[TT Hữu ích] Việt Nam xưa (Phần 1)

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Sau khi phân tích mọi yếu tố kỹ thuật do các dự án nêu ra, Tiểu ban này đã đi sâu nhận xét, so sánh giữa 4 dự án của hai Công ty Levallois Perret và Daydé & Pillé và cuối cùng đã kết luận rằng toàn bộ công trình mà dự án B của Daydé & Pillé đề xuất là “rất thoả mãn”. Vì vậy, mặc dù dự án của Daydé & Pillé có giá cao hơn của Levallois Perret là 3.253 frs 40 nhưng cuối cùng, ngày 30-12-1897, Tiểu ban Kỹ thuật của Hội đồng xét thầu đã quyết định đề nghị Toàn quyền Đông Dương chọn dự án của Daydé & Pillé, mặc dù có thư kháng nghị của Công ty Levallois Perret. Tuy nhiên, theo đề nghị của Tiểu ban, Công ty Daydé & Pillé phải sửa đổi một vài chi tiết kỹ thuật. Ngoài ra báo cáo của Tiểu ban Kỹ thuật còn nêu rõ rằng “đây là cây cầu mà hệ thống kim loại được sử dụng mang nét độc đáo và mới cần phải tính đến việc xây dựng nó ở Hà Nội”. Trên thực tế, đây là cây cầu thiết kế theo kiểu cầu có rầm chìa được Công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cây cầu ở Tolbiac (Paris), trên tuyến đường sắt Paris-Orléans.
Ngày 3-1-1898, Thống sứ Bắc Kỳ đã báo cáo kết quả xét thầu đề nghị Toàn quyền chuẩn y kết luận của Tiểu ban Kỹ thuật là chọn Công ty Daydé & Pillé làm nhà thầu chính thức. Báo cáo của Thống sứ Bắc Kỳ cũng nhắc lại kết luận của Tiểu ban Kỹ thuật rằng, cây cầu do Công ty Daydé & Pillé thiết kế sẽ là một cây cầu chắc chắn, trang nhã hơn của Levallois Perret và số tiền 3.253 frs 40 là một khoản chênh lệch quá nhỏ để hy sinh cho một sự tiết kiệm không đáng kể so với lợi ích kỹ thuật của dự án Daydé & Pillé mang lại.
Ngày 27-1-1898, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định chọn Công ty Daydé & Pillé làm nhà thầu chính thức với số tiền cho phép chi là 5.900.000 frs.
8 giờ sáng ngày 28-2-1902, vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Doumer cắt băng khánh thành cầu Long Biên











Cụ sưu tầm lưu giữ Dự án cầu Doumer cùng hãng thầu Daydé & Pillé vói rất nhiều tư liệu quý giá và chính xác. Những hình và comment của cụ còn đủ để báo chí làm loạt bài đăng báo online...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tháp Rùa 1908, nhìn kỹ có tượng Nữ Thân Tự Do trên đỉnh tháp. Ảnh Veesal
tượng Nữ Thân Tự Do (1/16 phiên bản chính) nang sang Hà Nội triển lãm, rồi để lại, thoạt đầu để ở vườn hoa con cóc sau chuyển lên nóc Tháp Rùa lấy chỗ xây dựng vườb hoa Paul Bert. Từ Tháp Rùa, tượng Nữ Thân Tự Do bị bứng một lần nữa đến Vườn hoa Cửa Nam, dân Hà Nội gọi là tượng Bà Đầm Xoè
Hôm 10-3-1945, sau khi Nhật Bản đảo chính Pháp, Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai cho phá bỏ tượng đài Pháp chiến dịch ở Hà Nội mà ông gọi là "văn hoá nô dịch"
tượng Bà Đầm Xoè không tránh khỏi số phận nghiệt ngã, mang ra Ngũ Xá , hồ Trúc Bạch nấu chảy
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Nhà cửa thời bấy giờ toàn là nhà tranh, vách đất, chứng tỏ dân rất nghèo. Chỉ có ít nhà giàu và nhà quan lại là nhà xây gạch.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cụ sưu tầm lưu giữ Dự án cầu Doumer cùng hãng thầu Daydé & Pillé vói rất nhiều tư liệu quý giá và chính xác. Những hình và comment của cụ còn đủ để báo chí làm loạt bài đăng báo online...
Vì trang này đăng hình, không phải tiểu luận
Tư liệu của em còn có bài viết của một người Pháp viết tỉ mỉ việc xây dựng cầu, hết bao nhiêu tiền, vua Thành Thái và Cựu Toàn quyền Doumer lên tàu hoả ra sao. Sách Việt Nam đã dịch in năm 2000 rõ ràng. Sao Lại Văn Sâm và các quan nhà ta chẳng chịu đọc gì hết
Em còn lưu trữ một phần bản thiết kế của cầu này, hoàn toàn kỹ thuật, vì đây là trang popular nên em không đưa vào


Vua Thành Thái và Toàn quyền Doumer cắt băng khánh thành cầu Long Biên, lúc 8h30 sáng hôm 28-2-1902
Nhân đây em kể chuyện tình thế oái oăm của cụ Nguyễn Khuyến hôm khánh thành cầu Long Biên
Năm 1902, vua Thành Thái từ kinh đô Huế ra Hà Nội dự lễ cắt băng khánh thành cầu Doumer (sau đổi tên thành Long Biên).
Các quan đại thần trong triều, các quan lớn hàng tỉnh, các bậc đại khoa, nhân sĩ danh tiếng đều được triệu ra dự lễ.
Thời điểm đó, cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về quê nội, nơi có trang viên của gia đình, gọi là Vườn Bùi, nằm ẩn khuất sau những lũy tre vùng đồng chiêm trũng xã Yên Đổ; rồi do sự phức tạp của thời thế, cụ bị ép lên Hà Nội làm gia sư cho gia đình quan Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Dù đôi mắt đã bị lòa, nhận được chỉ dụ, cụ Tam nguyên vẫn phải chống gậy bước ra nơi có lễ cắt băng khánh thành long trọng.
Trên lễ đài, nơi hàng ghế danh dự, ngồi cùng vua Thành Thái có quan toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và bà vợ thứ xinh đẹp của vua. Điều oái oăm là bà thứ phi này trước đó từng có tình ý với tiến sĩ Nguyễn Hoan, con trai trưởng của cụ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Hoan từng thề non hẹn biển với nàng, nhưng sau chẳng hiểu vì sao, Nguyễn Hoan lại chê, rồi hai người chia xa. Sau đấy, do thần thế của gia đình, nàng diện kiến được với đức vua, được vua đem lòng yêu, rồi cưới làm thứ.
Cái ngày nàng cùng vua ra Hà Nội dự lễ trọng, trông nàng thật đài các quý phái. Vào giờ khắc diễn ra lễ chào, tất cả các quan đều phải quỳ xuống vái lạy đức vua, thứ phi và quan toàn quyền Đông Dương Paul Doume. Cụ Nguyễn Khuyến rất khó xử.
Cụ có thể lạy vua chứ không thể lạy bà thứ phi, người đã từng suýt nữa thì thành con dâu cụ. Thế là lúc mà người ta quỳ rạp cả xuống thì cụ cứ lúng ta lúng túng như dẫm phải tổ kiến lửa, như gà mắc tóc. Vua Thành Thái nhìn thấy thế, tỏ ra không hài lòng, toan xử tội. Nhưng khi nhận ra đó là cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ rất nổi tiếng, vua đành nén giận.
Buổi lễ khánh thành vừa kết thúc, vua vời Nguyễn Khuyến đến gần, bắt cụ phải làm một bài thơ thật hay để hầu vua, tạ tội. Vua ngắm Nguyễn Khuyến một thoáng, rồi nói:
- Nhà ngươi từng là một viên quan rường cột của triều đình, thế mà mới rời triều chính có mấy năm mà sao trông đã tàn tạ như con trâu già thế kia? Bây giờ nhà ngươi hãy làm một bài thơ vịnh con trâu già ta nghe!
Nguyễn Khuyến suy nghĩ một thoáng tìm tứ, tìm câu từ, rồi cụ xin phép vua được đọc:

Một nắm xương khô, một nắm da.
Bao nhiêu cái ách đã từng qua.
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hỏa.
Tai nặng buồn nghe Ninh Tử ca.
Sớm thả vườn đào chơi đủng đỉnh.
Tối về thôn hạnh thở nghi nga.
Có người toan giết tô chuồng mới.
Ơn đức vua Tề lại được tha.


Cụ Tam nguyên mượn một cái tích cổ của Trung Hoa để viết nên bài thơ thể hiện đúng hiện trạng, tâm thế của mình: Ta ốm o tàn tạ như con trâu già chẳng qua cũng bởi đời quan chức của ta nhiều nỗi truân chuyên, tai ách; ta đã chán ngấy những việc như đốt lửa đuôi trâu của Điền Đan và những lời tấu hót xu nịnh như của Ninh Tử. Vì thế mà triều chính không ưa gì cái sự ngay thẳng của ta. Có kẻ muốn giết ta như giết một con trâu già đấy, vua có tha ta thì tha.
Thành Thái vốn là một ông vua có chút lòng hiếu nghĩa, vả lại ngài rất thích cái câu trong bài thơ "ơn đức vua Tề" mà ngài cho là cụ Tam nguyên có ý ví von với mình, cho nên ngài không những tha tội mà còn ra chỉ dụ ban thưởng cho Nguyễn Khuyến những món quà quý ngay trong ngày hôm ấy.

Lê Hoài Nam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Hà Nội 1896-1900 – Hồ Gươm











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Hà Nội đầu thế kỷ XX










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Đam tang ở Hà Nội đầu thế kỷ XX



















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Hà Nội 1954











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
1885 - nghệ sĩ đàn tam thập lục


Gia đình 3 thế hệ ở Bắc Kỳ


Đám tang Thống sứ Poulin ở Hà Nội 1902



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
một làng ngoại thành Hà Nội


Lễ hội


Cấy lúa ở Bắc Ninh


Người Hoa hút thuốc phiện và thuốc lào
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Đường Trần Quang Khải và Cột đồng hồ




Vói nước máy công cộng


Hà Nội đầu thế kỷ XX nhìn từ gác chuông NHà Thờ Lớn


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thuỷ Tạ


Trường làng 1909


Nhà máy nước Yên Phụ


Khoan giếng nước ngầm, nhà máy nước Yên Phụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cổng vườn bách thảo
Chỗ này bây giờ là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh



Nhà hát lớn Hà Nội


Ga Hàng cỏ 1921
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Bệnh viện Bạch Mai 1921 - bệnh viện làm phúc

trước đó 5 năm


Toà án Hà Nội


Ngân hàng Đông Dương
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Đền Trung Liệt, Gò Đống Đa 1960. Ảnh: Võ An Ninh



Công nhân nhà máy thuốc lá Hà Nội đầu thế kỷ XX


Toà Thống sứ Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX (nay là Bộ Thương Binh Xã hội)


Cột Cờ Hà Nội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
không rõ phố nào ở Hà Nội


Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội , phía trước là đường Lê Thái Tổ với Nhà thờ Tin lành (sau là Nhà xuất bản Âm nhạc)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top