay trong khối Liên hiệp Pháp, thường là nghèo, vay nợ ngất ngưởng, tham nhũng tràn lan, độc tài......như các nước ở Bắc Phi đó

Tuy cùng là tư bản đế quốc, nhưng phong cách bọn Anh Mỹ thì rất khác, những nước nó từng đến, hay là đồng minh của chúng, thường có nền Cộng hoà được xác lập, và kinh tế thị trường, thể chế, quân sự khá phát triển.............. Hồng kong, Ma cao, Ấn Độ............

Thuộc địa của Pháp thì có nhiều công trình tiêu biểu, đẹp và lâu bền, Pháp nó đã làm cái gì là chuẩn luôn. Nhưng kinh tế kém
Suy cho cùng nó chỉ làm công trình để phục vụ mục đích cai trị, vơ vét tài nguyên mang về, hết là nó bỏ.........
Nó chỉ nuôi bộ máy cai trị, hay chính quyền bù nhìn thôi, còn dân chúng nó coi như nô lệ, mạt hạng. Nó tuyển phu phen sang các thuộc địa khác để khai mỏ, đồn điền cao su, ca cao............

Hệ thống đường sắt, Quốc lộ, Cảng biển, Sân bay................ dùng để phục vụ cho dân, cho xã hội, chỉ là thứ yếu, không phải là mục đích chính
Tuy nhiên cũng nhờ những thứ Pháp nó để lại mà VN được thừa hưởng những thành tựu KH - KT tiên tiến của Thế giới. Chứ không thì giờ không biết thế nào, khéo còn thua cả Lào =))
 
Chỉnh sửa cuối:

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
330
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
=))=))=)) Vãi với cụ. Đầu chắc được nhồi mà éo có tí lọc nào. Cái chuồng chim mà cụ cũng tự hào thì đúng là vãi =))=))=))
Sự pha trộn đa văn hóa, đa phong cách, cả kiến trúc Gothic của phương Tây, cả kiến trúc phong kiến phương Đông, cả văn hóa Nho giáo hàng ngàn năm.............. mới làm nên một Hà nội hào hoa thanh lịch và linh thiêng như hôm nay
Cụ ấy nói cũng không sai đâu ạ
Thiếu đi những đặc điểm ấy, thì Hà nội không còn là Hà nội, mà sẽ theo chiều hướng kiểu như Vieng chăn, hay Răng goon thôi
Hà nội mà không có Văn Miếu, Hồ Gươm, 36 phố phường................... hay cầu Long biên, Cột cờ HN.................thì có còn là Hà nội không.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Sự pha trộn đa văn hóa, đa phong cách, cả kiến trúc Gothic của phương Tây, cả kiến trúc phong kiến phương Đông, cả văn hóa Nho giáo hàng ngàn năm.............. mới làm nên một Hà nội hào hoa thanh lịch và linh thiêng như hôm nay
Cụ ấy nói cũng không sai đâu ạ
Thiếu đi những đặc điểm ấy, thì Hà nội không còn là Hà nội, mà sẽ theo chiều hướng kiểu như Vieng chăn, hay Răng goon thôi
Hà nội mà không có Văn Miếu, Hồ Gươm, 36 phố phường................... hay cầu Long biên, Cột cờ HN.................thì có còn là Hà nội không.
Tưc là thời nay nhìn thì thấy nó thiêng liêng vậy thôi. Xem ảnh ngày xưa thì toàn đường đất, mênh mông là nước, có gì đâu.
Pháp mà không vào thì HN lại giống Thái Nguyên, Thái Bình, Phủ lý, Vinh. Những thành phố do Việt Nam quy hoạch và xây.
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
330
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Giống là giống thế nào
Kinh thành phải so với kinh thành, thủ đô phải mang so với thủ đô chứ
Ngày xưa thì đường đất nhầy nhụa, sũng nước là phải rồi, nhưng nó là đường đất phố phường kinh thành Hà nội
Thái Nguyên hồi ấy chắc mỗi ngựa đi được, rừng núi hoang dã, dốc đèo quanh co rậm rạp
So với vùng đồng bằng như Nam Định, Hải Dương .......còn không được, nói gì Hà nội...........nói thế họ cười cho
Ngày ấy mà đàn bà quấn váy đũi, nâu sồng, đàn ông lê guốc mộc, đóng khố...............là giàu có, thượng lưu rồi đấy
Trừ Thăng Long ra thì còn nơi nào có Hoàng thành, tứ trấn,Hoàn kiếm, Ba Đình.............. nữa
Làm sao mà lấy mấy nơi kia ra làm ví dụ so sánh được, kể cả khi Pháp không vào Hà nội

Pháp vào cũng hay, vì lúc ấy dân mới biết làm sao mà có con chim sắt bay trên trời, biết cái bóng đèn đường nó ntn, cái oto uống xăng mà chạy nhanh hơn con ngựa, đàn bà biết cầm thỏi son, đàn ông biết ngậm điếu thuốc thơm, biết viết con chữ lên trang giấy kẻ ô ly................... Rồi biết hít hà, liếm mút cây kem lạnh bờ Hồ mang lại cảm giác tê buốt đê mê chưa từng gặp.............
Tóm lại cũng có cái được của nó
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,736
Động cơ
241,315 Mã lực
Những nước từng là thuộc địa của Pháp, hay trong khối Liên hiệp Pháp, thường là nghèo, vay nợ ngất ngưởng, tham nhũng tràn lan, độc tài......như các nước ở Bắc Phi đó

Tuy cùng là ****** đế quốc, nhưng phong cách bọn Anh Mỹ thì rất khác, những nước nó từng đến, hay là đồng minh của chúng, thường có nền Cộng hoà được xác lập, và kinh tế thị trường, thể chế, quân sự khá phát triển.............. Hồng kong, Ma cao, Ấn Độ............

Thuộc địa của Pháp thì có nhiều công trình tiêu biểu, đẹp và lâu bền, Pháp nó đã làm cái gì là chuẩn luôn. Nhưng kinh tế kém
Suy cho cùng nó chỉ làm công trình để phục vụ mục đích cai trị, vơ vét tài nguyên mang về, hết là nó bỏ.........
Nó chỉ nuôi bộ máy cai trị, hay chính quyền bù nhìn thôi, còn dân chúng nó coi như nô lệ, mạt hạng. Nó tuyển phu phen sang các thuộc địa khác để khai mỏ, đồn điền cao su, ca cao............

Hệ thống đường sắt, Quốc lộ, Cảng biển, Sân bay................ dùng để phục vụ cho dân, cho xã hội, chỉ là thứ yếu, không phải là mục đích chính
Tuy nhiên cũng nhờ những thứ Pháp nó để lại mà VN được thừa hưởng những thành tựu KH - KT tiên tiến của Thế giới. Chứ không thì giờ không biết thế nào, khéo còn thua cả Lào =))
Thuộc địa của Anh thì cũng tuỳ thôi cụ ơi.
Như Ấn độ, Pakistan, Bangladesh thì dân quá khổ.
Em nghe nói là Pháp đô hộ Đông dương còn bị lỗ.
Tiền cướp được không đủ bù tiền xây dựng và trang bị cho quân đội đánh nhau.
Các cụ cứ tưởng tượng làm đường sắt từ Bắc vào Nam tốn kém bao nhiêu. Làm đường sắt lên Đà Lạt mới gọi là cực kỳ tốn kém vì chênh lệch độ cao. Đầu máy phải thửa riêng. Đường sắt thiết kế riêng. Hệ thống nhà ga tàu hoả.
Hà nội, Sài Gòn, Hải Phòng xây lên gần như từ con số không. Toàn bộ các công trình công cộng: trụ sở chính quyền, đường sá làm mới hết.
Hệ thống sân bay.
Hệ thống đường từ Bắc vào Nam và các con đường liên tỉnh liên huyện.
Ngoài ra còn phải trang bị, nuôi quân để đánh nhau liên miên.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Quán bia này gọi là bai Bác Cổ, thời 3 hào 1 cố bia hơi, kèm theo 1 hào lạc rang gói trong bọc giấy báo hình thóp (câu bia kèm lạc là có vào thời này)
Cụ chủ thớt lại nhắc đến tên là bia hơi Cổ Tân? cám ơn cụ.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,736
Động cơ
241,315 Mã lực
Giống là giống thế nào
Kinh thành phải so với kinh thành, thủ đô phải mang so với thủ đô chứ
Ngày xưa thì đường đất nhầy nhụa, sũng nước là phải rồi, nhưng nó là đường đất phố phường kinh thành Hà nội
Thái Nguyên hồi ấy chắc mỗi ngựa đi được, rừng núi hoang dã, dốc đèo quanh co rậm rạp
So với vùng đồng bằng như Nam Định, Hải Dương .......còn không được, nói gì Hà nội...........nói thế họ cười cho
Ngày ấy mà đàn bà quấn váy đũi, nâu sồng, đàn ông lê guốc mộc, đóng khố...............là giàu có, thượng lưu rồi đấy
Trừ Thăng Long ra thì còn nơi nào có Hoàng thành, tứ trấn,Hoàn kiếm, Ba Đình.............. nữa
Làm sao mà lấy mấy nơi kia ra làm ví dụ so sánh được, kể cả khi Pháp không vào Hà nội

Pháp vào cũng hay, vì lúc ấy dân mới biết làm sao mà có con chim sắt bay trên trời, biết cái bóng đèn đường nó ntn, cái oto uống xăng mà chạy nhanh hơn con ngựa, đàn bà biết cầm thỏi son, đàn ông biết ngậm điếu thuốc thơm, biết viết con chữ lên trang giấy kẻ ô ly................... Rồi biết hít hà, liếm mút cây kem lạnh bờ Hồ mang lại cảm giác tê buốt đê mê chưa từng gặp.............
Tóm lại cũng có cái được của nó
Cụ bác sĩ Hocquard mà có ảnh chụp ở trang 1 cụ ấy kể về Hà Nội thế này:
Nhà cửa được xây dựng tuỳ theo ý thức của chủ nhà. Nó không theo một khuôn mẫu nào, không có một trật tự nào, nhiều nhà nhô ra đường. Mỗi nhà có một mái hiên bằng tre đan nhô ra, khiến lối đi của khách qua đường càng hẹp lại. Nếu một đám chảy xảy ra ở bên ngoài nhà thì chỉ có cách là chạy theo lối sau hay nhảy xuống ao hồ. Tôi có thể chỉ cho thấy ở sân trong một số ngôi nhà cổ những bể chứa nước phòng khi hoả hoạn” (4).

Cụ khác kể thế này về Hồ Gươm thơ mộng:

Các túp lều của dân bản xứ san sát nhau bên bờ hồ đến nỗi để xuống được hồ, sau khi rời những con đường, mặc dù khá bẩn nhưng vẫn đi được, người ta phải len lỏi qua những ngõ chật hẹp men theo hàng ngàn khúc quẹo quanh những ngôi nhà lá lụp xụp phía trong chen chúc đám dân cư khốn khổ, phải nhảy qua những vũng nước hôi thối và những đống rác” (5).
"Trừ các đường ở phố Khach (tức phố Mã Mây ngày nay - TG), ở giữa có một phần lát gạch, còn các đường khác đều bằng đất nện, đầy bùn và rác do cư dân hai bên đường và khách qua lại vứt ra mà không ai nghĩ đến việc quét dọn cả! Khi trời mưa, những con đường trở nên lầy lội, ở một số con đường, người ta phải xếp một hàng gạch nối nhau để người đi đường có chỗ đặt chân. Không có cống rãnh thoát nước, nước đọng lại khắp nơi, mùa viêm nhiệt mùi hôi thối bốc lên kinh khủng. Không cần nói cũng biết rằng những con đường đó là nguồn ổ dịch bệnh, các bệnh đậu mùa, thổ tả và sốt rét tàn hại hàng năm…” (2).
“Trong những khu phố giàu có, như phố Cờ Đen (tức phố Mã Mây ngày nay) của người Hoa (…) đường phố giữ gìn tử tế và có những ngôi nhà đẹp hai bên. Đường gồ sống trâu, lát đá tảng, hai bên có hai rãnh hẹp và sâu để dẫn nước mưa và nước thải xuống cống” (3). Qua đó ta có thể suy luận rằng người Trung Hoa đã có một quy tắc xây dựng đô thị từ lâu đời, nên phố xá của họ đỡ bị ô nhiễm hơn, còn thành thị của người Việt vốn chỉ là một ngôi làng lớn (Kẻ Chợ) nên không có một quy hoạch nào hết."
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Em kể sơ qua về Hải Phòng và Nam Định
Hải Phòng ngày nay nằm bên sông Cửa Cấm, xưa kia là bãi lầy vì phù sa từ những con sông hệ thống sông Thái Bình tất cả đổ ra biển phải qua Hải Phòng
Dân chúng chẳng có mấy (chứ không phải thưa thớt). Quê em nhiều đời ở Quán Toan, chỗ Khu công nghiệp Nomura trên Quốc lộ 5, các cụ từ Hà Nội về đều rẽ phải qua cầu đường sắt
Các cụ hình dung ngày xưa bên phải Quốc lộ 5 (cũ) gần Hải Phòng là sông Cấm, bùn lây, chẳng mấy ai qua lại vì sợ cướp
Ngay trung tâm Hải Phòng bay giờ có con sông Tam Bạc, tạm cho là một nhánh nhỏ của sông Cấm, giao nhau ở đầu Cảng Hải Phòng hiện nay
Trước đây trên 140 năm, người Hoa đến lập nghiệp ở Hải Phòng, họ nhìn bờ sông Cấm mà hãi, vì toàn bùn là bùn. Họ lập nghiệp bên bờ sông Tam Bạc vì ở đó có khu đất xây được nhà, trước gọi là phố Trung Quốc (sau 1979, ta gộp luôn với phố Lý Thường Kiệt để bỏ tên gọi này)
Tóm lại Hải Phòng thời đó, nói gần chính xác là khu buôn bán của người Hoa trên sông Tam Bạc, với dẻo đất dài 1,5 km rộng chừng 150 mét. Chấm hết.







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Trước khi chiếm được Bắc Kỳ, Triều đình Huế ký với Pháp, dành cho người Pháp một khu nhượng địa ở Hải Phòng
Nó đây ạ
Tác giả bức hình này còn nhiều hình Việt Nam thời kỳ 1880. Em sẽ đề cập ông này phần tới

 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,525
Động cơ
436,681 Mã lực
Hay quá, có ảnh Hải Phòng nhà em đây rồi. Mấy tấm này có file ảnh to không cụ?
Em quê gốc HP, hậu duệ con cháu bà Lê Chân đây cụ Ngao5 ơi. Tự hào vì thấy cụ Ngao cũng đồng hương với em ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Người Pháp muốn xây dựng một cảng biển để tàu buôn vào Việt Nam
Thoạt đầu họ chọn Hòn Gai và Cảng Cái Lân, nơi nước sâu, không có bùn
Nếu xây dựng ở Hải Phòng thì cảng luôn bị ngập bùn hàng năm phải bỏ ra số tiền lớn để nạo vét. Ở Hải Phòng trước đây có Công ty tàu cuốc, nạo vét, mà tử tù Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines, từng là sếp của Công ty này
Người Pháp cân nhắc mãi, cuối cùng đành phải chấp nhận xây dựng ở Hải Phòng vì đã có sẵn các thương nhân Trung Quốc
Cụ Bonnal, Công sứ Pháp ở Hải Phòng là người chứng kiến công việc mở mang thành phố Hải Phòng thời kỳ 1884-1890
Các cụ cứ hình dung thành phố Hải Phòng ngày nay xưa kia là một bãi lầy, dân cư thưa thớt
Chính vì xây dựng trên bãi lây, cốt đất Hải Phòng chỉ được 0,5 mét, thành thử ở Hải Phòng những hôm triều cường nước tràn vào thành phố
Cách đây 130-140 năm không lấy đâu ra đất để mà lấp bãi lầy
Người Pháp nghĩ ra một kế: đào một con kênh từ cổng cảng Hải Phòng chạy song song với sông Tam Bạc (nối với sông Tam Bạc) để hình thành khu nhượng địa địa, cho người Âu, cách biệt với người An Nam mà theo họ sống bẩn thỉu, dịch bệnh.
Khối lượng đất đào lên, bồi vào bãi bùn khu nhượng địa để xây dựng nhà cửa
Năm 1925, để mở mang thành phố, họ lại cho đào đất lấp con kênh đào cách đó 40 năm trước. Nhưng lấp 2/3 thôi, còn 1/3 con kênh đó có Công ty Caron đóng tàu cần chỗ hạ thuỷ tàu thuyền. Khúc kênh chưa lâp này được dân gọi là Sông Lấp, lúc đó hôi thối vì tất cả cống rãnh nước thải đổ vào đây. Năm 1985, ông Đoàn Duy Thành làm "cuộc cách mạng" lối sống cho người Hải Phòng bằng hai việc:
1. Sông Lấp được kè và xây đập để tạo thành một cái hồ sạch sẽ, tên mới là Hồ Tam Bạc (những người nhiều tuổi như em vẫn quen tên cũ là sông Lấp)
2. Nhà vệ sinh công cộng với hố xí bệt ở đường Nguyễn Đức Cảnh, sát Nhà Triển lãm thành phố. Ngày 13-5-1985, kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng, người dân bàn tán xôn xao về chiếc hố xí bệt, sạch sẽ và cuộn giấy chùi đối với họ cũng "lạ lẫm". Số người Hải Phòng từng ở nước ngoài thì không lạ lẫm, chứ đa số nhân dân vẫn coi là "chuyện lạ", giống như 85 năm trước đây dân chúng Hà Nội xôn xao khi lần đầu tiên xem cuốn phim chiếu ở rạp Pathé (cạnh đền Bà Kiệu): phim có âm thanh
Nhà vệ sinh (nói đúng là hố xí) của nhà vợ em ở Bưởi, Hà Nội cũng rất kinh hồn, mãi tới 2003 mới thay đổi
Về nhà vệ sinh, các cụ nào học Đại học thì biết ký túc xá sinh viên thấu hiểu
Cụ bác sĩ Hocquard sống thêm một thế kỷ nữa thì những nhận xét trên cũng còn đúng
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Các cụ Hải Phòng yên tâm, ảnh của em là ảnh xịn, ảnh to. Khi nào đến phần Hải Phòng, em sẽ post và bình luận
Tạm vài hình Hải Phòng mà người Pháp xây dựng và khai hoá (các cụ nhẹ tay ném đá khi em sử dụng từ này)


Bến Tam Bạc, thuyền bè của người Hoa. Thẳng về phía trước mới là chỗ giao sông Tam Bạc và sông Cấm, cũng là cuối cảng Hải Phòng


Bến Tam Bạc nhìn từ phía sông Cấm




Bến Tam Bạc 1954 - ảnh xịn do người Mỹ chụp

Gặp hôm nước ròng, thuỷ triều thấp thì thuyền bè nằm đợi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Từ bãi lầy người Pháp đã xây dựng cảng biển lớn nhất ở Bắc Kỳ

















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Nhà máy Xi măng Hải Phòng khánh thành 1909 là một trong 4 nhà máy xi măng hiện đại nhất thế giới thời đó, sản xuất theo công nghệ Đan Mạch
(em không nói là lớn nhất đâu nhé)
1954 khi bàn giao cho chính phủ ta

1972 – bị Mỹ ném bom lần thứ hai
4-1967 Bom Mỹ đã đánh tan tác nhà máy lần thứ nhất
Bây giờ anh Vượng đang xây đô thị cao cấp ở đây
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,145 Mã lực
Cầu cất gần nhà máy Xi măng để thuyền bè qua lại về đêm








 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top