- Biển số
- OF-177267
- Ngày cấp bằng
- 17/1/13
- Số km
- 1,921
- Động cơ
- 354,613 Mã lực
Theo em thì cái phần khó nhất cho UAV là hệ thống dẫn đường, đến hệ thống cất và hạ cánh sau rồi đến việc gắn với một nhiệm vụ cụ thể như chụp ảnh trinh sát hay điều khiển hỏa lực. Các cụ cứ tranh luận về cái phần vỏ với kết cấu làm gì cho mất thời gianRC em cất hạ cánh tự động lâu rồi cụ à, mấy con MEM, sensor độ cao ( siêu âm 12m), giờ có thể kết hợp GPS + INS ( dẫn quán tính được)
Cái quan trọng là mình làm bằng đam mê và tiền túi nên không chơi ngông được.
Cụ nào muốn thì sắm cái CNC cớ 2K$ rồi mua vật liệu, loại sợi carbon về mà làm. PU thì nhiều loại bền lắm. Vỏ thì không nhất thiết phải composit vì mình làm độc hại lắm do dính đến sợ thủy tinh. Cụ sang Bát tràng kiếm đất sét rồi dùng CNC thì nhanh lắm. Lấy nhựa loại tấm để làm vỏ bên trong tủ lạnh + đèn hồng ngoại + hút chân không ( mượn thợ lắp điều hòa) là làm vỏ như bản vẽ ngay.
OSD + kính đeo có mà hình ảo 100inch thì như lái thật luôn.
OSD xin mẫu MAXIM về code trên ARM cortex M3 hay M4 là hiện cao độ, vận tốc, đường chân trời.... như thật
đo nhiệt động cơ dùng IR sensor.
ST có đầy đủ các loại MEM để đo gia tốc, góc nghiêng.
Dùng cảm biến áp suất Frescale để đo vận tốc qua 2 ống, so sánh vận tốc khí tĩnh và động ( ống bút bi = đồng) + khéo tay hàn là xong. Cái máy bay thật cũng có cái ống này thò ra. Nhìn con MIC là thấy ngay.
Nói chung không quá khó vì họ làm cả rồi. Cái chính là ai cho mình tiền để làm. Còn làm bằng tiền mình thì có đến đâu làm đến đây.
Em xem video thì có cụ cầm cái cục đề ( khởi động to đùng). Cái này 2004 em đã START bằng điện rồi. Giờ càng đơn giản vì động cơ moment lớn mua rất dễ
Cam độ nét cao thì làm con máy ảnh là xong.
Góc 360 độ thì có nhiều cách.
đơn giản như các bác làm UAV thì dùng 2 con sevor quay cái khung đặt máy.
Phức tạp và biết điện tử thì tháo con CAM ra.
Mạch điện để trong thân, chỉ điều khiển ống kính + CCD sẽ nhẹ hơn và chiếm ít khoang hơn.
Bảo vệ ống kính thì ra tràng thi mua cái chụp camera gián sát tầm 50K
động cơ của em loại 2 thì dùng methanol ( các cụ UAV kia dùng xăng thi phải)
giờ các thiết bị đều bán cả, nhiều tiền thì mua phần mềm nhận dạng ảnh ( cấp đầy đủ API) cái này tiền chùa thì mua thỏa mái. + camera ảnh nhiệt là nhìn cả ngày và đêm. Em thì dùng đồ rẻ tiền, trên cao không phát hiện ra người được nhưng cháy rừng,... là cũng thấy luôn.
Các cụ không sợ gió đâu, loại chạy điện bé tý thì ảnh hưởng nhiều, loại to ít bị hơn. Kết hợp với cảm biến gia tốc là ổn định ngon ngay.
Còn trên mặt đất qua vdeo ( chanel 1) trên buồng lái thì y chang đang lái.
Cụ Minh Ha này mới thật sự là chuyên gia, nhưng cách comment của cụ đi sâu về thuật ngữ chuyên ngành nên làm mọi người khó hiểu. Em xin phép "tinh dịch" ra siêu dự án của cụ í như sau:
Cụ ấy lấy một con máy bay mô hình chạy bằng động cơ metanol (cái này các CLB mô hình hay chơi), lắp thêm một máy tính có chế độ GPS mục đích để dẫn đường rồi gắn con sensor độ cao (có thể là máy đo sâu hàng hải) lập trình tăng độ cao dần theo tăng tốc để cất cánh, sau đó máy tính trả quyền kiểm soát tầm và hướng cho GPS để dẫn đường. Kiểm soát mặt đất thì dùng phần mềm mô phỏng kiểu như OSD quan sát như thật (He he... cái con chíp ARM cortex làm em liên tưởng cụ vác một cái máy tính bảng Trung quốc chạy Android ra làm ). Còn phần điều khiển thực hiện nhiệm vụ quan sát thì dễ ợt, em khỏi phải nói.
Thế nhưng em chỉ thắc mắc là cụ Minh Ha có dám tự bỏ tiền ra để thực hiện Siêu dự án đó không? Ở VN mình người làm được thì chưa chắc đã ... được làm, còn người được phép làm thì.... em không dám nói nữa .
Mà cho dù cụ Minh Ha có được làm thì có chắc là dám làm không? Vì trước hết cụ phải ngồi viết dự án khả thi NCKH, rồi phải tính toán cơ sở lý thuyết cho cái máy bay, cho hế thống điều khiển, rồi bào vệ qua nhiều cấp, rồi tìm cách giải ngân dự án, rồi.....
Em cũng có ý tưởng cho một dự án như cụ Manh Ha nhưng là làm cho AUV (chứ không phải UAV) nhưng ý tưởng chỉ là ý tưởng
Chỉnh sửa cuối: