- Biển số
- OF-327829
- Ngày cấp bằng
- 20/7/14
- Số km
- 17,743
- Động cơ
- 434,773 Mã lực
Chắc lâu quá rồi cụ ko để ý thôi! Nhà cháu là dân buôn điện tử cả hàng second hand lẫn hàng mới giai đoạn 1992-1996 kiêm cả sản xuất băng video.
Giai đoạn 8x đến 90 truyền hình nhà ta dùng hệ màu theo dân chủ (Theo TH Liên Xô,nhà cháu ko nhớ chính xác lúc đầu có phải là dùng hệ Secam sau đó mới chuyển sang hệ Pal hay không) và các băng hình Video VHS dùng toàn hệ Pal,các loại băng của dân XKLĐ Đức,Tiệp...mang về đều là hệ màu Pal,ngay cả những đầu Video có thương hiệu của Nhật như Sharp,JVC...mà họ mang về cũng đều là đầu hệ Pal.
Trước năm 1990 thị trường HN cũng có đầu video đa hệ rồi (Đầu Sharp 789- 790) Panasonic có loại P2 chạy đc hệ NTSC nhưng hệ màu NTSC của Nhật 4:43 chứ ko phải hệ màu NTSC Mỹ 358. Còn lại các đầu video chủ yếu loại rẻ tiền cục gạch như Akai,Sharp 6v3 (6v3 có 2 đời) đều chỉ phát được loại băng hệ Pal và Secam hoặc Messecam(hệ màu của Pháp) thôi. Các băng video từ cơ sở của nhà nước hay tư nhân,băng ca nhạc,phim...đều được sx theo hệ màu Pal vì hồi đó chủ yếu máy recoder là loại Sharp 6v3 vì loại này có bộ cơ rất bền.
Sau năm 1990 bắt đầu xuất hiện nguồn băng ca nhạc từ hải ngoại (Mỹ) và các băng này đều là hệ màu ntsc 358. Thay vì độ dài 180' như hệ Pal của 1 băng video thông thường thì bây giờ độ dài chỉ còn 120',nên chất lượng hình ảnh đẹp hơn nhiều,nhất là âm thanh,ngay cả đầu chỉ mono thôi nhưng khi dùng băng hệ này thì chất lượng cũng khác hẳn.
Lúc đó các nhà sx lậu băng video liền chuyển sang làm băng hệ này. Thời gian đầu chỉ làm băng ca nhạc,nhưng dần dần sau này họ làm cả băng phim lẻ rồi phim bộ. Điều này khiến những đầu hệ Pal ko xem được,trong khi băng hệ Ntsc lại toàn phim hay.
Đây là nguyên nhân dẫn đến vụ chuyển hệ đầu Video để có thể dùng được băng NTSC.
Thời kỳ 1992-1998 là thời kỳ thịnh vượng nhất của loại đầu Video Hi-Fi hàng bãi từ Nhật về. Nó chỉ thoái trào khi đĩa VCD và DVD ra đời.
Mời các cụ xem lại cái đầu thần thánh, hình như cây rưỡi thì phải:Vâng, thợ mà còn kiếm như vậy thì .Nộpdân buôn còn khiếp nữa.
Đầu Sharp 6v3, V8B hay Panasonic P2...có hệ NTSC nhưng chỉ là NTSC 4.43 (mà theo cách gọi của thợ thì đó là "màu mượn") xem băng gốc NTCS 3.58 màu rất thưa. Việc sử dụng đc nút Tint trên tivi là điều đc coi là cần thiết đối với tất cả các thợ điện tử vì muốn chỉnh đc tông màu cho khỏi bị hoặc là vàng ệch hoặc bị tím ngắt thì buộc phải có hệ NTCS 3.58.
Với sự khám phá là màu NTCS chuẩn 3.58 đẹp hơn rất nhiều so với NTCS 4.43 khiến cho đầu thập niên 90' phát sinh trào lưu chuyện hệ "ngược". Hầu như các tivi nội địa trc đó khi về VN đều đc cắt bỏ hệ NTCS zin , chuyển hẳn sang PAL (một số yêu cầu cả Secam- một hệ màu mang tính điện ảnh rất cao) nên để xem các băng VHS Mỹ - HK thì lại phải khôi phục hệ màu xuất xưởng. Thế nên, nếu tháo mít một cái tivi nội địa được coi là đa hệ thời đó thì sẽ thấy nó cực kỳ rối rắm: bo giải mã màu, bo chuyển dòng, các thể loại công tắc gạt hệ tiếng, hệ màu và lủng lẳng cả cụm vỉ AV ....ấy là chưa kể cục biến áp to như cái nhà máy điện chình ình bên trong (mà sau này nhờ bác Hồ Cẩm Đào, cục nguồn xuyến trứ danh đã thay thế hoàn toàn). Dĩ nhiên với tivi hàng xuất (hàn hộp xốp, hàng intershop) thì sự đa hệ nó gọn gàng và chuyên nghiệp hơn nhiều.
Có hai chuyển hệ:
cái chuyển hệ tivi SECAM9 của XHCN) và PAL (của châu Âu) sang NTSC mới kiếm ác.
Cái chuyển NTSC 4.43 (có ghi rõ ở trên đầu Sharp trong ảnh) sang 3.58 thì chỉ là việc của đầu video và lúc đấy cũng rẻ rồi.