Ngày 20-3-1934, vua Bảo Đại tổ chức đám cưới với cô Nguyễn Hữu Thị Lan tại điện Kiến Trung
Ngày 24-3-1934, cô Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong là Nam Phương hoàng hậu. Lễ tấn phong được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tâm.
Trên chuyến tàu thuỷ đưa Bảo Đại về Việt Nam tháng 8-1932, tình cờ trên tàu có cô Nguyễn Hữu Thị Lan và người cậu ruột (anh ruột mẹ cô Hữu Lan - lưu ý người miền Nam gọi anh em ruột của mẹ là cậu) tên là Lê Phát An đi cùng
Ông Lê Phát An là con trai cả của Lê Phát Đạt, tức Huyện sĩ, một người giàu nhất Đông Dương thời đó
Vốn yêu nghề nông, ông Lê Phát An cũng sang Pháp du học
Bảo Đại và cô Nguyễn Hữu Thị Lan từng gặp nhau trong một bữa cơm thân mật do ông Lê Phát An mời trong lúc tầu về Vũng Tàu
Một năm sau, trong dịp nghỉ ở Đà Lạt, vua Bảo Đại gặp lại cô Hưu Lan trong một bữa ăn tại dinh cơ của ông Lê Phát An
Họ cảm nhau và dẫn đến hôn nhân
Ngày 20-3-1934, vua Bảo Đại tổ chức đám cưới với cô Nguyễn Hữu Thị Lan tại điện Kiến Trung. Ông Lê Phát An tặng cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan 1 triệu đồng tiền mặt tương đương 20.000 lượng vàng để làm của hồi môn (theo thời giá ngày nay chừng 700 tỷ VND)
Cụ Huyện Sĩ (thân mẫu ông Lê Phát An) là người xây nhà thờ Huyện Sĩ ở Sài gòn
Ông Lê Phát An, được bố cho cai quản vùng đất lớn ở Gò Vấp, cũng cho xây dựng nhà thờ Hạnh Thông Tây, gần Tân Sơn Nhất
Đúng ra phải là Hanh Thông Tây
"Hanh thông" là làm việc gì cũng trót lọt, dễ dàng
Có lẽ dân chúng đọc trại thành Hạnh Thông Tây
Tương tự trường hợp con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Anh, thì bị đọc trại thành Sương Nguyệt Ánh
Tương tự trường hợp con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Anh, thì bị đọc trại thành Sương Nguyệt Ánh