Covid rảnh rỗi em vừa xem cùng nhóc nhà em hết mười mấy tập phim Lục Vân Tiên (Chi bảo vs Quyền Linh đóng ạ)
Em thấy Việt Nam ta làm được bộ phim này khá hay các cụ ạ, mặc dù phim này lâu lắm rồi và đầu tư thì cũng ko nhiều, cắt giảm những trường đoạn đánh nhau nữa.
Em thấy cốt truyện của Lục Vân Tiên rất hợp để triển khai thành phim dài tập hay ho nếu được đầu tư kỹ lưỡng (em chợt nghĩ nó có thể sánh ngang Tam Quốc nếu được đầu tư và vẽ thêm kịch bản).
Trung Quốc họ làm đi làm lại mấy cái phim của Kim Dung mãi mà họ vẫn làm, mà sao Việt Nam ta nhiều cái nếu đầu tư có thể làm còn hay hơn mà sao lại ko làm các cụ nhỉ.
Chúng ta gần như không biết người dân các thế kỷ trước thế kỷ 19 ăn mặc hàng ngày thế nào, áo cưới thế nào, nhà cừa ngày xưa của người dân bình thường, của quan lại, của địa chủ được dựng thế nào các vua ngày xưa mặt mũi thế nào (đến bức chân dung duy nhất của vua Lê Hoàn mà lịch sử còn để lại được là do một họa sĩ Trung Quốc đi theo đoàn sứ thần vẽ, hiện nay đang được lưu ở bảo tàng TQ. Các vua khác hình như không có chân dung). Chúng ta cũng không biết binh lính ngày xưa mặc thế nào, được trang bị chính quy những vũ khí gì.
Như em đã giải thích ở các thớt khác về lịch sử, Việt Nam về mặt học hành, thơ phú và khoa cử (bằng chữ Hán) thì không kém lắm so với các nước Trung, Nhật, Hàn, nhưng các khía cạnh kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, mỹ thuật, văn học nghệ thuật khác, phát triển đô thị… đều rất kém.
Chúng ta không có họa sĩ giỏi. Các vua Trung Quốc từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh,… đều có chân dung, hình như các hoàng đế Nhật cũng vậy, trong khi theo em biết, không có vua nào của Việt Nam được vẽ chân dung bởi họa sĩ Việt Nam. Vua còn như vậy thì nói gì đến dân chúng..
Một nhược điểm trầm trọng nữa là Việt Nam vẫn cơ bản sử dụng chữ Hán, trong khi chữ Nôm, có lẽ vì quá khó nên không phổ biến được vào dân chúng, khác với Nhật Bản và Hàn Quốc đã có bảng chữ cái riêng của họ (chữ đánh vần chứ không phải chữ tượng hình). Vì phải ghi lại bằng chữ Hán (tức là chữ nước ngoài) nên các tài liệu của chúng ta còn được lưu lại chủ yếu chỉ là thơ văn, lịch sử cung đình, các sự kiện lớn, còn các việc khac như công tác xử án, hình ngục, .. đều không rõ, thơ văn, hò vè, sinh hoạt dân gian, ,.tiểu thuyết, truyện, thơ nhạc…đều rất ít được ghi lại, chưa nói đến khoa học kỹ thuật, công nghệ..
Một ví dụ là phim Bao Thanh Thiên. Từ thời cổ, các câu chuyện vụ án ở Trung Quốc đã rất phổ biến, mô tả rất rõ và chi tiết quá trình hình thành tội phạm, thủ tục điều tra, tố tụng, xét xử, các cơ quan có liên quan như pháp y, hình ngục ... vì thế dựng phim rất dễ. Từ thế kỷ 18, tiểu thuyết trinh thám Địch Công Án (viết về các vụ xử án của Địch Nhân Kiệt (nhà Đường) đã có rồi. Ở Việt Nam chỉ 1 chuyện cũng k tìm được, nên có dựng thành phim thì cũng sẽ theo kiểu hỏi đáp hề chèo nói Trạng vài câu, thiếu chiều sâu. Trên công đường sẽ viết chữ gì, chẳng nhẽ cũng 4 chữ "công chính liêm minh" như trong phim Bao Công? có bao nhiêu lính?, lính mặc thế nào.?..
Chính vì vậy nên phim cổ trang của Việt Nam nếu được dựng hoành tráng thì đa phần đều lấy quần áo theo kiểu Trung Quốc (đến tượng hoàng đế Lỹ Thái Tổ ở cạnh Bờ Hồ cũng phải cho mặc quần áo Trunq Quốc và đội mũ bình thiên (nếu không thì biết hoàng đế ăn mặc thế nào), lính thì ngoài nón dấu (kiểu thế kỷ 19) ra thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, thậm chí còn cho mặc áo giáp (trong khi khí hậu và điều kiện Việt Nam hoàn toàn không thích hợp), dân gian nếu không mặc kiểu quan họ Bắc Ninh thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, nhà cửa dạng cung đình (nếu được dựng lại hoành tráng) cũng là nhà kiểu Trung Quốc. Chưa nói đến có rất ít đạo diễh hiểu biết về lịch sử thời kỳ đó để dựng phim (mà muốn hiểu biết thì cũng không biết chỗ nào mà tìm hiểu, vì tư liệu quá it).