[TT Hữu ích] Việt Nam xưa (4) các tỉnh thành Bắc Kỳ (trừ Hà Nội)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Những vụ xử chém khác ở Việt Nam



Quảng Yên 1905


Phúc Yên tháng 9-1909
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực

Cao Bằng 1902, thủ cấp được treo lên hàng rào
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Những nghĩa quân Yên Thế bị bắt và cầm tù
Một số người bị đày ra Côn Đảo hoặc sang châu Phi








 

campuchia.hp

Xe tải
Biển số
OF-369411
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
291
Động cơ
246,273 Mã lực


Bà Đặng Thị Nhu (vợ ba của Đề Thám) cùng con gái Hoàng Thị Thế bị bắt 12-1909 (hình ghi là Thị Nho)
Bà Hoàng Thị Thế được đưa sang Pháp học hành tử tế
Khoảng năm 1960 bà trở về nước và sống ở Khu tập thể Kim Liên. Bà xem tử vi cho nhiều VIP Việt Nam
Bà nói sẽ viết hồi ký kể về những bí mật "Yên Thế", trong đó đề cập tới "cái chết" (?) của cha bà, mà bà cho rằng sẽ động trời
Cụ nào biết cuốn hồi ký này không?
Em nợ các cụ post vài trang hình trước đã, rồi sẽ đề cập tới vụ bà Hoàng Thị Thế, tại sao lại được người Pháp dễ dàng đưa sang Pháp và cấp học bổng học hành?
Hy vọng sớm có bài viết của cụ về việc này.
Trân trọng,
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com

Thật sự em nín thở khi xem đến tấm ảnh này .
Không thể chân thực hơn .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Một số nghĩa quân Yên Thế bị đày ra Côn Đảo hoặc sang châu Phi. Bà Thị Nhu, vợ thứ ba của Đề Thám, bị đưa sang châu Phi, có tin giữa đường bà tự vẫn.
Bà Hoàng Thị Thế, 9 tuổi (con của Đề Thám và bà vợ ba Thị Nhu) được đưa sang Pháp, theo thoả thuận ngầm của cụ Hoàng Hoa Thám với Pháp
(em sẽ kể sau)



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ông Nguyễn Hữu Duệ là Phó chỉ huy Liên đoàn phòng thủ Dinh Tổng thống lúc xảy ra cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm tháng 11-1963
Ông Duệ là người Hưng Yên
Dưới đây. trích đoạn hồi ức của ông
Ái nữ và thanh gươm của quan Đề Thám
Nguyễn Hữu Duệ
Trích “Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm”

Ông bác của tôi là cụ Nguyễn Tất Tế, đậu cử nhân thời vua Thành Thái. Ngày đó cả Hưng Yên chỉ có hai vị đậu cử nhân, một là cụ Nguyễn Đình Tỵ ở làng Hoàng Xá, hai là ông tôi ở làng Nhật Lệ - huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên, hai làng ở gần nhau chỉ cách một cánh đồng độ hai cây số mà thôi. Cụ Nguyễn Đình Tỵ đậu thứ 8 và ông tôi đậu thứ 12. Hai gia đình rất thân nhau - hai người con gái của ông tôi lấy hai người con trai của cụ Tỵ. Ông bác của tôi vì không có con, cha tôi là người thừa kế, vì vậy tôi phải sang ở với ông tôi, coi như đầu sai, suốt ngày sau khi đi học về chỉ quanh quẩn bên cụ.
Vì gần cụ, chuyện gì cụ cũng kể cho tôi nghe. Riêng việc cụ giao thiệp thân tình với ông Đề Thám khi cụ làm tri phủ Yên Thế, là cụ không kể. Mãi sau này, khi Việt minh nổi lên, tôi đã lớn khoảng 16 tuổi, cụ mới kể cho nghe. Có lẽ trong thời Pháp thuộc, cụ không dám kể, sợ tôi nói bậy ra ngoài mật thám để ý chăng.
Trong nhà của ông bác tôi có một cái giá, trạm rồng thiếp vàng rất đẹp, kê một khẩu súng săn và 4 thanh gươm: hai thanh vỏ đồng đỏ trạm bạc kiểu Âu Tây, một thanh cong và một thanh thẳng, ông tôi nói là của một ông Công sứ đổi cho ông, lúc ông tôi làm tuần phủ Vĩnh Yên, lấy một cái chậu cắm hoa cổ đời Tống. Thanh gươm thứ ba vỏ bằng đồng đen, ông tôi mua được khi làm tuần phủ Cao Bằng (thời Từ Hy thái hậu, bên Tầu có loạn ở Kinh thành, thổ phỉ vào cướp các nhà quan và cung vua lấy rất nhiều đồ quý đem bán bên ngoài, có nhiều đồ bán sang tận Việt nam), ông tôi mua được thanh gươm này, cùng với một bộ bàn đèn thuốc phiện và một số đồ cổ nữa. Còn thanh gươm thứ tư, vỏ bằng gỗ khảm xà cừ, chuôi gươm bằng sừng chạy chỉ bạc, so với mấy thanh gươm kia thì thanh này xấu hơn, nhưng lưỡi gươm sắc hơn nhiều, ông tôi nói là của quan Đề Thám tặng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Vì thời gian quá lâu, vả lại lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ nhớ trong lòng chứ không ghi chép nên tôi quên một số chi tiết, nhưng ý chính trong câu chuyện mà ông tôi kể (lúc Tây không còn cai trị nữa) cho tôi nghe về quan Đề Thám, thì tôi còn nhớ. Đại khái câu chuyện như sau.
Ngày ông tôi đang làm tri huyện ở Hà Đông (tôi không nhớ huyện gì và năm nào) thì được thăng tri phủ và bổ nhậm về phủ Yên Thế. Theo ông tôi, được thăng tri phủ mà phải bổ đi Yên Thế, thì chả có gì đáng mừng vì phủ ở miền trung châu, lại có đồn điền của ông Đề Thám (lúc ấy đã về hàng Pháp) nên rất khó khăn trong việc đối xử. Đặc biệt, thường khi được lệnh đổi đi đâu thì chỉ chào giã từ Công sứ và tuần phủ rồi đáo nhậm nơi mới sau khi trình diện Công sứ và Tuần phủ sở tại, nhưng trường hợp của ông tôi lại khác: khi chào Công sứ Hà Đông, ông này bảo ông tôi phải đi gặp ông Thống sứ Bắc Kỳ trước khi đi Yên Thế.
Khi gặp Thống sứ, ông này nhắc nhở ông tôi:
- Ông sẽ gặp nhiều khó khăn với Đề Thám, tôi được nhiều tờ trình là thuộc hạ của ông ta vẫn kiểm soát nhiều làng nằm ngoài vùng mà chính phủ đã chia cho ông ấy. Họ thu thuế ở các làng xung quanh vùng này và còn thu thuế chợ phủ nữa, nhất là ông Đề Thám vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều với người thiểu số trong vùng. Vì muốn yên bình, chính phủ đã phải chia cho ông Đề Thám một vùng đất để ông Đề lập đồn điền. Mặt khác, chính phủ cũng muốn ông Đề lộ diện để dễ bề theo dõi, nhưng theo tin tức thì ông Đề hãy còn để lực lượng lại các vùng xung quanh, v. v...
Ông tôi hỏi lại:
- Theo tôi, muốn được yên ổn thì hai bên cần phải giao thiệp với nhau để giải quyết những xích mích có thể xảy ra. Nếu tôi đi lại với ông Đề Thám, chính phủ có thể ngờ là thông với giặc. Nếu không giao thiệp thì rất khó cho việc cai trị.
Ông Thống sử nói ngay:
- Ông yên tâm, cứ giao thiệp và lấy tin tức. Tôi tin là ông đã làm quan thì không theo giặc mà đã theo giặc thì không làm quan. Tôi tin cậy ông nên mới bổ nhậm ông về Yên Thế.
- Thế còn đồn lính bảo hộ đóng ở phủ lỵ thì sao?
- Họ sẽ làm những gì ông yêu cầu, và bảo vệ phủ lỵ.
Ông tôi cũng nhắc lại những điều đó với Công sứ và tuần phủ sở tại. Ai cũng đồng ý là ông tôi nên giao thiệp với ông Đề Thám, để được dễ dàng trong việc cai trị.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Khi ông tôi đến nhận bàn giao, ông tri phủ cũ mừng ra mặt và nói:
- Quan bác đến đỡ cho tôi một gánh nặng. Ở đây nó phá quá, tôi chả đi được đến đâu và thỉnh thoảng lại bị cướp chợ, các tổng lý còn sợ chúng (ý nói thuộc hạ của ông Đề Thám) hơn cả sợ quan nữa.
Thế rồi ông đi ngay, sau khi các tổng lý đến chào từ biệt. Ông phủ cũ ở một mình trong phủ, không có gia đình. Ông tôi có bà đi cùng, và một người cháu gái. Ở phủ Yên Thế lính cũng đông hơn các nơi khác. Có khoảng trên ba chục người, do một người đội lệ và hai người cai coi sóc.
Chưa đầy một tháng sau khi ông tôi nhậm chức, đã xảy ra vụ cướp chợ do bộ hạ của ông Đề Thám đến thu thuế - họ thu thuế mỗi tháng một lần. Thế là vỡ chợ ồn ào, mà chợ thì ở gần ngay Phủ. Ông tôi đích thân cho lính phủ ra vây chợ, đồng thời nhờ lính đồn bảo hộ giúp sức. Kết quả có 7 người cướp chợ bị bắt đem về phủ giam. Đồn lính bảo hộ, do một thiếu uý người Pháp chỉ huy, có độ từ ba đến bốn chục lính Pháp trang bị súng máy và súng cối. Ông đồn trưởng vui thích lắm, nói với ông tôi là xưa nay chả ai nhờ vả gì đến lực lượng của đồn cả.
Sau khi lấy khẩu cung những người cướp chợ bị bắt, ông tôi được biết họ là một toán thuộc hạ của ông Đề, tự động đi thu thuế, chứ không có lệnh của ông Đề. Ông tôi bèn viết một lá thư cho ông Đề, kể rõ sự việc và nói sẽ thả những người bị bắt, xin ông Đề trừng phạt họ để làm gương, đồng thời yêu cầu ông Đề cho người ra lãnh họ về. Thư này do một người cai dẫn theo một người bị bắt đem vào đồn điền trình ông Đề.
Ngay ngày hôm sau, con trai ông Đề là ông cả Huỳnh (tôi không chắc nhớ đúng tên) đem một đùi nai ra phủ biếu ông tôi, cùng với một lá thư xin lỗi, trong đó ông Đề nói là ông không biết thuộc hạ đã làm bậy như vậy.
Người con trai ông Đề rất lễ phép và được ông tôi đón tiếp rất thân mật. Ông cả Huỳnh nói:
- Đáng lẽ cha con ra chào quan phủ, nhưng xin quan phủ hiểu cho, cha con ít ra vào chỗ công môn nên sai con đi. Nhưng cha con tha thiết mời quan phủ đến thăm.

Chú thích của ngao5
Cả Rinh của Cả Huỳnh là con nuôi Đề Thám
Cả Trọng mới là con đẻ của Đề Thám



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ông tôi vui vẻ nhận lời, hứa nếu có dịp quan Đề rảnh và được mời ông tôi sẽ vào thăm. Ông tôi nói ông là người đầu tiên của chính quyền nhận lời đến thăm ông Đề. Các quan khác không ai dám vào thăm, vì sợ bị nghi là tư thông với giặc.
Thế là khi ông cả đem thư mời của ông Đề đến, ông tôi nhận lời liền. Đến ngày hẹn, ông Cả ra phủ đón, ông tôi dẫn theo ông thừa phái, ông đội lệ và 6 người lính phủ đi cùng.
Đến trại, ông tôi được đón tiếp rất long trọng, đủ cả chiêng trống tù và, các đầu lĩnh của ông Đề đều có mặt và được ông cả giới thiệu từng người một. Ông Đề Thám ra đón ông tôi ở cửa nhà, ông mặc áo dài đen và chít khăn cẩn thận. Tiếp đó ông Đề mời ông tôi dự một bữa cơm cùng với các đầu lĩnh và con trai của ông. Đang ăn thì cô Ba (vợ ba ông Đề) ra mời chào. Cô Ba hết sức nhã nhặn, là người có nhan sắc và còn trẻ. Cô mặc áo dài, không đeo nữ trang.
Sau bữa ăn, ông tôi và ông Đề Thám bàn bạc riêng với nhau. Hai người rất tương đắc, những việc gì ông tôi đề nghị ông Đề đều đồng ý và những gì ông Đề nhờ ông tôi đều nhận lời. Điều quan trọng mà ông Đề nhờ là nếu mật thám định bắt ông mà ông tôi biết được, thì xin mật báo cho. Ông Đề nói:
- Ngày còn chiến đấu trong rừng tại khu chiến bí mật thì không sợ. Nay về đầu thú, tụi Pháp biết rõ đường đi nước bước của mình rồi thì dễ bị bắt lắm; lực lượng của mình có gì là tụi nó biết hết, nó dẹp lúc nào cũng được. Vì vậy tôi vẫn còn phải để một số anh em ở trong rừng xa.
Từ đó hai bên thân thiết và quý mến nhau lắm. Ông Đề coi ông tôi là tri kỷ. Có khi ông tôi vào chơi nằm bàn đèn hút thuốc phiện cùng ông Đề nữa. Ông Đề có một người bồi tiêm rất trẻ, đặc biệt là anh ta không nghiện và theo ông Đề, anh ta giỏi võ lắm, lúc nào cũng ở cạnh ông. Ngoài ra, còn có nhiều anh em giữ an ninh cho ông ở quanh nhà. Hai bên thư từ với nhau bằng chữ Hán, ông tôi nói ông Đề chữ Hán cũng giỏi, chữ viết sắc và tươi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ngày ấy có nhiều nhà cách mạng đến thăm ông Đề Thám, trong số có cả các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, cũng bí mật đến thăm ông Đề. Mật thám Pháp biết ngay kể cho ông tôi nghe. Khi ông tôi hỏi thì ông Đề nhận là đúng. Có lần cụ Nguyễn Thượng Hiền đến phủ nhờ ông tôi đưa vào thăm ông Đề - lúc ấy cụ Hiền đang làm đốc học ở một tỉnh nào mà tôi quên tên - ông tôi không dám đi cùng, sợ mật thám nghi, nên cho ông thừa phái dẫn cụ vào. Cụ Nguyễn Thượng Hiền ở với quan Đề Thám một ngày một đêm. Hôm sau về kể với ông tôi là ông Đề già rồi, người mập và có vẻ uể oải (ngày hút thuốc phiện mấy cữ nên rất ít hoạt động), không biết rõ tình hình thế giới bên ngoài, và không có chí lớn, do đó lo việc lớn không được (đó là nhận xét của cụ Nguyễn Thượng Hiền), vả lại ông Đề còn nghiện thuốc phiện nữa.
Ông tôi cũng phải cho mật thám Pháp biết là cụ Nguyễn Thượng Hiền có đến nhờ đưa vào thăm quan Đề Thám. Mật thám cho hay họ cũng biết chuyện này, và cũng biết cụ Nguyễn Thượng Hiền ở lại với ông Đề một ngày một đêm, nay ông tôi cho biết thì họ tỏ ra tin tưởng ông tôi lắm. Như vậy chứng tỏ bên cạnh ông Đề mật thám Pháp đã cài được người rồi. Khi vào thăm ông Đề và lúc chỉ có riêng hai người với nhau, ông tôi cho ông Đề biết việc này để đề phòng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ông Đề tỏ ra lo lắm, vì có rất nhiều người, ở cả miền Trung lẫn trong Nam đến liên lạc với ông, họ nghĩ lực lượng của ông rất mạnh và tiếng đồn ngày một rộng ra, vì vậy cứ ít lâu lại có người đến liên lạc. Ông Đề nghĩ theo tình hình này thì thế nào mật thám cũng biết, có lẽ họ muốn làm một cái bẫy để theo dõi những người đến thăm ông, rồi sau đó có cớ để dẹp ông; bây giờ mình ở trong vòng kiểm soát của nó rồi nên không thể làm gì được, nó muốn dẹp lúc nào chả được.
Rồi một lần, có viên đại uý pháo thủ người Pháp, đến đồn lính bảo hộ ở lại cả tuần, ngày nào cũng đi thám sát tìm chỗ đặt súng đại bác, có khi vào sát khu vực của ông Đề nữa. Ông Đề bàn với ông tôi là có thể họ doạ để ông sợ, và cũng có thể là họ sẽ tấn công. Ông Đề có vẻ thối chí lắm.
Một hôm ông Cả ra phủ mời ông tôi đến thăm ông Đề, để bàn một việc gấp lắm. Ông Đề nói:
- Đến nước này tôi đành chịu thua. Tôi định đem một số tay chân tâm phúc đến vùng gần biên giới Trung Hoa cho anh em buôn bán làm ăn, còn lại giải tán một số và để lại một số tiếp tục canh tác đồn điền. Nếu người Pháp để tôi yên thì tôi ở lại Việt nam, còn nếu bị truy lùng tôi sẽ sang Tầu rồi chết già bên đó. Dù cố gắng hết sức tôi cũng không làm gì hơn được, súng ống của mình thô sơ chả làm nên việc lớn được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ông tôi bàn ông Đề nên gặp ông Công sứ, nói ý định của mình muốn giải tán anh em, chắc Tây sẽ mừng lắm, và có thể xin giúp đỡ một số tiền để cho anh em về quê quán lập nghiệp. Ông Đề liền nhờ ông tôi đi gặp ông Công sứ giùm, ông còn xui ông tôi nhận đó là công ông tôi đã thuyết phục được ông Đề Thám!
Ông tôi gặp ông Công sứ, mật thám tỉnh cũng có mặt. Quả nhiên ông Công sứ mừng lắm, nhưng ông nói phải đợi ông về trình với ông Thống sử. Sau khi được Thống sử chấp thuận, người Pháp xúc tiến việc giải tán các lực lượng vũ trang của ông Đề Thám. Họ tiếp xúc với ông Đề qua một số người - có lẽ do mật thám chỉ định - thành ra ông tôi không được rõ chi tiết và cũng không biết họ đã chu cấp tiền nong cho tay chân ông Đề như thế nào.
Từ đấy ông tôi vẫn thường xuyên liên lạc với ông Đề, hai người bàn bạc thành thật với nhau. Còn ông Công sứ thì vui mừng lắm và tỏ ra rất nể nang ông tôi. Chắc rằng khi việc này xong ông tôi sẽ có công lớn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Khi sắp đi, ông Đề có hỏi ông tôi là muốn biếu ông tôi cái gì đề làm kỷ niệm. Ông có cái ngà voi quý, đó là ngà voi chết tức là tìm được ở trong rừng khi voi già mà chết chứ không phải bắn được nên quý lắm. Ông tôi từ chối và chỉ xin ông Đề thanh gươm. Ông Đề có ba thanh gươm, một thanh luôn ở bên người, một thanh do người Tầu tặng, và một thanh nữa cũng của Tầu mà ông mua được khi còn trẻ lúc mới hoạt động. Ông kể rằng thanh gươm sau cùng đã nhúng máu nhiều người, và tặng luôn thanh này cho ông tôi. Ông cũng tặng thêm một mã tấu nhỏ vỏ bằng da trâu cùng với một cái mật gấu. Sau đó, ông cho người mời cô Ba vợ ông ra rồi nói với ông tôi, giọng rất cảm động:
- Đàn bà nhà tôi (1) có đứa con gái, nay mai không biết làm sao mà mang đi được. Vợ chồng tôi muốn cho quan phủ làm con nuôi, biết quan phủ không có con nên chắc quan phủ vui lòng. Tôi thật lòng coi quan phủ như là tri kỷ nên tin là quan phủ sẽ nhận và thương đến cháu.

Chú thích:
Đàn bà nhà tôi: các cụ xưa hay dùng thành ngữ này để chỉ vợ mình, nhưng có lẽ là để chỉ vợ hai hay vợ ba. Khi ông tôi nói chuyện với bạn bè, muốn nói đến bà tôi (bà cả) thì nói là Bà Tuần tôi chứ không dùng thành ngữ trên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Ông tôi mừng và nhận lời ngay, nhưng cũng bàn thêm là sẽ nói cho Công sứ biết, để sau này khỏi có điều tiếng gì. Ông tôi nói chuyện này với ông Công sứ, và nói thêm như vậy là rõ ràng ông Đề Thám muốn giải tán bộ hạ thực sự. Ông Công sứ đồng ý với ông tôi và cũng hứa sẽ chu cấp tiền để lo cho cô nhỏ, cô tên là Hoàng Thị Thế (tôi không hỏi ông tôi lúc đó cô bao nhiêu tuổi)
Lạ một điều là ông tôi được ông Đề coi như tri kỷ, việc gì cũng bàn cùng, và về phía người Pháp thì ông tôi được tin cậy vô cùng, ý kiến gì cũng được Công sứ chấp thuận.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Thế rồi ít ngày sau, ông Cả đến phủ vào lúc gần tối, báo cho ông tôi biết ông Đề đã đi được hai hôm rồi, chắc là bình yên. Ông Cả cũng cho ông tôi rõ là kế hoạch đi được tổ chức chu đáo lắm. Ông Đề ra đi vào buổi sáng hôm trời mưa lâm râm. Ông cưỡi ngựa, mặc áo tơi, đội nón rộng vành, dẫn theo một số thuộc hạ thăm mấy đồn xung quanh, rồi trở về. Tiếp đó, lại đi thanh tra thêm ba lần nữa, nhưng lần thứ hai thì ông đi luôn. Còn những lần thứ ba và 4 thì do mấy người tâm phúc giả dạng đi đi về về. Cô Ba cũng đi cùng. Ông Đề dặn ông Cả là đợi khi ông đi được hai ngày, thì báo cho ông tôi biết, để ông cho Công sứ hay. Ông tôi hỏi ông Cả bao giờ đi, ông thưa sáng mai sẽ đi. Mọi việc ở đồn điền đều làm đúng như đã bàn với ông tôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Khi ông tôi nói việc này cho ông Công sứ nghe, ông ta không tỏ ra ngạc nhiên gì hết, cỏ vẻ như ông ấy cũng biết rồi.
Đột nhiên ít ngày sau, ông Công sứ cho ông tôi rõ là ông Đề đã bị phản và chết rồi. Thủ hạ của ông đã giết ông khi ông đang hút thuốc phiện (sau này đọc sách tôi thấy kể là Lương Tam Kỳ(2) chứ ông tôi không kể tôi nghe tên người giết quan Đề Thám)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,304
Động cơ
1,135,921 Mã lực
Lương Tam Kỳ là ai?
Sau này, tác giả gặp Đại tá VNCH Chu Văn Sáng, nguyên là chánh sở hai An ninh quân đội,
Chu Văn Sáng là cháu ngoại ông Lương Tam Kỳ (mẹ ông là con út ông Lương Tam Kỳ)
Ông Sáng kể:
Ngày xưa ông Lương Tam Kỳ cũng là người hợp tác với quan Đề Thám, sau về hàng được người Pháp cho coi mấy sòng bạc ở mấy tỉnh miền thượng du để nuôi đám thuộc hạ của ông. Anh Sáng cũng đồng ý với tôi là sự việc ông Lương Tam Kỳ hạ sát quan Đề Thám không đúng vì ông Kỳ là thuộc hạ của quan Đề, anh em gắn bó với nhau. Vả lại, ở cạnh quan Đề có biết bao nhiêu cận vệ, dễ gì giết được. Dầu cho giết được, cũng phải có nhiều người chết theo, lẽ gì chỉ có một mình quan Đề chết. Mặt khác, sau này dễ gì ông Lương Tam Kỳ thoát khỏi sự trả thù của các thuộc hạ trung thành với quan Đề Thám. Tiếc rằng ngày ấy ông Sáng còn quá nhỏ, không rõ sự việc và ông ngoại của anh cũng chả kể gì với anh. Sau gia đình anh vào Nam lúc anh mới 6 tuổi, khoảng năm 1937 hay 1938 gì đó nên anh không nhớ. Như vậy, theo ông tôi nghĩ là có sự sắp xếp giữa quan Đề và Tây, hy vọng của ông tôi là quan Đề hãy còn sống (vào năm 1946) cũng có thể đúng. Tuy nhiên tôi không dám đoan chắc điều gì và chỉ nêu lên một nghi vấn trong lịch sử đối với một vị anh hùng của đất nước chúng ta.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top