[Funland] Việt Nam làm phim cổ trang

kiepdodenhp

Xe máy
Biển số
OF-716631
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
96
Động cơ
81,800 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
857
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Éo biết ngày xưa ông bà đánh giặc làm sao chứ tướng trận mà leo lên con ngựa vầy thì chán hắn.
Ngày xưa VN ta đánh giặc chủ yếu dùng thuyền, rất it ngựa (vì sông ngòi nhiều, k có cầu, ngựa nhỏ yếu). Nhưng mô hình thuyền thế nào, kích cỡ bao nhiêu, chở được bao nhiêu người, giờ có lẽ cũng k ai biết. .
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Cái gì ko làm được thì bỏ đi, tập trung vào mảng nào nó có thể phát huy được tiềm lực. Phim cổ trang làm vừa khó vừa ít người xem thì ko làm nữa, chuyển sang thể loại khác ta có ưu thế hơn là xong thôi có gì đâu.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,859
Động cơ
134,422 Mã lực
Tuổi
43
Thôi em can
Cổ trang thì phải chế cháo đi mới hay
Mà chế cháo rồi thì mấy bác sử học vào bức xúc, quần chúng nhân dân hùa theo ném đá, nhà quản lý theo đó phạt và cấm chiếu, nhà làm phim lỗ sấp mặt
Tốt nhất cứ làm mấy phim ngôn tình, hài nhảm cho đỡ đụng chạm
 

kiepdodenhp

Xe máy
Biển số
OF-716631
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
96
Động cơ
81,800 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
vN giờ mà làm phim thì ối kịch bản hay
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Chúng ta gần như không biết người dân các thế kỷ trước thế kỷ 19 ăn mặc hàng ngày thế nào, áo cưới thế nào, nhà cừa ngày xưa của người dân bình thường, của quan lại, của địa chủ được dựng thế nào các vua ngày xưa mặt mũi thế nào (đến bức chân dung duy nhất của vua Lê Hoàn mà lịch sử còn để lại được là do một họa sĩ Trung Quốc đi theo đoàn sứ thần vẽ, hiện nay đang được lưu ở bảo tàng TQ. Các vua khác hình như không có chân dung). Chúng ta cũng không biết binh lính ngày xưa mặc thế nào, được trang bị chính quy những vũ khí gì.

Như em đã giải thích ở các thớt khác về lịch sử, Việt Nam về mặt học hành, thơ phú và khoa cử (bằng chữ Hán) thì không kém lắm so với các nước Trung, Nhật, Hàn, nhưng các khía cạnh kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, mỹ thuật, văn học nghệ thuật khác, phát triển đô thị… đều rất kém.

Chúng ta không có họa sĩ giỏi. Các vua Trung Quốc từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh,… đều có chân dung, hình như các hoàng đế Nhật cũng vậy, trong khi theo em biết, không có vua nào của Việt Nam được vẽ chân dung bởi họa sĩ Việt Nam. Vua còn như vậy thì nói gì đến dân chúng..

Một nhược điểm trầm trọng nữa là Việt Nam vẫn cơ bản sử dụng chữ Hán, trong khi chữ Nôm, có lẽ vì quá khó nên không phổ biến được vào dân chúng, khác với Nhật Bản và Hàn Quốc đã có bảng chữ cái riêng của họ (chữ đánh vần chứ không phải chữ tượng hình). Vì phải ghi lại bằng chữ Hán (tức là chữ nước ngoài) nên các tài liệu của chúng ta còn được lưu lại chủ yếu chỉ là thơ văn, lịch sử cung đình, các sự kiện lớn, còn các việc khac như công tác xử án, hình ngục, .. đều không rõ, thơ văn, hò vè, sinh hoạt dân gian, ,.tiểu thuyết, truyện, thơ nhạc…đều rất ít được ghi lại, chưa nói đến khoa học kỹ thuật, công nghệ..

Một ví dụ là phim Bao Thanh Thiên. Từ thời cổ, các câu chuyện vụ án ở Trung Quốc đã rất phổ biến, mô tả rất rõ và chi tiết quá trình hình thành tội phạm, thủ tục điều tra, tố tụng, xét xử, các cơ quan có liên quan như pháp y, hình ngục ... vì thế dựng phim rất dễ. Từ thế kỷ 18, tiểu thuyết trinh thám Địch Công Án (viết về các vụ xử án của Địch Nhân Kiệt (nhà Đường) đã có rồi. Ở Việt Nam chỉ 1 chuyện cũng k tìm được, nên có dựng thành phim thì cũng sẽ theo kiểu hỏi đáp hề chèo nói Trạng vài câu, thiếu chiều sâu. Trên công đường sẽ viết chữ gì, chẳng nhẽ cũng 4 chữ "công chính liêm minh" như trong phim Bao Công? có bao nhiêu lính?, lính mặc thế nào.?..

Chính vì vậy nên phim cổ trang của Việt Nam nếu được dựng hoành tráng thì đa phần đều lấy quần áo theo kiểu Trung Quốc (đến tượng hoàng đế Lỹ Thái Tổ ở cạnh Bờ Hồ cũng phải cho mặc quần áo Trunq Quốc và đội mũ bình thiên (nếu không thì biết hoàng đế ăn mặc thế nào), lính thì ngoài nón dấu (kiểu thế kỷ 19) ra thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, thậm chí còn cho mặc áo giáp (trong khi khí hậu và điều kiện Việt Nam hoàn toàn không thích hợp), dân gian nếu không mặc kiểu quan họ Bắc Ninh thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, nhà cửa dạng cung đình (nếu được dựng lại hoành tráng) cũng là nhà kiểu Trung Quốc. Chưa nói đến có rất ít đạo diễh hiểu biết về lịch sử thời kỳ đó để dựng phim (mà muốn hiểu biết thì cũng không biết chỗ nào mà tìm hiểu, vì tư liệu quá it).
Sử ko rõ, lơ mơ thì em với cụ cũng lơ mơ thôi gì mà căng. Quả thực, em với vai khán giả chả cần biết lắm trang phục nhà Trần có giống người Minh hay giống nhà Tống hay nhà Liêu, tất nhiên cái gì quá thì lố (như ông Thanh cạo nửa đầu thì không được rồi). Quan trọng cảnh quan nó phải hoàn tráng, lửa ngút giời, sông núi hò reo, cọc to D800, chứ thoại thì ngô ngốc như bác nào kể ở bài trong thread "Độ ơi Độ ơi" và phân màn bối cảnh không ra gì, thì có quần áo chuẩn xịn cũng chả tác dụng gì quá 3 4% đâu.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Quan trọng là cốt chuyện thôi. Tam quốc , Thủy hử ...đều là những tuyệt phẩm của TQ. Nên khi chuyển thể thành phim càng thu hút người xem. Còn về bối cảnh thì không khó, giờ công nghệ kỹ xảo điện ảnh rất phát triển rồi. Ngay những phim cổ trang được dựng lại của TQ gần đây đều dùng kỹ xảo để can thiệp .
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,639 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
khó nhất là bối cảnh cụ ạ, đến hàn xẻng làm phim cổ trang còn lom dom thì vn còn lâu lắm, tq thì ngoài các di tích lịch sử có sẵn nó còn có mấy đại trường quay chuyên để đóng phim cổ trang nên nhìn nó đúng là cổ trang thật
Làm cổ trang tốn kém chứ ko ít đâu, lại ít có trường quay đủ tầm cỡ để đóng hoàn chỉnh một bộ phim cổ trang. Về dạo diễn, biên kịch, các nhà tiểu thuyết cũng ít, thị hiếu thị trường đầu tư sợ lỗ, nói chung cũng nhiều nguyên nhân. Em cũng khoái có bộ nào mang tầm như Tam Quốc diễn nghĩa hay Thủy Hử thì hay quá.
Đơn cử như Vua Đinh
- Có nhiều giai thoại
- Loạn 12 xứ quân rất đủ đất để xây dựng hình ảnh các quân đội hùng mạnh, kẻ ác có, kẻ trung thành vua cũ có, kẻ đi theo lý tưởng mới cũng có thể xây dựng được.
- Có các tướng lĩnh dũng mãnh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc...
- Kết thúc triều đại cũng có hỉ nộ....
Tiếc là chưa có ai làm
Em thấy quảng cáo phim Phượng Khấu trên VTV nên tải ứng dụng POPS về đt và mới xem được 2 tập thì thấy thấy khá hay, đầu tư phục trang rất công phu. Về bối cảnh thì giờ dựng được bối cảnh ảo rồi các cụ ạ, nên em nghĩ trường quay với bối cảnh cổ trang giờ cũng không đến nỗi khó phục dựng lại lắm
 

blacksigma

Xe máy
Biển số
OF-667342
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
82
Động cơ
107,321 Mã lực
Tuổi
37
Em nghĩ là do thiếu tiền thôi.
Chứ tư liệu lịch sử ( kể cả quần áo: có quyển Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức) thì không thiếu đâu.

Chẳng qua bây giờ các học giả già rồi, ngày một mai một, chả ai muốn viết. Người trẻ thì không biết Hán Nôm. Kịch bản kiểu nói chuyện người xưa không tái hiện lại được.
Rồi tiền ai cho, đề tài khô khan khó ăn khách. Trang sử huy hoàng nhất là chống ngoại xâm thì không được phép dựng rồi... Nói chung kể ra thì nhiều lý do.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
857
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Như một số cụ nói, chỉ cần dựng một bộ phim hoành tráng mang tính giải trí. Nếu vậy thì khác nào dựng phim Trung Quốc, chỉ là thay bằng diễn viên Việt Nam. Vì thực sự trong quá khứ, Việt Nam rất nghèo (nếu không muốn nói là quá nghèo), đưỡng xá nhỏ, cung điện bé, mấy cái thuyền đi đánh giặc chắc cũng là thuyền nan bé, không có tàu lớn như Trung Quốc, ngựa bé, không có xe, chỉ đi kiệu, không có thành quách lớn như Trung Quốc, không có đô thị thực sự, hệ thống cơ sở vật chất khác đều rất thiếu, nói chung muốn làm hoành tráng thì chỉ có hoàn toàn làm giả không theo lịch sử, và tóm lại là hoàn toàn mô phỏng phim Trung Quốc (quay xong không biết có ai xem không hay lại bị chửi tơi bời)

Đấy là còn chưa nói đến việc chon cốt truyện sao cho có chiều sâu. Việt Nam gần như không có tiểu thuyết cổ (như em nói ở trên, có lẽ do vấn đề sử dụng chữ Nôm không phổ biến). Nguyễn Du ngày xưa có lẽ cũng không tìm được cốt truyện hay ở Việt Nam nên mới phải lấy Kim Vân Kiều và bối cảnh thời nhà Minh làm cốt truyện cho Truyện Kiều..
 
Chỉnh sửa cuối:

antidau

Xì hơi lốp
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,397
Động cơ
-178,467 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào quan tâm quần áo các thời ra sao thì hãy xem MV của Chipu, phục dựng chuẩn mà vẫn đẹp nhé
Còn mọi thứ cuộc sống vương triều thì thời Lê ghi chép sử đầy đủ hết, có các cụ không nghiên cứu sâu nên không rành thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

buiducminh

Xe hơi
Biển số
OF-89624
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
135
Động cơ
407,394 Mã lực
Cỡ Victor Vũ về làm phim Thiên mệnh anh hùng mang chiếu rạp còn lỗ sặc gạch, sau thấy Hoa vàng trên cỏ xanh dễ làm ăn dầy hơn nhiều 😂
Còn kiểu chưa làm đã tính chén thì ra sản phẩm thế nào thì chưa xem đã biết rồi. Nói chung điện ảnh nó là một ngành công nghiệp, kịch bản chỉ là 1 phần, bọn Mẽo nó bịa trắng trợn các cụ xem còn sướng thì đủ biết lịch sử chẳng có tý giá trị mẹ gì trong việc làm ăn cả.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,073
Động cơ
589,021 Mã lực
Chúng ta gần như không biết người dân các thế kỷ trước thế kỷ 19 ăn mặc hàng ngày thế nào, áo cưới thế nào, nhà cừa ngày xưa của người dân bình thường, của quan lại, của địa chủ được dựng thế nào các vua ngày xưa mặt mũi thế nào (đến bức chân dung duy nhất của vua Lê Hoàn mà lịch sử còn để lại được là do một họa sĩ Trung Quốc đi theo đoàn sứ thần vẽ, hiện nay đang được lưu ở bảo tàng TQ. Các vua khác hình như không có chân dung). Chúng ta cũng không biết binh lính ngày xưa mặc thế nào, được trang bị chính quy những vũ khí gì.

Như em đã giải thích ở các thớt khác về lịch sử, Việt Nam về mặt học hành, thơ phú và khoa cử (bằng chữ Hán) thì không kém lắm so với các nước Trung, Nhật, Hàn, nhưng các khía cạnh kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, mỹ thuật, văn học nghệ thuật khác, phát triển đô thị… đều rất kém.

Chúng ta không có họa sĩ giỏi. Các vua Trung Quốc từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh,… đều có chân dung, hình như các hoàng đế Nhật cũng vậy, trong khi theo em biết, không có vua nào của Việt Nam được vẽ chân dung bởi họa sĩ Việt Nam. Vua còn như vậy thì nói gì đến dân chúng..

Một nhược điểm trầm trọng nữa là Việt Nam vẫn cơ bản sử dụng chữ Hán, trong khi chữ Nôm, có lẽ vì quá khó nên không phổ biến được vào dân chúng, khác với Nhật Bản và Hàn Quốc đã có bảng chữ cái riêng của họ (chữ đánh vần chứ không phải chữ tượng hình). Vì phải ghi lại bằng chữ Hán (tức là chữ nước ngoài) nên các tài liệu của chúng ta còn được lưu lại chủ yếu chỉ là thơ văn, lịch sử cung đình, các sự kiện lớn, còn các việc khac như công tác xử án, hình ngục, .. đều không rõ, thơ văn, hò vè, sinh hoạt dân gian, ,.tiểu thuyết, truyện, thơ nhạc…đều rất ít được ghi lại, chưa nói đến khoa học kỹ thuật, công nghệ..

Một ví dụ là phim Bao Thanh Thiên. Từ thời cổ, các câu chuyện vụ án ở Trung Quốc đã rất phổ biến, mô tả rất rõ và chi tiết quá trình hình thành tội phạm, thủ tục điều tra, tố tụng, xét xử, các cơ quan có liên quan như pháp y, hình ngục ... vì thế dựng phim rất dễ. Từ thế kỷ 18, tiểu thuyết trinh thám Địch Công Án (viết về các vụ xử án của Địch Nhân Kiệt (nhà Đường) đã có rồi. Ở Việt Nam chỉ 1 chuyện cũng k tìm được, nên có dựng thành phim thì cũng sẽ theo kiểu hỏi đáp hề chèo nói Trạng vài câu, thiếu chiều sâu. Trên công đường sẽ viết chữ gì, chẳng nhẽ cũng 4 chữ "công chính liêm minh" như trong phim Bao Công? có bao nhiêu lính?, lính mặc thế nào.?..

Chính vì vậy nên phim cổ trang của Việt Nam nếu được dựng hoành tráng thì đa phần đều lấy quần áo theo kiểu Trung Quốc (đến tượng hoàng đế Lỹ Thái Tổ ở cạnh Bờ Hồ cũng phải cho mặc quần áo Trunq Quốc và đội mũ bình thiên (nếu không thì biết hoàng đế ăn mặc thế nào), lính thì ngoài nón dấu (kiểu thế kỷ 19) ra thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, thậm chí còn cho mặc áo giáp (trong khi khí hậu và điều kiện Việt Nam hoàn toàn không thích hợp), dân gian nếu không mặc kiểu quan họ Bắc Ninh thì cũng ăn mặc kiểu Trung Quốc, nhà cửa dạng cung đình (nếu được dựng lại hoành tráng) cũng là nhà kiểu Trung Quốc. Chưa nói đến có rất ít đạo diễh hiểu biết về lịch sử thời kỳ đó để dựng phim (mà muốn hiểu biết thì cũng không biết chỗ nào mà tìm hiểu, vì tư liệu quá it).
Phim là điện ảnh mà, cái gì dữ liệu lịch sử ta không có thì suy đoán, sáng tác. Cái quan trọng là nếu có làm phim thì mới có nhu cầu suy đoán càng chính xác càng tốt để dựng tạo hình nhân vật.
Còn câu truyện lịch sử để dựng thành phim thì ta có nhiều. Về chiến tranh thì chống ngoại xâm cũng có mà nội chiến cũng có. Những trận đánh thời lý thường kiệt, hay tây sơn rất khốc liệt và hay. Quan trọng là phải có tay viết kịch bản văn học thêm tình tiết, lồng tư tưởng, rõ bối cảnh vào thì mới được.
Những chuyện nội chính triều đình, thay đổi triều đại cũng nhiều sử liệu hay, rồi chuyện dân gian cũng thế... tuy nhiên đừng hy vọng tự những sự kiện đó nó trở thành phim, phải qua bàn tay sáng tạo kịch bản giỏi thì mới hay được.

Bản thân cốt truyện của phim cổ trang tàu cũng vậy, ta chỉ xem được kết quả cuối cùng đã qua sáng tạo của họ, đừng nghĩ sử liệu của họ giống như phim.
 

Kim ngưu 101

Xe tải
Biển số
OF-472199
Ngày cấp bằng
22/11/16
Số km
415
Động cơ
203,323 Mã lực
Tuổi
38
Covid rảnh rỗi em vừa xem cùng nhóc nhà em hết mười mấy tập phim Lục Vân Tiên (Chi bảo vs Quyền Linh đóng ạ)
Em thấy Việt Nam ta làm được bộ phim này khá hay các cụ ạ, mặc dù phim này lâu lắm rồi và đầu tư thì cũng ko nhiều, cắt giảm những trường đoạn đánh nhau nữa.
Em thấy cốt truyện của Lục Vân Tiên rất hợp để triển khai thành phim dài tập hay ho nếu được đầu tư kỹ lưỡng (em chợt nghĩ nó có thể sánh ngang Tam Quốc nếu được đầu tư và vẽ thêm kịch bản).
Trung Quốc họ làm đi làm lại mấy cái phim của Kim Dung mãi mà họ vẫn làm, mà sao Việt Nam ta nhiều cái nếu đầu tư có thể làm còn hay hơn mà sao lại ko làm các cụ nhỉ.





unnamed.jpg
Phim cổ trang ko phải cứ có tiền là làm được đâu cụ ah. Xem mấy phim cổ trang Hàn Quốc đó, bọn trẻ trâu xem thì thích chứ người nào yêu thích thể loại cổ trang chắc ko nuốt nổi. Cái phim VN làm để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đó, mới ra đã bị các nhà sử học chửi cho tơi bời, thể hiện đạo diễn chẳng biết gì về lịch sử lẫn văn hóa truyền thống.
Làm phim về mấy con phò uốn éo thì sao cũng đc, hư cấu thế nào cũng ko sao vì khán giả có để ý nội dung hay logic đâu. Nhưng động đến lịch sử là liệu hồn, láo nháo là các cụ chửi cho sấp mặt.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,073
Động cơ
589,021 Mã lực
Em nghĩ là do thiếu tiền thôi.
Chứ tư liệu lịch sử ( kể cả quần áo: có quyển Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức) thì không thiếu đâu.

Chẳng qua bây giờ các học giả già rồi, ngày một mai một, chả ai muốn viết. Người trẻ thì không biết Hán Nôm. Kịch bản kiểu nói chuyện người xưa không tái hiện lại được.
Rồi tiền ai cho, đề tài khô khan khó ăn khách. Trang sử huy hoàng nhất là chống ngoại xâm thì không được phép dựng rồi... Nói chung kể ra thì nhiều lý do.
Nguyên nhân gốc em nghĩ không phải do thiếu tiền. Mà là thiếu tài! Chúng ta không có những tác giả kịch bản đủ tài, đủ nghề để tạo nên những kịch bản hấp dẫn. Thiếu cái nền này, mọi loại phim ảnh đều trở nên nhạt nhẽo.
Hội điện ảnh, hội nhà văn vẫn theo kiểu nghiệp dư, tài năng do thiên bẩm là chủ yếu. Thiếu những tay nghề bài bản để ra được sản phẩm tốt và đồng đều.
 

Kim ngưu 101

Xe tải
Biển số
OF-472199
Ngày cấp bằng
22/11/16
Số km
415
Động cơ
203,323 Mã lực
Tuổi
38
Mấy tác phẩm đó quay, dựng ở Tàu nên bị bài. Làm phim cổ trang lúc đầu rất tốn kém tiền đầu tư, mà mới thì lại rủi ro nữa, vốn ít mà bị sập thì khác gì bác Chánh Tín. Hiện tại thì ta đang phát triển ở sân khấu thôi, muốn nâng tầm phim ảnh thì cần nhiều thứ lắm.
Làm phim về 1000 năm Thăng Long, vậy mà lại đưa lý do chuyển kinh đo để học tập Thiên triều Trung Quốc. Ko hiểu ông biên kịch và đạo diễn sang đó học hỏi bị ăn nhầm phải thuốc gì. Em xin trích 1 phần đánh giá của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân về phim này:
"Phim này không những nhờ Trung Quốc đạo diễn mà kịch bản cũng do Trung Quốc viết và hợp tác với một đài truyền hình Trung Quốc, thậm chí còn muốn nhờ hệ thống phát hành phim của Trung Quốc để phát hành phim này tại Việt Nam. Nếu phim này mà nhờ Trung Quốc phát hành trên thế giới thì đó là một cái nhục nhã cho Việt Nam vô cùng. Qua phim này, Việt Nam nay trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Mà chư hầu về chính trị thì một ngày nào đó có thể thoát ra được, chứ còn chư hầu về văn hóa thì đời đời mất nước".
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,964
Động cơ
516,186 Mã lực
Không có phim trường thì phim cổ trang ko bao giờ ra hồn được đâu
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,194
Động cơ
408,308 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ xem thử thiên mệnh anh hùng đi ạ
E thấy đây là film cổ trang hay nhất của VN ta
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top