[Funland] Việt Nam phải chạy Ma Ra Tông !

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Cái cách giải quyết thủ tục hành chính chậm như rùa từ các cơ quan hành chính như hiện nay thì còn lâu mới kịp các nước khác.
Chính xác ạ, Nhà đầu tư nước ngoài khi nghe nói đến thủ tục hành ở ở Việt Nam là lo lắng cực độ.
Công ty iem đang phát triển đầu tư thêm ngành nghề mới, tăng vốn, đầu tư thêm máy móc.... để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ấy thế mà thủ tục nhiêu khê, khó khăn khiến toàn thể BGĐ cảm thấy rất nản.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy cụ nhìn nhận khá bi quan.
- Về tố chất em ko cho rằng người TQ hơn người VN. Nhận định vậy thì những năm 1950 chẳng ai dám bảo các quốc gia gốc Trung ( Đài loan, Hong Kong, Sing ) có thể sánh ngang các quốc gia châu ÂU. Thực tế đã chứng minh ngược lại. Ngoài ra Khoa học cũng chứng mình chỉ số IQ của người Việt ko tệ.
- Dù là thuộc địa cũ hay đồng minh, sự vươn lên của Đài Loan trước tiên phụ thuộc vào chính phủ và con người của họ. Họ biết tận dụng điều đó hà cớ gì VN ko tận dụng được điều khác ?
Cụ lưu ý, chuyển giao công nghệ trước tiên phụ thuộc vào TIỀN. Chính trị chỉ là thứ yếu. Chẳng ai cho không cái gì nếu chỉ dựa vào mấy khái niệm Đồng Minh, Thuộc địa hay cùng hệ tư tưởng.
Nếu cụ tiếp xúc và quan sát các thành phố, nhà máy công xưởng của TQ thì cụ sẽ thấy tố chất người TQ hơn VN ít nhất 1 bậc. Họ khỏe hơn, chịu khó, có tư duy thương mại và sản xuất tốt hơn người Việt.

Về chuyện người TQ những năm 1950 thì hơi dài, có lẽ nên để một dịp khác. Tôi nói về chủ đề gần hơn là công nghệ.

Nếu cụ nghĩ có tiền là có công nghệ là cụ nhầm hoàn toàn. Nếu có tiền là có công nghệ thì Trung quốc đã là nước tiên tiến nhất thế giới, nhưng không phải. Công nghệ là thứ có tiền cũng không thể mua được.

Đúng hơn, nếu chịu chi tiền thì anh có thể mua được khoảng 20-25% số công nghệ trên thế giới, còn 75% còn lai thì sẽ không ai bán, kể cả các công nghệ đã cũ vài ba đời.

Vì đơn giản, bán công nghệ không khác gì mổ gà lấy trứng ra bán. Anh có thể có ít tiền từ qủa trứng nhưng anh sẽ giết chết con gà có thể đẻ nhiều quả trứng khác cho anh.

Một ví dụ tôi đã nêu vài ba lần ở OF là THÉP ĐẦU BÚT BI. Thép đầu bút bi là loại thép có doanh thu thấp và hoàn toàn vô thưởng vô phạt. Thế giới chỉ có 6 nước luyện được loại thép này là Đức, Nhật, Thụy sĩ, Thụy điển, Anh và Mỹ, trong đó Anh và Mỹ không còn sản xuất thép này nữa. Tuy nhiên, nước tiêu thụ loại thép này nhiều nhất lại là Trung quốc, vì Trung quốc sản xuất đến hơn 70% tổng số bút bi toàn thế giới.

Mặc dù sản xuất hơn 70% bút bi thế giới nhưng một thời gian dài TQ vẫn phải nhập 100% thép làm đầu bút bi. Vấn đề là không nước nào bán công nghệ luyện thép đầu bút bi cho TQ, kể cả Anh và Mỹ. ANH VÀ MỸ KHÔNG CÒN SẢN XUẤT THÉP ĐẦU BÚT BI NHƯNG NHẤT QUYẾT KHÔNG BÁN CÔNG NGHỆ CHO TRUNG QUỐC. Đến mức mà TQ coi việc không luyện được thép đầu bút bi là "nhục quốc thể" và phát động tất cả các công ty luyện kim nội địa thi đua tìm ra công nghệ này.

Về đại thể, muốn có công nghệ thì anh phải tự tìm ra hoặc phát minh lại, nhưng giữa các quốc gia có quan hệ đặc biệt thì có thể có ngoại lệ. Tiêu biểu nhất là Nhật - Mỹ - Hàn - Đài những năm 1970 và Liên xô - TQ những năm 1950. Nhật đã cho không và chuyển giao nhiều công nghệ luyện kim cho Hàn, Liên xô cũng chuyển giao công nghệ luyện kim và cả công nghệ bom nguyên tử cho TQ.

Một ví dụ nữa là TSMC Đài loan, hiện nay là nhà gia công chip số 1 thế giới và đang sử dụng hàng ngàn patent của Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Hà lan, trong khi TQ bị cấm hoàn toàn việc tiếp cận các patent này. Nếu không phải là đồng minh của Mỹ, còn lâu TSMC mới được như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bác luôn oánh giá rất cao công nghệ, chế tạo v.v. nhưng những nền kinh tế phát triển họ lại chuyển hết sang dịch vụ, thế nó mới giầu.
Cụ hiểu hơi đơn giản về sản xuất và công nghệ roài.

Các nước giàu họ không hề từ bỏ sản xuất mà HỌ CHUYỂN DỊCH SẢN XUẤT SANG CÁC NƯỚC NGHÈO nhằm tránh các chi phí cho công nhân và môi trường. Họ vẫn nắm giữ hoàn toàn quá trình sản xuất và các khâu quan trọng nhất của quá trình làm ra giá trị: thương hiệu, thiết kế, bí quyết công nghệ và thị trường. Kiểu như iPhone, mặc dù "sản xuất tại TQ" nhưng mọi bí quyết vẫn do Mỹ nắm giữ 100%.

Đó chính là dịch vụ (nâng cao) đấy cụ ợ, không phải dịch vụ đơn giản là bày hàng ra bán đâu.
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,007
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
35
Ca này khó, chỉ mong phát triển đến tầm trung bình của thế giới, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững, tố chất dân ta không có gí cao siêu, thể chế như loằn.... đừng mơ hão.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Nếu cụ tiếp xúc và quan sát các thành phố, nhà máy công xưởng của TQ thì cụ sẽ thấy tố chất người TQ hơn VN ít nhất 1 bậc. Họ khỏe hơn, chịu khó, có tư duy thương mại và sản xuất tốt hơn người Việt.
Về chuyện người TQ những năm 1950 thì hơi dài, có lẽ nên để một dịp khác. Tôi nói về chủ đề gần hơn là công nghệ.
Nếu cụ nghĩ có tiền là có công nghệ là cụ nhầm hoàn toàn. Nếu có tiền là có công nghệ thì Trung quốc đã là nước tiên tiến nhất thế giới, nhưng không phải. Công nghệ là thứ có tiền cũng không thể mua được.
Đúng hơn, nếu chịu chi tiền thì anh có thể mua được khoảng 20-25% số công nghệ trên thế giới, còn 75% còn lai thì sẽ không ai bán, kể cả các công nghệ đã cũ vài ba đời.
Vì đơn giản, bán công nghệ không khác gì mổ gà lấy trứng ra bán. Anh có thể có ít tiền từ qủa trứng nhưng anh sẽ giết chết con gà có thể đẻ nhiều quả trứng khác cho anh.
Một ví dụ tôi đã nêu vài ba lần ở OF là THÉP ĐẦU BÚT BI. Thép đầu bút bi là loại thép có doanh thu thấp và hoàn toàn vô thưởng vô phạt. Thế giới chỉ có 6 nước luyện được loại thép này là Đức, Nhật, Thụy sĩ, Thụy điển, Anh và Mỹ, trong đó Anh và Mỹ không còn sản xuất thép này nữa. Tuy nhiên, nước tiêu thụ loại thép này nhiều nhất lại là Trung quốc, vì Trung quốc sản xuất đến hơn 70% tổng số bút bi toàn thế giới.
Mặc dù sản xuất hơn 70% bút bi thế giới nhưng một thời gian dài TQ vẫn phải nhập 100% thép làm đầu bút bi. Vấn đề là không nước nào bán công nghệ luyện thép đầu bút bi cho TQ, kể cả Anh và Mỹ. ANH VÀ MỸ KHÔNG CÒN SẢN XUẤT THÉP ĐẦU BÚT BI NHƯNG NHẤT QUYẾT KHÔNG BÁN CÔNG NGHỆ CHO TRUNG QUỐC. Đến mức mà TQ coi việc không luyện được thép đầu bút bi là "nhục quốc thể" và phát động tất cả các công ty luyện kim nội địa thi đua tìm ra công nghệ này.
Về đại thể, muốn có công nghệ thì anh phải tự tìm ra hoặc phát minh lại, nhưng giữa các quốc gia có quan hệ đặc biệt thì có thể có ngoại lệ. Tiêu biểu nhất là Nhật - Mỹ - Hàn - Đài những năm 1970 và Liên xô - TQ những năm 1950. Nhật đã cho không và chuyển giao nhiều công nghệ luyện kim cho Hàn, Liên xô cũng chuyển giao công nghệ luyện kim và cả công nghệ bom nguyên tử cho TQ.
Một ví dụ nữa là TSMC Đài loan, hiện nay là nhà gia công chip số 1 thế giới và đang sử dụng hàng ngàn patent của Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Hà lan, trong khi TQ bị cấm hoàn toàn việc tiếp cận các patent này. Nếu không phải là đồng minh của Mỹ, còn lâu TSMC mới được như vậy.
Ở comment trước em lấy ví dụ để cụ hiểu được cái thay đổi biện chứng dư thế nào dưng có vẻ cụ ko đọc kỹ.
Nếu cụ chỉ nhìn ở hiện tại các công xưởng của TQ, cụ chỉ nhìn thấy cái lát cắt thời gian đó và quy ngay là tố chất con người. Em e cụ sai cơ bản về tư duy. Chỉ là người Việt thôi, cách đây 20 năm và hiện tại, thái độ lao động, sức khỏe, văn hóa làm việc ...... đã là cả 1 thay đổi lớn. Đó là sự tiến hóa, không phải là tố chất.
Quan điểm của em, có tiền là có công nghệ. Nhưng cách hiểu của cụ em e hơi đơn giản. Câu chuyện tiền và công nghệ nó ko chỉ đơn giản là mua bán mà nó là câu chuyện muôn thủa con gà và quả trứng. Khi kinh tế phát triển lên (có tiền), cạnh tranh(về công nghiệp sản xuất) tăng lên, các tổ chức và cá nhân phải cần lợi thế nào đó để cạnh tranh và công nghệ là yếu tố chính. Vì họ có tiền nên họ có thể có bằng nhiều cách (mua, thuê, trộm cắp....). Tất nhiên khi xh có tiền hơn, các nhà KH có điều kiện để phát minh sáng chế nhiều hơn ---> để bán.
Chuyện tiền và công nghệ chưa bao giờ là tách biệt trong sự phát triển của một quốc gia. Mọi ví dụ đưa ra đề có tính 1 chiều với mục đích chứng minh cho nhận định và ko nói nên được điều gì. Chỉ có nhìn ra được sự vận động của quy luật mới thấy được sự nặng nhẹ của các yếu tố.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em tính thử, nếu VN cứ tăng trưởng 9% / năm đều từ 2021 đến 2045 ( 25 năm nữa ) thì GDP VN lúc đó là 2500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người dân VN lúc đó là 20k USD ( em tính tốc độ tăng dân số như hiện tại 1.97%/ năm, đến năm 2045 VN có 125 triệu dân, bằng Nhật bản bây giờ ).
Cho nên nếu Mỹ, Hàn, Nhật mà cứ tăng trưởng cỡ 1% / năm thì VN vẫn có khả năng đuổi kịp họ ( về mặt GDP chứ không nói về Công nghệ ).

Theo các cụ nền kinh tế VN có khả thi với tốc độ tăng trưởng TB 9% / năm trong 25 năm không ?
Kịch bản xấu : chỉ đạt TB 6% / năm ? Với kịch bản này thì đến 2045, GDP VN chỉ đạt 1700 tỷ USD, GDP per capita chỉ cỡ 12k USD....
Kịch bản tốt : đạt TB 10% / năm ?
Mấy nhà kinh tế họ đặt là khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" không phải là vô lý đâu cụ ợ.

Trong một khoảng nào đó thì GDP có thể tăng tiệm tiến mà không phụ thuộc lắm vào trình độ công nghệ (tăng theo chiều rộng), nhưng sẽ đến một lúc mà muốn tăng GDP anh phải thay đổi công nghệ một các cơ bản, kéo theo đó là thay đổi cả loạt: cơ cấu kinh tế - chính trị, cơ cấu xã hội, giáo dục, ý thức con người vv

Giá trị bằng số của "Bẫy thu nhập trung bình" hiện tại là khoảng 12 ngàn đô/người/năm. Từ năm 1990 đến nay, chỉ có 2 nước ngoài Châu Âu phá được bẫy này trở thành nước phát triển là Hàn quốc và Chile. (Chú ý: "nước phát triển" và "nước giàu" là 2 khái niệm khác nhau).

Muốn vượt qua bẫy thu nhập TQ, một quốc gia phải nắm được 1 hệ thống công nghệ lõi và 1 hệ thống các doanh nghiệp rất mạnh.

Mã lai, Mexico, Braxin là ví dụ cho tình cảnh những nước bị mắc ở ranh giới bẫy thu nhập TB: mấy năm nay GDP đầu người cứ trồi sụt quanh mốc 10 -12 ngàn đô mà không bứt lên được.

Trung quốc (11 ngàn đô/ng năm 2019), nếu không cẩn thận thì cũng dễ mắc vào bẫy này, hoặc cái gọi là "nước phát triển ở mức thấp" (14-15 ngàn đô/ng/năm).

Còn Việt nam thì tôi không tin có thể trở thành nước phát triển, vì trình độ công nghệ của VN yếu quá. Thực chất mức thu nhập 10 ngàn đô/ng/năm đã là khá tốt rồi, không nên mơ gì hơn.
 
  • Vodka
Reactions: Lah

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở comment trước em lấy ví dụ để cụ hiểu được cái thay đổi biện chứng dư thế nào dưng có vẻ cụ ko đọc kỹ.
Nếu cụ chỉ nhìn ở hiện tại các công xưởng của TQ, cụ chỉ nhìn thấy cái lát cắt thời gian đó và quy ngay là tố chất con người. Em e cụ sai cơ bản về tư duy. Chỉ là người Việt thôi, cách đây 20 năm và hiện tại, thái độ lao động, sức khỏe, văn hóa làm việc ...... đã là cả 1 thay đổi lớn. Đó là sự tiến hóa, không phải là tố chất.
Quan điểm của em, có tiền là có công nghệ. Nhưng cách hiểu của cụ em e hơi đơn giản. Câu chuyện tiền và công nghệ nó ko chỉ đơn giản là mua bán mà nó là câu chuyện muôn thủa con gà và quả trứng. Khi kinh tế phát triển lên (có tiền), cạnh tranh(về công nghiệp sản xuất) tăng lên, các tổ chức và cá nhân phải cần lợi thế nào đó để cạnh tranh và công nghệ là yếu tố chính. Vì họ có tiền nên họ có thể có bằng nhiều cách (mua, thuê, trộm cắp....). Tất nhiên khi xh có tiền hơn, các nhà KH có điều kiện để phát minh sáng chế nhiều hơn ---> để bán.
Chuyện tiền và công nghệ chưa bao giờ là tách biệt trong sự phát triển của một quốc gia. Mọi ví dụ đưa ra đề có tính 1 chiều với mục đích chứng minh cho nhận định và ko nói nên được điều gì. Chỉ có nhìn ra được sự vận động của quy luật mới thấy được sự nặng nhẹ của các yếu tố.
Tôi hỏi thực sự: cụ đã bao giờ tìm cách để có 1 công nghệ chưa, dù là mua, thuê hoặc ăn cắp?

Thế giới hiện nay chỉ có khoảng 20 nước có năng lực phát minh hoặc phát minh lại công nghệ nói chung, và trong đó không có Việt nam hoặc bất cứ nước nào của Đông Nam Á.

Trình độ công nghệ của VN đang ở mức rất thấp và không có gì hy vọng sẽ khá hơn trong tương lai. Nhưng đa số nước đều thế cả.
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Mấy nhà kinh tế họ đặt là khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" không phải là vô lý đâu cụ ợ.

Trong một khoảng nào đó thì GDP có thể tăng tiệm tiến mà không phụ thuộc lắm vào trình độ công nghệ (tăng theo chiều rộng), nhưng sẽ đến một lúc mà muốn tăng GDP anh phải thay đổi công nghệ một các cơ bản, kéo theo đó là thay đổi cả loạt: cơ cấu kinh tế - chính trị, cơ cấu xã hội, giáo dục, ý thức con người vv

Giá trị bằng số của "Bẫy thu nhập trung bình" hiện tại là khoảng 12 ngàn đô/người/năm. Từ năm 1990 đến nay, chỉ có 2 nước ngoài Châu Âu phá được bẫy này trở thành nước phát triển là Hàn quốc và Chile. (Chú ý: "nước phát triển" và "nước giàu" là 2 khái niệm khác nhau).

Muốn vượt qua bẫy thu nhập TQ, một quốc gia phải nắm được 1 hệ thống công nghệ lõi và 1 hệ thống các doanh nghiệp rất mạnh.

Mã lai, Mexico, Braxin là ví dụ cho tình cảnh những nước bị mắc ở ranh giới bẫy thu nhập TB: mấy năm nay GDP đầu người cứ trồi sụt quanh mốc 10 -12 ngàn đô mà không bứt lên được.

Trung quốc (11 ngàn đô/ng năm 2019), nếu không cẩn thận thì cũng dễ mắc vào bẫy này, hoặc cái gọi là "nước phát triển ở mức thấp" (14-15 ngàn đô/ng/năm).

Còn Việt nam thì tôi không tin có thể trở thành nước phát triển, vì trình độ công nghệ của VN yếu quá. Thực chất mức thu nhập 10 ngàn đô/ng/năm đã là khá tốt rồi, không nên mơ gì hơn.
Chile gì mà là nước phát triển được cụ ? GDP per capita có 13-14k USD, tuy cao nhất trong các nước Mỹ latin, nhưng kém hơn nhiều so với French Guyane.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ơ, thế khẩu hiệu bao nhiêu năm các anh tâm đắc "ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU" đâu mất rồi ạ?
Qua thời đi tắt đón đầu, năm bản lề, nuôi con gì..... Giờ là làm chủ Cộng Nghệ nhé cụ. Có làm chủ cái căng củ kọt :))
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cụ hiểu hơi đơn giản về sản xuất và công nghệ roài.

Các nước giàu họ không hề từ bỏ sản xuất mà HỌ CHUYỂN DỊCH SẢN XUẤT SANG CÁC NƯỚC NGHÈO nhằm tránh các chi phí cho công nhân và môi trường. Họ vẫn nắm giữ hoàn toàn quá trình sản xuất và các khâu quan trọng nhất của quá trình làm ra giá trị: thương hiệu, thiết kế, bí quyết công nghệ và thị trường. Kiểu như iPhone, mặc dù "sản xuất tại TQ" nhưng mọi bí quyết vẫn do Mỹ nắm giữ 100%.

Đó chính là dịch vụ (nâng cao) đấy cụ ợ, không phải dịch vụ đơn giản là bày hàng ra bán đâu.
Có gì mâu thuẫn đâu. Apple (hãng có vừa có mức vốn hóa đạt 2000 tỷ đô) được tính trong ngành dịch vụ trong lý thuyết nền kinh tế 3 thành phần. Vì thế, con đường thoát nghèo của VN không phải là cố sống cố chết lao vào con đường sản xuất chế tạo (gia công iPhone chẳng hạn). Ý tôi nói ngay từ đầu là như vậy.
 

tasx

Xe tăng
Biển số
OF-207902
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
1,435
Động cơ
11,711 Mã lực
Ở comment trước em lấy ví dụ để cụ hiểu được cái thay đổi biện chứng dư thế nào dưng có vẻ cụ ko đọc kỹ.
Nếu cụ chỉ nhìn ở hiện tại các công xưởng của TQ, cụ chỉ nhìn thấy cái lát cắt thời gian đó và quy ngay là tố chất con người. Em e cụ sai cơ bản về tư duy. Chỉ là người Việt thôi, cách đây 20 năm và hiện tại, thái độ lao động, sức khỏe, văn hóa làm việc ...... đã là cả 1 thay đổi lớn. Đó là sự tiến hóa, không phải là tố chất.
Quan điểm của em, có tiền là có công nghệ. Nhưng cách hiểu của cụ em e hơi đơn giản. Câu chuyện tiền và công nghệ nó ko chỉ đơn giản là mua bán mà nó là câu chuyện muôn thủa con gà và quả trứng. Khi kinh tế phát triển lên (có tiền), cạnh tranh(về công nghiệp sản xuất) tăng lên, các tổ chức và cá nhân phải cần lợi thế nào đó để cạnh tranh và công nghệ là yếu tố chính. Vì họ có tiền nên họ có thể có bằng nhiều cách (mua, thuê, trộm cắp....). Tất nhiên khi xh có tiền hơn, các nhà KH có điều kiện để phát minh sáng chế nhiều hơn ---> để bán.
Chuyện tiền và công nghệ chưa bao giờ là tách biệt trong sự phát triển của một quốc gia. Mọi ví dụ đưa ra đề có tính 1 chiều với mục đích chứng minh cho nhận định và ko nói nên được điều gì. Chỉ có nhìn ra được sự vận động của quy luật mới thấy được sự nặng nhẹ của các yếu tố.
Tiền chỉ là một phần thôi. Có tiền anh có thể sản xuất một cái ô tô mang tên anh. Nhưng không có nghĩa là Anh có năng lực cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ và thực sự kiếm được nhiều tiều. Nếu hiểu hơn về lĩnh vực sản xuất Cụ sẽ có cái nhìn thực tế hơn.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,667 Mã lực
Mấy nhà kinh tế họ đặt là khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" không phải là vô lý đâu cụ ợ.

Trong một khoảng nào đó thì GDP có thể tăng tiệm tiến mà không phụ thuộc lắm vào trình độ công nghệ (tăng theo chiều rộng), nhưng sẽ đến một lúc mà muốn tăng GDP anh phải thay đổi công nghệ một các cơ bản, kéo theo đó là thay đổi cả loạt: cơ cấu kinh tế - chính trị, cơ cấu xã hội, giáo dục, ý thức con người vv
thứ bây giờ VN cần là rộng rãi , có đầy đủ các loại thiết yếu , khi có đủ rồi nghĩa là đến mốc 12 ngàn đô , vậy vượt qua được mốc đó là nhọn , rất nhiều ngọn tre vươn lên sẽ trở thành lũy tre , khi trở thành nước thu nhập cao ( nước giầu ) thì lũy tre biến thành lũy sắt thành đồng 😁 .
cụ hiểu ý e không nhỉ ? .
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chile gì mà là nước phát triển được cụ ? GDP per capita có 13-14k USD, tuy cao nhất trong các nước Mỹ latin, nhưng kém hơn nhiều so với French Guyane.
Danh hiệu "Nước phát triển" là danh hiệu chính thức chứ không tự phong được đâu cụ ạ. Chile đã được OECD công nhận là nước phát triển năm 2013.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Tôi hỏi thực sự: cụ đã bao giờ tìm cách để có 1 công nghệ chưa, dù là mua, thuê hoặc ăn cắp?

Thế giới hiện nay chỉ có khoảng 20 nước có năng lực phát minh hoặc phát minh lại công nghệ nói chung, và trong đó không có Việt nam hoặc bất cứ nước nào của Đông Nam Á.

Trình độ công nghệ của VN đang ở mức rất thấp và không có gì hy vọng sẽ khá hơn trong tương lai. Nhưng đa số nước đều thế cả.
Em đang đàm phán, dù là khó khăn nhưng em tin là có thể làm được.
Còn việc phát minh, dù chẳng to tát gì dưng em cũng là đã tự làm được 1 cái mới tạm gọi là "công nghệ". Nhờ nó em có thể cạnh tranh ngang, thậm chí lấn lướt những thằng từ Hàn, Nhật, Tàu ở tại VN.
Vì thế em có niềm tin vào người Việt hiện tại công nghệ và thu nhập rất thấp. Dưng chỉ cần C Phủ điều chỉnh các yếu tố để duy trì hoặc cải thiện được tốc độ, em tin VN có thể làm được như Hàn hoặc Đài loan sau 25-30 năm nữa.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Tiền chỉ là một phần thôi. Có tiền anh có thể sản xuất một cái ô tô mang tên anh. Nhưng không có nghĩa là Anh có năng lực cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ và thực sự kiếm được nhiều tiều. Nếu hiểu hơn về lĩnh vực sản xuất Cụ sẽ có cái nhìn thực tế hơn.
Là do cụ hiểu một cách máy móc thôi. Tiền ko là tất cả nhưng nó là đòn bẩy. Nếu bỏ qua các yếu tố khác thì nó là một vế không thể thiếu trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng giữa Tiền-Công Nghệ.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,667 Mã lực
các cụ để ý T Quốc sẽ thấy , nó có đầy đủ các loại thiết yếu nhưng chưa bứt lên được vì ..........🤭 .
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có gì mâu thuẫn đâu. Apple (hãng có vừa có mức vốn hóa đạt 2000 tỷ đô) được tính trong ngành dịch vụ trong lý thuyết nền kinh tế 3 thành phần. Vì thế, con đường thoát nghèo của VN không phải là cố sống cố chết lao vào con đường sản xuất chế tạo (gia công iPhone chẳng hạn). Ý tôi nói ngay từ đầu là như vậy.
Các nước giàu (đúng hơn là các nước giàu có nhiều dân) chuyển sang dịch vụ được vì chúng nó đã có một thời gian dài tích lũy tiền bạc/công nghệ/danh tiếng (thương hiệu)/thị trường bằng sản xuất chế tạo. Vì thế khi buông sản xuất/gia công cho nước khác, chúng nó vẫn giữ được phần chính là công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Tất cả các nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật đều đã và đang là các cường quốc sản xuất. Đừng hy vọng Việt nam tìm ra con đường khác.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Mấy nhà kinh tế họ đặt là khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" không phải là vô lý đâu cụ ợ.
Trong một khoảng nào đó thì GDP có thể tăng tiệm tiến mà không phụ thuộc lắm vào trình độ công nghệ (tăng theo chiều rộng), nhưng sẽ đến một lúc mà muốn tăng GDP anh phải thay đổi công nghệ một các cơ bản, kéo theo đó là thay đổi cả loạt: cơ cấu kinh tế - chính trị, cơ cấu xã hội, giáo dục, ý thức con người vv

Giá trị bằng số của "Bẫy thu nhập trung bình" hiện tại là khoảng 12 ngàn đô/người/năm. Từ năm 1990 đến nay, chỉ có 2 nước ngoài Châu Âu phá được bẫy này trở thành nước phát triển là Hàn quốc và Chile. (Chú ý: "nước phát triển" và "nước giàu" là 2 khái niệm khác nhau).

Muốn vượt qua bẫy thu nhập TQ, một quốc gia phải nắm được 1 hệ thống công nghệ lõi và 1 hệ thống các doanh nghiệp rất mạnh.

Mã lai, Mexico, Braxin là ví dụ cho tình cảnh những nước bị mắc ở ranh giới bẫy thu nhập TB: mấy năm nay GDP đầu người cứ trồi sụt quanh mốc 10 -12 ngàn đô mà không bứt lên được.

Trung quốc (11 ngàn đô/ng năm 2019), nếu không cẩn thận thì cũng dễ mắc vào bẫy này, hoặc cái gọi là "nước phát triển ở mức thấp" (14-15 ngàn đô/ng/năm).

Còn Việt nam thì tôi không tin có thể trở thành nước phát triển, vì trình độ công nghệ của VN yếu quá. Thực chất mức thu nhập 10 ngàn đô/ng/năm đã là khá tốt rồi, không nên mơ gì hơn.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ về những vấn đề trên ngoại trừ bi quan về khả năng VN trở thành một nước phát triển. Đã mơ thì mơ cho lớn:D
Để có thể nắm được ( từ mua, xin, ăn trộm .....) hoặc cao hơn là phát minh hệ thống công nghệ lõi, thì yếu tố con người rất quan trọng. Nói một cách khác, mặt bằng tư duy khoa học trong xh phải cao. Em cho rằng đây là yếu tố quyết định việc một quốc gia có là quốc gia phát triển hay không. Để có được điều này, sự thay đổi trong nhận thức về giáo dục theo hướng phương Tây là tối quan trọng. Mọi sự níu kéo lối tư duy cũ ( Quy nạp, duy tình, cảm tính....) nhân danh khác biệt Văn hóa(Đông -Tây) là rào cản cực lớn đối với sự chuyển hóa thành một quốc gia phát triển.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,667 Mã lực
Em hoàn toàn đồng ý với cụ về những vấn đề trên ngoại trừ bi quan về khả năng VN trở thành một nước phát triển. Đã mơ thì mơ cho lớn:D
Để có thể nắm được ( từ mua, xin, ăn trộm .....) hoặc cao hơn là phát minh hệ thống công nghệ lõi, thì yếu tố con người rất quan trọng. Nói một cách khác, mặt bằng tư duy khoa học trong xh phải cao. Em cho rằng đây là yếu tố quyết định việc một quốc gia có là quốc gia phát triển hay không.
e đồng điệu với cụ ở phần này , bởi vì thế e đang rất mong muốn mấy trường đại học lớn di chuyển ra khỏi nội thành để tạo dựng môi trường học thuật tốt nhất có thể , nó liên quan đến tương lai đất nước , tương lai của các cty , tập đoàn lớn .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top