Ngày xưa lưu học sinh (sinh viên được nhà nước cử đi học) sang 2 nước không phải Liên Xô cũ là Mông Cổ và Albani vẫn phải học tiếng Nga.
Sang đấy họ lại phải học thêm 1 năm tiếng của nước ấy để ra ngoài giao dịch với dân và 1 năm tiếng Nga để học trong trường đại học. Tụi em nói đùa họ là dân 3 bị (học dự bị 3 năm, gần bằng thời gian học chính thức của sinh viên học trong nước)!
Còn thứ tiếng gần với tiếng Nga nhất là tiếng Bulgari, họ nghe có thể hiểu được nhau, còn tiếng Ba Lan hay tiếng Tiệp thì nghe phải đoán rất nhiều mới hiểu được!
Hệ La Tinh có tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Ý là những thứ tiếng mà biết 1 thứ tiếng rồi thì nghe và hiểu luôn được những thứ tiếng kia sau chỉ một lúc "định thần". Còn có tiếng Rumani cũng rất gần, nhưng khó hơn. Còn từ và các loại thể chia động từ có thêm tiếng Pháp, nhưng chỉ để học dễ hơn thôi!
Liên quan về ngôn ngữ, tức là liên quan đến văn hóa, thói quen,... nên họ rất dễ hiểu nhau!
Có lần mua tua của 1 cty Đức đi chơi Ý. Hướng dẫn viên người Đức, khi lên thuyền đi chơi trên sông ờ Vê Ni Dơ, bà hướng dẫn viên hơi trịch thượng (vì là người Đức) nên lái thuyền của cái bến ấy tẩy chay, không chịu cho đoàn lên. Em ra nói chuyện với họ bằng tiềng Tây Ban Nha, đại ý là chẳng ai trong đoàn có lỗi, chỉ mỗi bà hướng dẫn viên và họ đồng ý nhận cho đoàn lên thuyền!