Từ 1975 đến 1995, khoảng 1 triệu người tị nạn Việt Nam đã rời bỏ đất nước bằng thuyền. Nhiều người tị nạn đã không thể qua khỏi, đối mặt với nguy hiểm và khó khăn từ cướp biển, thuyền quá đông và bão tố. Tổng số thuyền nhân rời Việt Nam và đến một quốc gia khác an toàn là gần 800.000 người.
Ngày 20-9-1978 – một tàu thuỷ đã cứu những thuyền nhân trên một thuyền nhỏ lênh đênh ở Biển Đông. Ảnh: Fred Ihrt
Tháng 11 năm 1978, chính phủ Malaysia từ chối cho phép chiếc tàu thuỷ chở hàng cũ Hải Hồng, chở 2.500 người tị nạn, cập bến. Các "thuyền nhân", ba phần tư là người gốc Hoa, đang chạy trốn khỏi Việt Nam. Tại đây họ đã treo băng rôn bằng tiếng Anh cầu xin sự giúp đỡ. Ảnh: Alain Dejean
Tháng 11 năm 1978, chính phủ Malaysia từ chối cho phép chiếc tàu thuỷ chở hàng cũ Hải Hồng, chở 2.500 người tị nạn, cập bến. Các "thuyền nhân", ba phần tư là người gốc Hoa, đang chạy trốn khỏi Việt Nam. Tại đây họ đã treo băng rôn bằng tiếng Anh cầu xin sự giúp đỡ. Ảnh: Alain Dejean
2/11/1978. trước sự đe doạ của Trung Quốc, Việt Nam đã ký Hiệp ước hữu nghị và tuong trợ với Liên Xô, có hiệu lực 25 năm. Theo Hiệp định này, nếu nước thứ ba tấn công Việt Nam đồng nghĩa với tấn công Liên Xô và sẽ bị Liên Xô đáp trả
28-12-1978 – người Việt tỵ nạn trên tàu Tùng An neo ở Manila, Philippines: Tàu chỏ hàng Tùng An đăng ký của Panama với 2.700 người tị nạn Việt Nam từ miền Nam Việt Nam đã neo đậu trên Vịnh Manila sau khi chính quyền Philippines từ chối cho phép họ rời khỏi tàu Tùng An. Tuy nhiên, người Việt Nam không còn có thể trú ngụ tại trung tâm tị nạn Fabella ở Manila, nơi có hơn 3.000 người tị nạn đã được tạm trú.