[TT Hữu ích] Việt Nam xưa (4) các tỉnh thành Bắc Kỳ (trừ Hà Nội)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực

1900 – Ga Nam Định trang hoàng đón Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ảnh: Recueil Séjour




1900 – Ga Nam Định trang hoàng đón Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ảnh: Recueil Séjour
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực

1900 – Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer dự tiệc tại depot Ga Nam Định. Ảnh: Recueil Séjour



1900 – Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer dự tiệc tại depot Ga Nam Định. Ảnh: Recueil Séjour
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Cảm ơn cụ Ngao nhiều lắm ạ.
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,201
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Xem các ảnh , đọc còm thấy người Pháp quả là đi khai hóa văn minh cho xứ Annam thật ! Cảm ơn Cụ Ngao5 đã cho nhà cháu và mọi người mở rộng kiến thức về lịch sử nước nhà thế kỉ 18,19 và 20
 

Vinh PT

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387012
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
162
Động cơ
240,790 Mã lực
ngày xưa ơi ngày xưa, thấy xh giờ khác nhiều quá
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Em nghĩ là cần phải khai hóa lại lần nữa ạ
 

nguyenlethang

Xe buýt
Biển số
OF-147071
Ngày cấp bằng
25/6/12
Số km
816
Động cơ
366,870 Mã lực
Nơi ở
Bản vừa
Vết tích thì cũng còn tí cụ Ngao5 ạ, đó hào nước bao quanh thành. Các cụ xem ảnh vệ tinh sẽ thấy hào nước còn một phần hình ngôi sao 6 cánh kiểu thành Vauban.
Vị trí thành Hải Dương tương ứng giữa phố Phạm Ngũ Lão, qua chỗ Viện quân Y 7, qua gần bến xe - ga Hải Dương. Không phải khu đô thị mới góc PNL - ĐBP đâu ạ.
Trung tâm thành khả năng là chỗ ngã tư Kho đỏ (chấm đỏ), từ đây có 3 trục chính theo 3 hướng (phố Tuệ Tĩnh hướng Tây Nam, phố Chi Lăng hướng Bắc, và phố Hoàng Hoa Thám hướng Đông Nam) ra các cửa thành. Em vừa vẽ mô phỏng thấy có vẻ rất đối xứng các cụ ạ :)
Vinh cũng thế cụ ah!





Vinh cũng thế cụ ah,
 

hoangtuananh69

Xe tăng
Biển số
OF-306701
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
1,534
Động cơ
317,267 Mã lực
Tuổi
55
Tài liệu của Cụ sinh động và chân thực gấp vạn lần sách giáo khoa ....Cụ nên viết thành sách để lưu lại cho thế hệ sau chứ hiện nay giới trẻ có vẻ ít người thích môn lịch sử
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực

Dưới thời phong kiến, quan lại được bổ nhiệm theo KHOA CỬ
KHOA là THI
CỬ là tiến cử (nay ta gọi là giới thiệu). Người tiến cử phải chịu trách nhiệm về người mình tiến cử. Hay thì được nhở, rủi người được tiến cử "làm loạn hoặc theo giặc" thì người tiến cử chịu hình phạt tương xứng, nặng nhất có thể là "tru di tam tộc"
Dưới thời Nguyễn cụ thể như sau
Có ba mức thi:
Thi Hương: 3 năm, một lần
Thi Hội: 3 năm một lần
Thi Đình: không quy định

Bắc Kỳ có 2 trường thi Hương:
một ở chỗ Thư viện Quốc gia ngày nay (trên phố Tràng Thi, Hà Nội) gọi là Trường Hà.
Một ở Nam Định ở chỗ phường Trường Thi ngày nay gọi là Trường Nam
Trường thi là một bãi đất trống, sau khi thi lại trở thành nơi cày cấy, trồng trọt. để ba năm sau lại dọn dẹp phát quang cây cối thành trường thi





Bức hình hiếm hoi vị trí trường thi Nam Định xưa kia, nay thuộc phường Trường Thi, thành phố Nam Định
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
THI HƯƠNG
Thi Hương là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi sơ khởi nhất. Sau khi đỗ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội (cao hơn nữa là thi Đình).
Số người thi Hương từ 10-20.000 người, sau khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, thì người Pháp hạn chế việc thi cử kiểu này và bãi bỏ vào năm 1915
Thế nhưng kỳ thi Hương năm Quý Mão 1903 vẫn có hơn 10.000 sĩ tử dự thi
Một người thường dân muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):
1) Phải có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.
2) Phải có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi trước với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn; ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương.
Vì đây là kỳ thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính, nên đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu "đầu xứ" (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là "ông xứ" như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm.
Cụ Ngô Tất Tố chính là tác giả tác phẩm "Tắt đèn", "Lều chõng".... trong "Lều chõng" cụ mô tả cảnh tượng về cuộc thi Hương
Dưới thời nhà Nguyễn thì tôn sinh (con cháu trong hoàng tộc), ấm sinh (con các quan), và tú tài thì không phải qua phần khảo hạch. Những người qua được khảo hạch thì gọi là khóa sinh. Khóa sinh sẽ thành thí sinh khi chính thức đi thi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Theo quy định từ năm 1434, thi Hương tương tự như thi Hội cũng có 4 kỳ hay còn gọi là 4 trường.
Kỳ I thi kinh nghĩa, thư nghĩa: giải thích ý nghĩa trong câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh. Bài thi phải viết theo lối biền văn - tức là có đối mà không cần vần, phần thi này nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết kinh truyện của sĩ tử;
Kỳ II thi chiếu, chế, biểu: chiếu - lời vua nói, chế - vua phong thưởng cho công thần, biểu - bài văn thần dân tạ ơn vua hoặc chúc mừng vua nhân dịp ngày lễ. Sĩ tử phải biết lựa từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà dùng giọng văn cho thích hợp. Đây là bài thi kiểm tra khả năng soạn văn bản làm quan sau này;
Kỳ III thi thơ phú: các bài thi được làm theo thể thất ngôn bát cú, phần thi này kiểm tra khả năng làm thơ của sĩ tử bởi đây là một trong những sinh hoạt quan trọng của tầng lớp trí thức;
Kỳ IV thi văn sách: là bài văn trả lời câu hỏi về một vấn đề của đề bài. Phần thi nằm kiểm tra khả năng biện bác, bàn luận vấn đề lịch sử và hiện tại của sĩ tử.
 

canhpro1991

Xe hơi
Biển số
OF-488491
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
133
Động cơ
191,730 Mã lực
bài viết quá bổ ích, e thích sự hoài cổ, cảm ơn cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Mô tả một kỳ thi Hương
Thi từ sáng sớm đến tối mịt
Trống điểm canh tư (chừng 1g sáng) thí sinh phải có mặt ở trường thi để nghe gọi tên, đến khoảng canh năm tám khắc (khoảng 5g sáng) thì thí sinh phải vào hết trong trường. Thí sinh làm bài cho đến giờ Thân (3-5 giờ chiều) thì bắt đầu nộp bài, hạn cuối là hết canh một (tức 19g). Vì vậy, thí sinh vào trường phải chuẩn bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao kéo... và thức ăn dùng trong một ngày.
Quan trọng nhất là chuẩn bị quyển thi (tức giấy làm bài thi đóng thành quyển), phải giữ gìn hết sức sạch sẽ. Quyển thi là do thí sinh đem nộp trước cho dinh đốc học để kiểm tra, đóng dấu. Khi quan trường gọi đúng tên, thí sinh phải “dạ” thật to rồi vào cổng trường thi để nhận lại quyển thi. Vào trường thi, thí sinh tìm chỗ cắm lều, đặt chõng, đến khi sáng rõ mặt thì xong để chuẩn bị làm bài thi.
Tứ trường và thiên kinh vạn quyển
Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ, thi hương có khi thi ba vòng (người xưa gọi tam trường) có khi thi bốn vòng (tứ trường). Vòng một thi kinh nghĩa (tức các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo), vòng hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ, dụ...), vòng ba thi thơ phú (sáng tác theo chủ đề của đề thi), vòng bốn thi văn sách (tương tự như thi tự luận).
Vòng 1
Vòng thi kinh nghĩa tương đối dễ với thí sinh, chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình bày cho đúng ý của người xưa.
Vòng 2
Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài thi.
Vòng 3
Dễ làm và khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay, vì cái hay nó vô cùng.
Vòng 4
Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương tự như thi tự luận ngày nay. Muốn qua được vòng thi này, không những phải làu thông kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến giải mới lạ. Đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực: thiên văn, địa lý, bói toán, y học...; đặc biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi thí sinh phải có những kiến giải độc đáo và đưa ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Mang tài liệu vào trường thi: gông cổ, đánh 100 roi
Không được mang tài liệu vào trường thi; không nói chuyện ồn ào, đi lại lộn xộn; không được quên đóng dấu “nhật trung” (là dấu giáp lai các trang bài thi, dấu xác định bài thi được làm tại trường thi...); cấm ngồi không đúng chỗ, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên; cấm kê khai gian lận tên tuổi; cấm nộp bài trễ hạn. Các quy định đó xem ra cũng không khác gì bây giờ, nhưng hình phạt cho người vi phạm thì rất nghiêm khắc. Nếu bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đóng gông một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào thì không những thí sinh bị trị tội mà còn truy tội cả các vị quan đốc học, giáo thụ và huấn đạo ở địa phương.
Trong bài thi lại có những quy định khác, rắc rối và ngặt nghèo hơn, chủ yếu là những lỗi về hình thức mà thí sinh phải tránh. Đầu tiên là lỗi khiếm tị (không biết tránh chữ húy). Bài thi của thí sinh phải tránh viết những chữ húy kỵ của triều đình, đó là tên của tất cả các đời vua, hoàng hậu, kể cả ông bà tổ tiên vua; rồi thì tên lăng, miếu, cung, điện, làng quê của vua...
Sau lỗi khiếm tị là lỗi khiếm trang và khiếm đài. Khiếm trang có nghĩa là thiếu phần tao nhã, do dùng những từ thô tục về nghĩa cũng như về âm, thiếu tôn kính với các từ tôn nghiêm. Đang hành văn mà gặp những từ tôn kính như thiên, địa, đế, hậu... thì phải tự động sang hàng và đài (nâng cao lên trong dòng chữ). Nếu không là mắc lỗi khiếm đài.
Chưa hết, bài thi phải viết loại chữ chân phương, thiếu một nét, một chấm xem như mắc lỗi. Quyển thi nếu bị ố bẩn, tì vết, xem như làm dấu cũng bị đánh rớt. Lệ còn quy định mỗi quyển thi không được đồ (xóa bỏ), di (sót), câu (móc), cải (sửa) quá 10 chữ. Khi làm xong bài, cuối quyển thi phải ghi rõ số chữ đã đồ, di, câu, cải. Nếu đồ, di, câu, cải vượt quá 10 chữ, hoặc sai sót, ố bẩn, tì vết không thể khắc phục thì đem lên quan trường xin đổi quyển thi khác hợp lệ. Phạm vào lỗi gì đều được niêm yết rõ lên bảng con ở mỗi khu vực cho thí sinh biết vì sao mà hỏng thi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Đỗ đầu kỳ thi Hương (4 vòng), đỗ thủ khoa, gọi là giải nguyên
Qua được cả bốn trường (vòng) thì được học vị hương cống (về sau gọi là cử nhân), được ban cấp áo mão, ban yến (đãi tiệc), rồi vinh quy bái tổ. Năm sau được phép thi Hội ở Huế
Những thí sinh chỉ đỗ được ba trường (vòng) thi hương thì được học vị tú tài.
Đỗ tú tài thì không được triều đình bổ dụng nhưng đối với trong làng, trong tổng thì địa vị đương sự thăng từ hạng thường dân lên hạng chức sắc, có chân trong hội đồng kỳ mục, được miễn sưu dịch, và khi có cỗ bàn trong đình thì được ngồi chiếu trên.
Đỗ cử nhân thì ngoài việc được phép dự thi Hội, còn được bổ nhiệm làm quan trong những ngạch thuộc cửu phẩm, được vua ban áo mũ và làng xã phải phục dịch đón tiếp vinh quy. Người đỗ cao nhất trong kỳ thi hương thì còn có danh là giải nguyên tuy lúc bổ nhiệm thì cũng khác gì các tân khoa kia.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Theo quy định từ năm 1434, thi Hương tương tự như thi Hội cũng có 4 kỳ hay còn gọi là 4 trường.
Kỳ I thi kinh nghĩa, thư nghĩa: giải thích ý nghĩa trong câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh. Bài thi phải viết theo lối biền văn - tức là có đối mà không cần vần, phần thi này nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết kinh truyện của sĩ tử;
Kỳ II thi chiếu, chế, biểu: chiếu - lời vua nói, chế - vua phong thưởng cho công thần, biểu - bài văn thần dân tạ ơn vua hoặc chúc mừng vua nhân dịp ngày lễ. Sĩ tử phải biết lựa từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà dùng giọng văn cho thích hợp. Đây là bài thi kiểm tra khả năng soạn văn bản làm quan sau này;
Kỳ III thi thơ phú: các bài thi được làm theo thể thất ngôn bát cú, phần thi này kiểm tra khả năng làm thơ của sĩ tử bởi đây là một trong những sinh hoạt quan trọng của tầng lớp trí thức;
Kỳ IV thi văn sách: là bài văn trả lời câu hỏi về một vấn đề của đề bài. Phần thi nằm kiểm tra khả năng biện bác, bàn luận vấn đề lịch sử và hiện tại của sĩ tử.
Cảm ơn cụ. Đọc post của cụ đúng là rất hữu ích.
Xem nội dung thi cử ngày xưa mới thấy nước mình sao không khá được.
Không có thi một tí gì liên quan đến toán, lý, hóa là những ngành thiết thực.
Toàn là văn vẻ lăng nhăng.
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế

ti091206

Xe buýt
Biển số
OF-119190
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
951
Động cơ
389,708 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội.
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ. Đọc post của cụ đúng là rất hữu ích.
Xem nội dung thi cử ngày xưa mới thấy nước mình sao không khá được.
Không có thi một tí gì liên quan đến toán, lý, hóa là những ngành thiết thực.
Toàn là văn vẻ lăng nhăng.
Cụ nói thế nào, người giỏi văn thực sự em thấy đều toàn diện. Có thể ko xuất sắc mấy món kia nhưng cũng được đấy. Còn những người dốt mấy món tự nhiên thì đúng là chỉ văn vẻ lăng như cụ nói thật. Nên em thấy nếu trước đây, các cụ thi qua hết các vòng như trên theo đúng thực lực và chấm thi chuẩn chỉ thì người ta cũng giỏi thật đó cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top