[TT Hữu ích] Việt nam 198x qua ống kính của René Guérineau

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Chắc lâu quá rồi cụ ko để ý thôi! Nhà cháu là dân buôn điện tử cả hàng second hand lẫn hàng mới giai đoạn 1992-1996 kiêm cả sản xuất băng video.
Giai đoạn 8x đến 90 truyền hình nhà ta dùng hệ màu theo dân chủ (Theo TH Liên Xô,nhà cháu ko nhớ chính xác lúc đầu có phải là dùng hệ Secam sau đó mới chuyển sang hệ Pal hay không) và các băng hình Video VHS dùng toàn hệ Pal,các loại băng của dân XKLĐ Đức,Tiệp...mang về đều là hệ màu Pal,ngay cả những đầu Video có thương hiệu của Nhật như Sharp,JVC...mà họ mang về cũng đều là đầu hệ Pal.
Trước năm 1990 thị trường HN cũng có đầu video đa hệ rồi (Đầu Sharp 789- 790) Panasonic có loại P2 chạy đc hệ NTSC nhưng hệ màu NTSC của Nhật 4:43 chứ ko phải hệ màu NTSC Mỹ 358. Còn lại các đầu video chủ yếu loại rẻ tiền cục gạch như Akai,Sharp 6v3 (6v3 có 2 đời) đều chỉ phát được loại băng hệ Pal và Secam hoặc Messecam(hệ màu của Pháp) thôi. Các băng video từ cơ sở của nhà nước hay tư nhân,băng ca nhạc,phim...đều được sx theo hệ màu Pal vì hồi đó chủ yếu máy recoder là loại Sharp 6v3 vì loại này có bộ cơ rất bền.
Sau năm 1990 bắt đầu xuất hiện nguồn băng ca nhạc từ hải ngoại (Mỹ) và các băng này đều là hệ màu ntsc 358. Thay vì độ dài 180' như hệ Pal của 1 băng video thông thường thì bây giờ độ dài chỉ còn 120',nên chất lượng hình ảnh đẹp hơn nhiều,nhất là âm thanh,ngay cả đầu chỉ mono thôi nhưng khi dùng băng hệ này thì chất lượng cũng khác hẳn.
Lúc đó các nhà sx lậu băng video liền chuyển sang làm băng hệ này. Thời gian đầu chỉ làm băng ca nhạc,nhưng dần dần sau này họ làm cả băng phim lẻ rồi phim bộ. Điều này khiến những đầu hệ Pal ko xem được,trong khi băng hệ Ntsc lại toàn phim hay.
Đây là nguyên nhân dẫn đến vụ chuyển hệ đầu Video để có thể dùng được băng NTSC.
Thời kỳ 1992-1998 là thời kỳ thịnh vượng nhất của loại đầu Video Hi-Fi hàng bãi từ Nhật về. Nó chỉ thoái trào khi đĩa VCD và DVD ra đời.
Vâng, thợ mà còn kiếm như vậy thì .Nộpdân buôn còn khiếp nữa.

Đầu Sharp 6v3, V8B hay Panasonic P2...có hệ NTSC nhưng chỉ là NTSC 4.43 (mà theo cách gọi của thợ thì đó là "màu mượn") xem băng gốc NTCS 3.58 màu rất thưa. Việc sử dụng đc nút Tint trên tivi là điều đc coi là cần thiết đối với tất cả các thợ điện tử vì muốn chỉnh đc tông màu cho khỏi bị hoặc là vàng ệch hoặc bị tím ngắt thì buộc phải có hệ NTCS 3.58.

Với sự khám phá là màu NTCS chuẩn 3.58 đẹp hơn rất nhiều so với NTCS 4.43 khiến cho đầu thập niên 90' phát sinh trào lưu chuyện hệ "ngược". Hầu như các tivi nội địa trc đó khi về VN đều đc cắt bỏ hệ NTCS zin , chuyển hẳn sang PAL (một số yêu cầu cả Secam- một hệ màu mang tính điện ảnh rất cao) nên để xem các băng VHS Mỹ - HK thì lại phải khôi phục hệ màu xuất xưởng. Thế nên, nếu tháo mít một cái tivi nội địa được coi là đa hệ thời đó thì sẽ thấy nó cực kỳ rối rắm: bo giải mã màu, bo chuyển dòng, các thể loại công tắc gạt hệ tiếng, hệ màu và lủng lẳng cả cụm vỉ AV ....ấy là chưa kể cục biến áp to như cái nhà máy điện chình ình bên trong (mà sau này nhờ bác Hồ Cẩm Đào, cục nguồn xuyến trứ danh đã thay thế hoàn toàn). Dĩ nhiên với tivi hàng xuất (hàn hộp xốp, hàng intershop) thì sự đa hệ nó gọn gàng và chuyên nghiệp hơn nhiều.
Mời các cụ xem lại cái đầu thần thánh, hình như cây rưỡi thì phải:


Có hai chuyển hệ:
cái chuyển hệ tivi SECAM9 của XHCN) và PAL (của châu Âu) sang NTSC mới kiếm ác.
Cái chuyển NTSC 4.43 (có ghi rõ ở trên đầu Sharp trong ảnh) sang 3.58 thì chỉ là việc của đầu video và lúc đấy cũng rẻ rồi.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,980
Động cơ
995,940 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mời các cụ xem lại cái đầu thần thánh, hình như cây rưỡi thì phải:


Có hai chuyển hệ:
cái chuyển hệ tivi SECAM9 của XHCN) và PAL (của châu Âu) sang NTSC mới kiếm ác.
Cái chuyển NTSC 4.43 (có ghi rõ ở trên đầu Sharp trong ảnh) sang 3.58 thì chỉ là việc của đầu video và lúc đấy cũng rẻ rồi.
Đầu Sharp790 này 1 thời làm vương làm tướng,ng sở hữu chiếc đầu này giai đoạn 1990 ắt hẳn là dân chơi lắm tiền nhiều của. Nhưng chỉ mấy năm sau,khi cũng với thương hiệu Sharp này mang ký hiệu K98 Hi-Fi Multi sytem kiêm cả Karaoke ra đời thì chiếc 790 này nhanh chóng trở thành lạc hậu lỗi thời. :))
 

bát quái

Xe tăng
Biển số
OF-519564
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
1,033
Động cơ
184,907 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
chân trời-góc bể

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,980
Động cơ
995,940 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
đây là bốt hàng đậu. thời gian này là cháy chợ đồng xuân nên các tiểu thương ra bán hàng tạm . chờ xây chợ. :-bd
Năm 94 chợ mới cháy,thành phố bố trí các tiểu thương bán tạm ở các phố Phùng Hưng- Cửa Đông...còn bốt Tròn Hàng Đậu này thì trước đó,xung quanh đã có lều quán bán hàng rồi cụ.
 

Chu An

Xe container
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
5,971
Động cơ
345,033 Mã lực
Mời các cụ xem lại cái đầu thần thánh, hình như cây rưỡi thì phải:



Có hai chuyển hệ:
cái chuyển hệ tivi SECAM9 của XHCN) và PAL (của châu Âu) sang NTSC mới kiếm ác.
Cái chuyển NTSC 4.43 (có ghi rõ ở trên đầu Sharp trong ảnh) sang 3.58 thì chỉ là việc của đầu video và lúc đấy cũng rẻ rồi.
Vâng, combo thần thánh đầu VHS Sharp 790 và tivi National 2187 là khuôn vàng thước ngọc giống như cặp đôi hoàn hảo Carver 1090 + Bose 601 đầu thập niên 90'. Con Sharp 790 và National 2187 thì đa hệ
chuẩn rồi cụ ơi. Sharp 6v3, V8B, P2... thì chỉ có NTCS 4.43 thôi ạ. Còn hốt ra bạc thì chắc chắn là giai đoạn chuyển từ NTCS -> PAL đối với tivi và PAL, NTCS 4.43-> NTCS 3.58 cụ ạ. Thời kỳ vàng son đối với đầu video thì ngắn ngủi chứ với tivi thì kéo dài sang mãi những năm đầu 2k.
 

bát quái

Xe tăng
Biển số
OF-519564
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
1,033
Động cơ
184,907 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
chân trời-góc bể
Năm 94 chợ mới cháy,thành phố bố trí các tiểu thương bán tạm ở các phố Phùng Hưng- Cửa Đông...còn bốt Tròn Hàng Đậu này thì trước đó,xung quanh đã có lều quán bán hàng rồi cụ.
có lẽ vậy. e bị nhầm .nhớ lại thì hình như mấy hàng này bán từ 87-88 thì phải.
còn băng video e nhớ ngày xưa toàn đi thuê phim chưởng bộ về xem. thời đói món ăn giải trí cụ nhể.:D
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,980
Động cơ
995,940 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vâng, combo thần thánh đầu VHS Sharp 790 và tivi National 2187 là khuôn vàng thước ngọc giống như cặp đôi hoàn hảo Carver 1090 + Bose 601 đầu thập niên 90'. Con Sharp 790 và National 2187 thì đa hệ
chuẩn rồi cụ ơi. Sharp 6v3, V8B, P2... thì chỉ có NTCS 4.43 thôi ạ. Còn hốt ra bạc thì chắc chắn là giai đoạn chuyển từ NTCS -> PAL đối với tivi và PAL, NTCS 4.43-> NTCS 3.58 cụ ạ. Thời kỳ vàng son đối với đầu video thì ngắn ngủi chứ với tivi thì kéo dài sang mãi những năm đầu 2k.
Thời a buôn đầu Hi-Fi nội địa Nhật thì chiếc đầu Sharp F-18 cũng là 1 mặt hàng rất hot vì hình thức nó giống hệt con 790 này,2 chân tiện vàng,digital tracking,2 dãy đèn lưu đỉnh hiển thị âm thanh và mỏng y chang. Chiếc đầu F-17 thì hình thức giống 780 dày và khá nặng,do đời cũ nên Tracking vặn tay nên dải tín hiệu chuẩn với băng rộng hơn loại digital,chiếc này bán cũng khá chạy. Nói chung đầu Sharp là mặt hàng chợ rất hot vì bộ cơ của nó đơn giản,bền lành tính rất dễ sửa chữa,bộ cơ ko phức tạp như hàng National Panasonic hoặc các hãng khác,khi mà thời đó kỹ năng sử dụng đồ điện tử của dân mình mang đậm chất nhà nông. :D
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Nhiều cụ hoài cổ quá :) Nhờ các cụ thẩm hộ, theo mô tả bằng lời sau đây, chiếc đầu video VHS VCR này là số hiệu gì.

Thời 85-86 trở đi, VN bắt đầu mở cửa. Dân ngoài Bắc bắt đầu được nghe nhạc vàng mà không bị nhắc nhở. Các phim cũ lấy từ miền Nam ra, phần nhiều là phim Hong Kong sản xuất thời đầu 1970s bắt đầu được chiếu ngoài rạp và được gọi là "phim tư liệu". Em còn nhớ những phim như Thủy Hử, Quần anh hội, Đát Kỷ, Vạn biến hồ ly tinh, Hồn bướm mơ tiên... và loạt những phim tình cảm dựa trên tiểu thuyết Quỳnh Dao như Hải Âu Phi Xứ, Mùa thu lá bay... v.v.

Cơ quan bà già em thời đó được "trên" trang bị một bộ TV màu và đầu VHS VCR hiệu JVC. Cái đầu VHS JVC số hiệu bao nhiêu không rõ, nhưng còn nhớ các phím play (tam giác), stop (vuông) và record (tròn đỏ) to đùng, hình dung có thể dùng ngón chân cái để bấm cũng được vì nó to như ngón chân cái luôn...

Bộ nghe nhìn trên để phục vụ hội nghị, các cuộc họp. Chắc là chỉ có 1 hệ vì em nhớ là thu được truyền hình VN vì cái ông phụ trách đài đóm ông ấy thu mấy chương trình ca nhạc trên truyền hình vào băng để khi có hội họp thì mang ra phát. Ngoài ra ông ấy còn mượn đâu được những cái băng phim chưởng về chiếu cho hội nghị. Hồi đấy xem thích mê nhưng chả biết gì, một số phim có lồng tiếng miền Nam (lồng tiếng hẳn hoi, không phải là thuyết minh) nhưng nhiều phim chỉ có tiếng tàu, xem hiểu tất :D. Sau này có điều kiện sưu tầm lại thì mới biết, trong số đó có nhiều phim của Bruce Lee (Lý Tiểu Long), Jackie Chan (Thành Long) võ rắn, võ mèo, võ say các kiểu.

Và không thể trốn tránh sự thật :P:P:P, có cả một số phim mát (hồi đó hay gọi là phim con heo) nữa...

Có cụ nào sưu tập được nhiều phim cũ (nhưng quả thật là rất hay) thời đó không? Vào đây trao đổi nào!

Em ví dụ: Thủy Hử 1973 có Địch Long, Khương Đại Vệ.... tên tiếng Anh là "All men are brothers". Em đã tranh thủ lấy được từ hồi còn Napster.
 

Xsara

Xe tăng
Biển số
OF-55020
Ngày cấp bằng
15/1/10
Số km
1,242
Động cơ
459,635 Mã lực
Nơi ở
Trần Thạch cao Bình Minh 455 Âu Cơ
Hà Nội ngày ấy cây xanh nhiều, rất có nét riêng, yên bình



Tránh tàu chỗ Quán Thánh - Đặng Dung .
Hồi nhỏ em đi chạy sáng toàn ra đến đây là nhảy tàu lên vườn hoa anh Lý
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chắc lâu quá rồi cụ ko để ý thôi! Nhà cháu là dân buôn điện tử cả hàng second hand lẫn hàng mới giai đoạn 1992-1996 kiêm cả sản xuất băng video.
Giai đoạn 8x đến 90 truyền hình nhà ta dùng hệ màu theo dân chủ (Theo TH Liên Xô,nhà cháu ko nhớ chính xác lúc đầu có phải là dùng hệ Secam sau đó mới chuyển sang hệ Pal hay không) và các băng hình Video VHS dùng toàn hệ Pal,các loại băng của dân XKLĐ Đức,Tiệp...mang về đều là hệ màu Pal,ngay cả những đầu Video có thương hiệu của Nhật như Sharp,JVC...mà họ mang về cũng đều là đầu hệ Pal.
Trước năm 1990 thị trường HN cũng có đầu video đa hệ rồi (Đầu Sharp 789- 790) Panasonic có loại P2 chạy đc hệ NTSC nhưng hệ màu NTSC của Nhật 4:43 chứ ko phải hệ màu NTSC Mỹ 358. Còn lại các đầu video chủ yếu loại rẻ tiền cục gạch như Akai,Sharp 6v3 (6v3 có 2 đời) đều chỉ phát được loại băng hệ Pal và Secam hoặc Messecam(hệ màu của Pháp) thôi. Các băng video từ cơ sở của nhà nước hay tư nhân,băng ca nhạc,phim...đều được sx theo hệ màu Pal vì hồi đó chủ yếu máy recoder là loại Sharp 6v3 vì loại này có bộ cơ rất bền.
Sau năm 1990 bắt đầu xuất hiện nguồn băng ca nhạc từ hải ngoại (Mỹ) và các băng này đều là hệ màu ntsc 358. Thay vì độ dài 180' như hệ Pal của 1 băng video thông thường thì bây giờ độ dài chỉ còn 120',nên chất lượng hình ảnh đẹp hơn nhiều,nhất là âm thanh,ngay cả đầu chỉ mono thôi nhưng khi dùng băng hệ này thì chất lượng cũng khác hẳn.
Lúc đó các nhà sx lậu băng video liền chuyển sang làm băng hệ này. Thời gian đầu chỉ làm băng ca nhạc,nhưng dần dần sau này họ làm cả băng phim lẻ rồi phim bộ. Điều này khiến những đầu hệ Pal ko xem được,trong khi băng hệ Ntsc lại toàn phim hay.
Đây là nguyên nhân dẫn đến vụ chuyển hệ đầu Video để có thể dùng được băng NTSC.
Thời kỳ 1992-1998 là thời kỳ thịnh vượng nhất của loại đầu Video Hi-Fi hàng bãi từ Nhật về. Nó chỉ thoái trào khi đĩa VCD và DVD ra đời.
Cụ nói làm cháu nhớ kỷ niệm hồi đi chiếu phim quảng cáo ở Bỉ, Pháp của đạo diễn Khải Hưng, hồi đó ông đem phim Lời Nguyền Của Dòng Sông sang chiếu, có nhờ biên tập phần lời dịch sang tiếng Pháp, Tây lông xem rất thích phim này, họ ngỏ ý mua bản quyền, nhưng khi kiểm tra thì đây là phim video quay trên hệ màu Pal, Pháp và Bỉ dùng Messecam, nên đành thôi.
 

acdo

Xe tải
Biển số
OF-70384
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
384
Động cơ
427,019 Mã lực
Nơi ở
Vùng than
Xe Hà Bắc liên tỉnh,



Biển trắng có ký hiệu xxH, K, L, M T... - xxxx ( xx là số biển tỉnh, xxxx là 4 số liền nhau ) bắt đầu được cấp từ 1/1/1996. Trước đó là xxH, K, L, M, ..T... - xx -xx các cụ nhỉ! Vậy các bức chụp biển có dạng bốn số đuôi liền nhau đều từ sau 1996
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,980
Động cơ
995,940 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhiều cụ hoài cổ quá :) Nhờ các cụ thẩm hộ, theo mô tả bằng lời sau đây, chiếc đầu video VHS VCR này là số hiệu gì.

Thời 85-86 trở đi, VN bắt đầu mở cửa. Dân ngoài Bắc bắt đầu được nghe nhạc vàng mà không bị nhắc nhở. Các phim cũ lấy từ miền Nam ra, phần nhiều là phim Hong Kong sản xuất thời đầu 1970s bắt đầu được chiếu ngoài rạp và được gọi là "phim tư liệu". Em còn nhớ những phim như Thủy Hử, Quần anh hội, Đát Kỷ, Vạn biến hồ ly tinh, Hồn bướm mơ tiên... và loạt những phim tình cảm dựa trên tiểu thuyết Quỳnh Dao như Hải Âu Phi Xứ, Mùa thu lá bay... v.v.

Cơ quan bà già em thời đó được "trên" trang bị một bộ TV màu và đầu VHS VCR hiệu JVC. Cái đầu VHS JVC số hiệu bao nhiêu không rõ, nhưng còn nhớ các phím play (tam giác), stop (vuông) và record (tròn đỏ) to đùng, hình dung có thể dùng ngón chân cái để bấm cũng được vì nó to như ngón chân cái luôn...

Bộ nghe nhìn trên để phục vụ hội nghị, các cuộc họp. Chắc là chỉ có 1 hệ vì em nhớ là thu được truyền hình VN vì cái ông phụ trách đài đóm ông ấy thu mấy chương trình ca nhạc trên truyền hình vào băng để khi có hội họp thì mang ra phát. Ngoài ra ông ấy còn mượn đâu được những cái băng phim chưởng về chiếu cho hội nghị. Hồi đấy xem thích mê nhưng chả biết gì, một số phim có lồng tiếng miền Nam (lồng tiếng hẳn hoi, không phải là thuyết minh) nhưng nhiều phim chỉ có tiếng tàu, xem hiểu tất :D. Sau này có điều kiện sưu tầm lại thì mới biết, trong số đó có nhiều phim của Bruce Lee (Lý Tiểu Long), Jackie Chan (Thành Long) võ rắn, võ mèo, võ say các kiểu.

Và không thể trốn tránh sự thật :P:P:P, có cả một số phim mát (hồi đó hay gọi là phim con heo) nữa...

Có cụ nào sưu tập được nhiều phim cũ (nhưng quả thật là rất hay) thời đó không? Vào đây trao đổi nào!

Em ví dụ: Thủy Hử 1973 có Địch Long, Khương Đại Vệ.... tên tiếng Anh là "All men are brothers". Em đã tranh thủ lấy được từ hồi còn Napster.
Cụ miêu tả thế thì rất khó nhớ ra chủng loại gì,1 phần do thời gian đã lâu,phần thì có rất nhiều mẫu mã,nhãn hiệu,đời nọ đời kia khác nhau. Nhưng nhìn chung thương hiệu JVC (Japan Victor Company- Công ty điện tử Chiến Thắng Nhật Bản :))) là rất quen thuộc và được dân ta ưa dùng thời đó.
Về phim ảnh thì thú thực thời đó nhà cháu ko có tg xem các loại phim chưởng,kiếm hiệp từ lẻ đến bộ của HongKong phát hành,mấy loại này hồi đó nhà cháu đã đánh giá vào dạng tâng bốc thái quá về võ thuật Trung Hoa. Nếu có xem thì nhà cháu chỉ mê mấy thể loại phim Action của Holywood và phải các sao tên tuổi sắm vai chính.
Còn về thể loại phim mát,phim chăn nuôi heo thì thú thực những năm cuối 8x nhà cháu xem quá nhiều,gần đến mức lãnh cảm ko còn phản ứng kích thích khi xem những dòng phim xxx này nữa. Năm 90 nhà cháu đóng hòm từ Đức về khoảng 3 chục cuốn video thì gần 10 cuốn là băng sex. Băng thì hỏng nát hết rồi nhưng vẫn còn giữ cuốn tạp chí sex này:



Nó cũng 30 năm tuổi rồi đấy! :D
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,646
Động cơ
-1,465 Mã lực
Nhiều cụ hoài cổ quá :) Nhờ các cụ thẩm hộ, theo mô tả bằng lời sau đây, chiếc đầu video VHS VCR này là số hiệu gì.

Thời 85-86 trở đi, VN bắt đầu mở cửa. Dân ngoài Bắc bắt đầu được nghe nhạc vàng mà không bị nhắc nhở. Các phim cũ lấy từ miền Nam ra, phần nhiều là phim Hong Kong sản xuất thời đầu 1970s bắt đầu được chiếu ngoài rạp và được gọi là "phim tư liệu". Em còn nhớ những phim như Thủy Hử, Quần anh hội, Đát Kỷ, Vạn biến hồ ly tinh, Hồn bướm mơ tiên... và loạt những phim tình cảm dựa trên tiểu thuyết Quỳnh Dao như Hải Âu Phi Xứ, Mùa thu lá bay... v.v.

Cơ quan bà già em thời đó được "trên" trang bị một bộ TV màu và đầu VHS VCR hiệu JVC. Cái đầu VHS JVC số hiệu bao nhiêu không rõ, nhưng còn nhớ các phím play (tam giác), stop (vuông) và record (tròn đỏ) to đùng, hình dung có thể dùng ngón chân cái để bấm cũng được vì nó to như ngón chân cái luôn...

Bộ nghe nhìn trên để phục vụ hội nghị, các cuộc họp. Chắc là chỉ có 1 hệ vì em nhớ là thu được truyền hình VN vì cái ông phụ trách đài đóm ông ấy thu mấy chương trình ca nhạc trên truyền hình vào băng để khi có hội họp thì mang ra phát. Ngoài ra ông ấy còn mượn đâu được những cái băng phim chưởng về chiếu cho hội nghị. Hồi đấy xem thích mê nhưng chả biết gì, một số phim có lồng tiếng miền Nam (lồng tiếng hẳn hoi, không phải là thuyết minh) nhưng nhiều phim chỉ có tiếng tàu, xem hiểu tất :D. Sau này có điều kiện sưu tầm lại thì mới biết, trong số đó có nhiều phim của Bruce Lee (Lý Tiểu Long), Jackie Chan (Thành Long) võ rắn, võ mèo, võ say các kiểu.

Và không thể trốn tránh sự thật :P:P:P, có cả một số phim mát (hồi đó hay gọi là phim con heo) nữa...

Có cụ nào sưu tập được nhiều phim cũ (nhưng quả thật là rất hay) thời đó không? Vào đây trao đổi nào!

Em ví dụ: Thủy Hử 1973 có Địch Long, Khương Đại Vệ.... tên tiếng Anh là "All men are brothers". Em đã tranh thủ lấy được từ hồi còn Napster.
Em cũng được xem phim Bố Già, Lý Tiểu Long tại trụ sở Điện Lực (Đinh Tiên Hoàng) cũng khoảng nhưng năm 86-87, Tivi và đầu Video cũng là cơ quan trang bị :D.

Sau này em hay đi xem phim video ở doanh trại quân đội cạnh CLB Việt Nam Lào Campuchia (võ sĩ đoàn đối diện Thủy Tạ), hình như 200đ một vé. Còn muốn xem phim bộ thì ra ngõ Hàng Đậu (có cái bảng con đề tên và tập phim bộ hôm nay chiếu). Sau này các quán cafe tự trang bị thì ra các quán cafe xem tiện hơn.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cụ miêu tả thế thì rất khó nhớ ra chủng loại gì,1 phần do thời gian đã lâu,phần thì có rất nhiều mẫu mã,nhãn hiệu,đời nọ đời kia khác nhau. Nhưng nhìn chung thương hiệu JVC (Japan Victor Company- Công ty điện tử Chiến Thắng Nhật Bản :))) là rất quen thuộc và được dân ta ưa dùng thời đó.
Về phim ảnh thì thú thực thời đó nhà cháu ko có tg xem các loại phim chưởng,kiếm hiệp từ lẻ đến bộ của HongKong phát hành,mấy loại này hồi đó nhà cháu đã đánh giá vào dạng tâng bốc thái quá về võ thuật Trung Hoa. Nếu có xem thì nhà cháu chỉ mê mấy thể loại phim Action của Holywood và phải các sao tên tuổi sắm vai chính.
Còn về thể loại phim mát,phim chăn nuôi heo thì thú thực những năm cuối 8x nhà cháu xem quá nhiều,gần đến mức lãnh cảm ko còn phản ứng kích thích khi xem những dòng phim xxx này nữa. Năm 90 nhà cháu đóng hòm từ Đức về khoảng 3 chục cuốn video thì gần 10 cuốn là băng sex. Băng thì hỏng nát hết rồi nhưng vẫn còn giữ cuốn tạp chí sex này:



Nó cũng 30 năm tuổi rồi đấy! :D
Quyển tạp chí kia dính bết phải biết :D j/k.

Thời kỳ đầu 90s nhiều bác đi Đức về. Em nhớ bộ đĩa Kuschel Rock phát trên đài FM lừng danh là đĩa Đức (Nothing's gonna Change My love for you, Dust in the Wind, Eye without a Face, Room with A View....). Đây là bộ Kuschel Rock #3. Sau này em cũng có dịp đi Đức thì cũng sưu tập KKuschel Rock, đến bộ #20 thì thôi vì thấy không hay nữa...
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,646
Động cơ
-1,465 Mã lực
P/án của cụ hợp lý hơn cả, nhg e cũng ko nghĩ là phố Lãn Ông. Phố này cũng bày bán thuốc nhiều.

Còn p/án Ấu Triệu của cụ Bạch cũng ko đúng, vì phố Ấu Triệu có 1 bên là tường rào nhà thờ + cũng ngắn thôi, ko có view nhìn xa thế được.

Thôi e đoán bừa chút, đây là phố Bát Sứ, nhìn ra đằng Bát Đàn.
Cũng có thể là phố Thuốc Bắc cụ ạ. Phố Bát Sứ không tấp nập thế này
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em cũng được xem phim Bố Già, Lý Tiểu Long tại trụ sở Điện Lực (Đinh Tiên Hoàng) cũng khoảng nhưng năm 86-87, Tivi và đầu Video cũng là cơ quan trang bị :D.

Sau này em hay đi xem phim video ở doanh trại quân đội cạnh CLB Việt Nam Lào Campuchia (võ sĩ đoàn đối diện Thủy Tạ), hình như 200đ một vé. Còn muốn xem phim bộ thì ra ngõ Hàng Đậu (có cái bảng con đề tên và tập phim bộ hôm nay chiếu). Sau này các quán cafe tự trang bị thì ra các quán cafe xem tiện hơn.
Hồi đấy nhà nhà, người người kinh doanh chiếu video bác ei. Không cần giấy phép gì cả.

Phim bộ ăn khách và chiếu mọi nơi hồi ấy là phim Lâm Xung (nhiều người nhầm là phim Thuỷ Hử) và Tây Du Ký...
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cô bé trong chùa ở Huế



 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cô gái ở Hà Nội, rất xinh



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top