[Funland] Việt Nam chính thức gia nhập câu lạc bộ UAV ?

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hệ thống điện tử: UAV sử dụng trong dân sự lẫn quân sự đa số với chủ đích do thám. Nhờ hệ thống điện tử hiện đại, tinh vi và rất nhỏ ( thường các UAV các nước hơn nhau là ở điểm này). Cần phải tích hợp rất nhiều hệ thống, quan trắc, định vị, truyền tin, chống nhiễu, hệ thống tự động lái trong khoảng không gian không nhiều.

Hệ thống truyền tin: UAV thường cần hoạt động ở phạm vi xa, vì thế cần phải tích hợp các sóng điều khiển ở trên nhiều chế độ và dạng sóng ( băng tầm thấp/cao; các trạm điều khiển; hay vệ tinh). Việc này rất là quan trọng, quan trọng ở việc có thể truyền đổi dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu hình ảnh mà camera thu được.

Hệ thống điều khiển: Tất cả các UAV đều có camera và đó là một việc bắt buộc, khác hẳn với các máy bay điều khiển đồ chơi truyền thống. Vì điều khiển UAV thường điều khiển xa, có thể không thể nhìn thấy UAV bằng mắt thường, nên phải điều khiển qua camera. Nhưng điều khiển qua Camera chỉ có tác dụng trong trường hợp bình thường, trong trường hợp tác chiến nhiễu điện tử cao và hoạt động tầm xa. Chính bản thân UAV có khả năng tự động lái để có thể bay về căn cứ. Để làm nên hệ thống điều khiển và dẫn đường rất là khó, tuỳ theo cách dẫn đường mà có thể dựa vào trực tiếp qua vệ tinh, GPS, hoặc chính dữ liệu trong hệ thống của UAV. Chưa kể trong quá trình tự động lái, chuyện bay và đáp của máy bay cũng là 1 phần rất là quan trọng trong hệ thống lập trình.

Nhìn chung, UAV là cả một hệ thống phức tạp các công nghệ hàng không, công nghệ truyền dẫn số liệu,bảo mật hệ thống,tự động hóa và các công nghệ điện tử- tin học, phần mềm và viễn thông tiên tiến khác. Để cho một chiếc UAV có thể bay được thì ngay từ công tác thiết kế ban đầu, nó đã đòi hỏi nguồn nhân lực chất xám trình độ cao. UAV khác RC ở cái "ruột". "Ruột" của chiếc UAV là một "Hệ thống máy tính nhúng" (Embedded Computer System), đòi hỏi các loại phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Để thiết kế nên được cái "ruột" cần phải có tập thể nhân lực trình độ cao của CNTT, cụ thể là chuyên ngành phần cứng và phần mềm tiến hành các công tác thiết kế,chạy thử và xây dựng thành phẩm. Và đương nhiên không chỉ dừng lại ở đó, muốn cho nó cất cánh được và làm bất cứ điều gì chúng ta muốn từ thiết kế đầu tiên thì "hạ tầng kỹ thuật" mang yếu tố quyết định. "Hạ tầng kỹ thuật" là các một hệ thống phức tạp các thiết bị máy tính, thiết bị thu nhận, xử lý dữ liệu,số liệu,mã hóa dữ liệu, và để thiết kế được "hạ tầng kỹ thuật" này cũng đòi hỏi chất xám từ các kỹ sư CNTT và viễn thông
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thông số SkyBladeIII (UAV quân dụng cá nhân của Singapore loại nhỏ , chú thích hình 1+2 )
Length: 1.2 m (4 ft)
Wing span: 1.8 m (6 ft)
Operating altitude: 458 m (1500 ft)
Endurance (minimum) (depending on internal combustion or electric version): 1 – 2 hrs
Stall speed: 18 kts (33 km/h)
Maximum speed: 70 kts (130 km/h)
Operating wind conditions: 20 kts (37 km/h)

Ở đây, so sánh về UAV dân sự của Việt Nam và UAV quân sự của Singapore thì sẽ có phần khập khiễng, nhưng ở đây muốn mọi người có cái nhìn khách quan. Chỉ số của các UAV 2 bên có kích thước gần nhau và có chỉ số không xa nhau nhiều.


Đây là những UAV dùng trong dân dụng đầu tiên mà VN sản xuất. Tất cả các UAV đều có khả năng trinh sát qua màn hình camera và tích hợp khả năng tự lái. Đây là bước chân đầu tiên của VN vào thị trường UAV, và cũng mục tiêu là có thể tự lực được. Hiện nay các UAV này đều mang đầy đủ tính chất để có thể gọi là UAV chứ chẳng phải "đồ chơi RC" với các khả năng, quay phim, chụp ảnh và tự động lái theo lập trình. Tuy hiện giờ các chỉ số có phần hạn chế vi đây mới chỉ là UAV dân sự, nghĩa là chưa thể so với UAV quân sự về tính năng, nhưng với những bước đầu tiên đã rõ ràng, thì tiềm năng của những UAV này để áp dụng trong dân dụng, khoa học, quân sự là rất lớn. Với tầm 2km, UAV đã có thể trinh sát giúp cho đặc công. Với tầm 15km đã có thể giúp các trinh sát chỉ điểm cho pháo binh bắn. Với tầm hoạt động 70-100km với trần bay cao ta hoàn toàn có thể sử dụng tuần tra hay do thám hay làm bất kỳ niệm vụ quân sự nào cần thiết.


- AV.UAV.S2: Chiều dài 2,6m; sải cánh 3,2m; khối lượng tối đa 45kg; tải có ích 15kg; động cơ 80cm3; tốc độ lớn nhất 150km/h; trần bay 3.000m; đường cất, hạ cánh 200m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; thời gian hoạt động trên không 3h.

- AV.UAV.S3: Chiều dài 3m; sải cánh 3,4m; khối lượng tối đa 115kg; khối lượng tải có ích 35kg; bán kính hoạt động 70km; trần bay 3.000m; tốc độ nhanh nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không tối đa 5h.

- AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3.000m; tốc độ lớn nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không 6h; bay cả ban ngày và ban đêm.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3



hình 1: lính Singapore chuẩn bị UAV nhỏ SkybladeIII
hình 2: Hệ thống điều khiển của UAV cá nhân
hình 3: UAV Predator của Mỹ
hình 4: Phòng điều khiển UAV của Predator
hình 5: Phòng điều khiển UAV dân sự của Việt Nam
hình 6: Các loại UAV của Việt Nam với tầm: 2km-15km-70km-100km
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
hình 6: Các loại UAV của Việt Nam với tầm: ... 70km-100km
Tầm bay nằm ngoài đường chân trời là OK rồi.
Cứ tưởng tượng gấu nhà các cụ ngồi tận Hà Lội mà xem được cảnh các cụ đang xơi ghẹ ở Đồ Sơn là biết nhau ngay ấy mà.. :))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tầm bay nằm ngoài đường chân trời là OK rồi.
Cứ tưởng tượng gấu nhà các cụ ngồi tận Hà Lội mà xem được cảnh các cụ đang xơi ghẹ ở Đồ Sơn là biết nhau ngay ấy mà.. :))
Sao cụ lại có thể mách nước cho "kẻ thù" theo dõi và "hạ sát" bọn em thế nhỉ:-w
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
77
Động cơ
560,270 Mã lực
Nhìn chung, UAV là cả một hệ thống phức tạp các công nghệ hàng không, công nghệ truyền dẫn số liệu,bảo mật hệ thống,tự động hóa và các công nghệ điện tử- tin học, phần mềm và viễn thông tiên tiến khác. Để cho một chiếc UAV có thể bay được thì ngay từ công tác thiết kế ban đầu, nó đã đòi hỏi nguồn nhân lực chất xám trình độ cao. UAV khác RC ở cái "ruột". "Ruột" của chiếc UAV là một "Hệ thống máy tính nhúng" (Embedded Computer System), đòi hỏi các loại phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Để thiết kế nên được cái "ruột" cần phải có tập thể nhân lực trình độ cao của CNTT, cụ thể là chuyên ngành phần cứng và phần mềm tiến hành các công tác thiết kế,chạy thử và xây dựng thành phẩm. Và đương nhiên không chỉ dừng lại ở đó, muốn cho nó cất cánh được và làm bất cứ điều gì chúng ta muốn từ thiết kế đầu tiên thì "hạ tầng kỹ thuật" mang yếu tố quyết định. "Hạ tầng kỹ thuật" là các một hệ thống phức tạp các thiết bị máy tính, thiết bị thu nhận, xử lý dữ liệu,số liệu,mã hóa dữ liệu, và để thiết kế được "hạ tầng kỹ thuật" này cũng đòi hỏi chất xám từ các kỹ sư CNTT và viễn thông
Cái này các cụ nhà mình chế hay đi mua vậy.

Tầm 20Km đổ về thì Hobby chế được đấy cụ ạ.
Âm thanh nén vocoder 4kbit/s là ổn.
Video dùng FPGA chạy H264
Hệ nhúng nghe thì to tát chứ k quá khó đến thế. Quân bên e làm phát ăn ngay.

Cụ truyền CDMA hay chỉ FM? Phần RF này ở VN ai làm được là biết ngay. cái vệ tinh cubic VN dùng ICOM tháo lấy ruột để truyền, nhưng k phải dân làm truyền dẫn nên gặp vấn đề là tèo. Em mới làm được truyền định hướng 20Km, 8Mb/s.

Nếu có thể cụ cho vài nghìn tiền ảnh cái ruột cho mọi người ngắm tý.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cái này các cụ nhà mình chế hay đi mua vậy.

Tầm 20Km đổ về thì Hobby chế được đấy cụ ạ.
Âm thanh nén vocoder 4kbit/s là ổn.
Video dùng FPGA chạy H264
Hệ nhúng nghe thì to tát chứ k quá khó đến thế. Quân bên e làm phát ăn ngay.

Cụ truyền CDMA hay chỉ FM? Phần RF này ở VN ai làm được là biết ngay. cái vệ tinh cubic VN dùng ICOM tháo lấy ruột để truyền, nhưng k phải dân làm truyền dẫn nên gặp vấn đề là tèo. Em mới làm được truyền định hướng 20Km, 8Mb/s.

Nếu có thể cụ cho vài nghìn tiền ảnh cái ruột cho mọi người ngắm tý.

Mấy cái này em cho rằng khó nhất là cái đoạn lập trình điều khiển cho cả hệ thống. Còn chỉ thiết kế phần cứng thì cũng đơn giản thôi
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
Cụ truyền CDMA hay chỉ FM? Phần RF này ở VN ai làm được là biết ngay. cái vệ tinh cubic VN dùng ICOM tháo lấy ruột để truyền, nhưng k phải dân làm truyền dẫn nên gặp vấn đề là tèo. Em mới làm được truyền định hướng 20Km, 8Mb/s.
Có thể dùng công nghệ này để tăng khoảng cách và tốc độ truyền không hả cụ?
Khác với Wi-Fi, công nghệ Internet WiMax di động thế hệ mới có thể tiếp nhận tín hiệu từ ăng-ten này sang ăng-ten khác, do đó cho phép thiết bị luôn nằm trong trạng thái kết nối khi di chuyển. WiMax, tên kỹ thuật là IEEE 802.16, có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 70 Mb/giây khi thiết bị di chuyển trong tầm xa 65 km (Các đường băng thông rộng hữu tuyến hiện nay đạt kết nối 2 MB/giây).
Em thấy các hãng viễn thông lớn cũng đã quảng cáo bán các thiết bị đầu cuối cho mạng diện rộng doanh nghiệp theo chuẩn Wimax rồi đấy, Tốc độ 70mb/s thì có thể truyền tín hiệu video định dạng mp4 tốt rồi, tha hồ mà giám sát điều khiển cho UAV.
Cái mà cụ nói là cái vệ tinh cubic dùng máy HF hàng hải ICOM để truyền thì chắc là chỉ truyển sóng mang vô tuyến điện công suất lớn thôi hả cụ? Còn ở đầu cuối thì phải có thiết bị mã hóa để chuyển tín hiệu số và bảo mật phải không cụ? Giải ngố cho anh em với đi cụ!
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
77
Động cơ
560,270 Mã lực
Có thể dùng công nghệ này để tăng khoảng cách và tốc độ truyền không hả cụ?
Mã hóa và bảo mật là chính cụ ạ. Tốc độ truyền phụ thuộc vào cách điều chế và băng tần. CDMA dùng băng rộng nên tốc dộ cao hơn cụ dùng FM băng hẹp.
Tất nhiên FM cũng điều chế nhiều mức để tăng tốc độ nhưng trả giá bằng nhiễu cao và lỗi bít cao.

Nếu cụ điều khiển ở chiến trường mà dùng FM sóng ngắn thì khéo vừa cất cánh lên thì cái cụ cầm điều khiển cũng tèo luôn ví tên lửa chống bức xạ nó bắn trúng.

Cái này mấy cái máy phân tích phổ rẻ tiền cũng scan thấy hướng phát, chỉ 2 cái là ra điểm phát sóng.

Còn con cubic thì cụ Thủy cũng có trao đổi trên một vài diễn đàn nhưng không open về kỹ thuật nên em đoán nó gặp vài vấn đề mà em đã nói rồi, nhưng các cụ ấy bảo Tây nó cũng làm vậy và nó đi mua nên e chịu
1. Dùng ICOM test từ tam đảo về OK. Nhưng cái kiểu anten đó phải có một chấn tử ảo là đất, lên giời thì mất luôn. Hơn nữa để giảm công suất phát thì nó dùng antena định hướng chứ cubic thấy ảnh là dùng cái thước rút làm anten kiểu vô hướng thì công suất nào cho đủ.
2. Đưa tín hiệu điều chế vào đường audio để phát 1200baud
3.Công suất đỉnh lúc phát lớn mà chẳng thấy bộ nguồn có con tụ đủ lớn nào cả.
4. Dùng PIN niken là PIN có hiệu ứng nhớ nên nạp không khéo là chai PIN.
5. Quỹ đạo thấp nên bị che bởi bóng trái đất nên tần suất phóng xả nhiều, loain PIN này không thích hợp.
6. Dùng MCU họ microchip nhưng k có kinh nghiệm thiết kế. Và không có cơ chế HOST-STANBY.
7. Không có mạch watchdog. Dùng internal của MCU nếu PIN không hết hẳn thì không khởi động lại được.

Còn nhiều lắm e k kể được vì mỏi tay.

Còn nguyên nhân thả ra là mất tích thì theo em do nó mang trên trạm không gian rất lâu rồi mới thả ra nên có 2 trường hợp.
1. Nếu bật sẵn nguồn thì lúc đó đã hết nguồn, nếu mạch RESET kém thì coi như thành rác vũ trụ.Lẽ ra phải có phần quản lý nguồn riêng biệt nhưng chắc là không có.
2. Có công tắc nguồn nhưng cái ông thả ra giúp không bật thì cũng vậy.Nhưng chắc k xảy ra trường hợp này.



Cái quan trọng là ông được làm thì giấu kín và mình là nhất nên nhiều khi bảo thủ.Không nói ra nên nộp học phí là tất yếu.

Em thấy các hãng viễn thông lớn cũng đã quảng cáo bán các thiết bị đầu cuối cho mạng diện rộng doanh nghiệp theo chuẩn Wimax rồi đấy, Tốc độ 70mb/s thì có thể truyền tín hiệu video định dạng mp4 tốt rồi, tha hồ mà giám sát điều khiển cho UAV.
/QUOTE]

Dùng mấy cái này thì coi chừng mất quyền điều khiển

Mấy cái này em cho rằng khó nhất là cái đoạn lập trình điều khiển cho cả hệ thống. Còn chỉ thiết kế phần cứng thì cũng đơn giản thôi
Nếu phần cứng không chuẩn đố cụ phần mềm làm được. Giả sử truyền thông sinh ra lỗi bít cao thì cụ phần mềm sẽ xử lý bằng niềm tin cụ ạ.
Muốn thời gian thực thì phần cứng phải ngon.
Thế này nhé. Các cụ ấy đang dùng sevor để điều khiển. Em giả sử cụ phần cứng đọc ADC từ tay điều khiển và truyền lên hay tự tính theo hành trình. Chỉ cần giá trị này sai một bit thôi là con sevor đã làm việc liên tục rôi dẫn đến nhanh hết nguồn, thiết bị không ổn định.... Nó giống như bobby dùng điều chế PWM và PCM ấy mà
mà ADC thì để chính xác nếu cụ nào làm rồi thì không nói hay được.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thành quả đầu tiên đây





Hòn Đôi- Khánh Hòa


 

0oMinho0

Xe tăng
Biển số
OF-21857
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
1,007
Động cơ
505,760 Mã lực
Vn cứ làm vài con kiểu ntn cho ra TS tối lượn lờ cho bọn khựa mất ngủ.
[video=youtube;6DQR5xrblVo]http://www.youtube.com/watch?v=6DQR5xrblVo[/video]
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
Cụ Minh Ha đúng là dân trong ngành. Có khi cụ đầu tư làm lấy một con, làm hoàn chỉnh rồi công bố sau. Em nghĩ các cơ quan chức năng lúc đấy sẽ nghĩ khác đi đấy!:D
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
77
Động cơ
560,270 Mã lực
Cụ Minh Ha đúng là dân trong ngành. Có khi cụ đầu tư làm lấy một con, làm hoàn chỉnh rồi công bố sau. Em nghĩ các cơ quan chức năng lúc đấy sẽ nghĩ khác đi đấy!
Không được bay cụ ạ. Mấy món này nhà mình cho là nhạy cảm còn nước ngoài nó chơi cả tên lửa.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Không được bay cụ ạ. Mấy món này nhà mình cho là nhạy cảm còn nước ngoài nó chơi cả tên lửa.
Giá mà nhà nước cho tư nhân làm mấy cái này thì em nghĩ mình đã làm xong từ lâu rồi
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
Em thiệt ngao ngán với mấy nhà báo, mấy con nay không hơn kém mấy con RC toy là mấy mà cũng được gọi là UAV thì mấy con UAV của iran nó sản xuất phải gọi là dĩa bay chắc ? Mà cái đám UAV của bọn Iran nó sx tính năng bỏ xa mấy con của VN làm mà còn bị tụi Tây nó cười lăn lóc trên cái diễn đàn militaryphotos; bác nào không tin em có thể tham khảo diễn đàn militaryphotos thử
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác tenlua thử xem lại cái tiêu chí để đc gọi là UAV cái
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top