Chuyện này có nguyên nhân sâu xa bác ạ. Theo Luật Biển Quốc Tế, mỗi nước có 200 hải lý tính từ đường cơ sở được gọi là Vùng đặc quyền kinh tế. Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng, trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo. )Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền. Nếu VN có 200 hải lý vùng đặc quyền KT và Khựa có 200 hải lý cho khu vực này thì không nói làm gì. Đen cái là 2 quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn lên nhau. Lý do là Khựa tính 200 hải lý từ đường cơ sở của họ, được vẽ từ đảo Hoàng Sa của VN do vậy vùng đặc quyền kinh tế này chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của VN hiện nay. Theo luật pháp quốc tế, các bên có thể thỏa thuận chia đôi vùng đặc quyền kinh tế này bằng việc xác định tọa độ nằm giữa ranh giới cho cả hai. Như vậy không nhất thiết vùng đặc quyền kinh tế phải đủ 200 hải lý, miễn là hai bên "cưa đôi", có hiệp định phân chia đàng hoàng. Tuy nhiên do cả VN và TQ đều tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ của mình do vậy không bên nào chấp nhận vùng đặc quyền kinh tế của bên nào cả. VN cho rằng TQ đưa giàn khoan vào vùng này là vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm lãnh thổ VN vì đảo Hoàng Sa là của VN do vậy đường cơ sở tính từ đảo HS do Khựa tuyên là không có giá trị. Ngược lại, Khựa cho rằng họ hoàn toàn có cơ sở pháp lý để hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế này vì Hoàng Sa là của họ và theo đường cơ sở tính từ Hoàng Sa khu vực này nằm trong vùng 200 hải lý.
Do vậy, em nghĩa Khựa đưa giàn khoan vào là: (1) để khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, hợp pháp hóa chủ quyền đối với hòn đảo tranh chấp này; (2) thử và thăm dò phản ứng của VN, (3) chủ động thiết lập hiện diện trên biển Đông, hướng tới chiến lược quân sự lâu dài.