- Biển số
- OF-619780
- Ngày cấp bằng
- 2/3/19
- Số km
- 173
- Động cơ
- 119,113 Mã lực
Hi các bác!
Từ lâu em thấy có một hiện tượng là khi có người giỏi về nước làm việc thì nhiều người Việt nhất là người Việt ở nước ngoài (du học sinh, giảng viên,...em không nói những người của chế độ cũ) thường hay dè bỉu, cười cợt. Gần đây có một bạn từng đạt huy chương vàng olympic quốc tế, tốt nghiệp tiến sỹ từ CALTECH (Mỹ) về nước thì hiện tượng này thấy rõ. Nhiều bạn cũng từng học phổ thông, học đại học ở VN, là sản phẩm của giáo dục VIệt Nam rồi mới ra nước ngoài học lên nhưng họ lại quay sang chê trách đất nước, chê trách giáo dục Việt Nam thậm tệ. Chúng hay nghe những câu như "để xem làm được bao lâu", "Chắc không xin được việc ở nước ngoài nên về nước" hoặc "ngu",..
Ở đâu cũng có những ưu nhược điểm. Việt Nam cũng có những ưu điểm. Khi ta chưa sống hay học ở nước ngoài thì chúng ta thường thần tượng quá mức nhưng khi ta có trải nghiệm thì thấy VN cũng có ưu điểm chứ không phải không. Giáo dục ở nước ngoài (như ở Mỹ) có nhiều ưu điểm nhưng cũng không quá như người ta ca ngợi. Nếu bạn giỏi thì học ở VN vẫn giỏi thôi nhất là trong thời đại thế giới phẳng ngày nay.
Dù Việt Nam còn nghèo, nhưng khi học hay sống ở nước ngoài thì em luôn tự hào về VN và giới thiệu về VN nhiều nhất có thể. HIện nay kinh tế VN đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội nên việc du học sinh về nước ngày càng nhiều là một tất yếu.Tương tự, gần đây, số lượng du học sinh TQ cũng gảm mạnh vì giờ đây TQ đã giàu hơn trước, thế hệ trẻ TQ đã bớt thần tượng nước ngoài nên họ chọn học trong nước. Số lượng du học sinh TQ về nước ngày một tăng mạnh.
Ở nước ngoài dù bạn có giỏi tiếng Anh thì cũng rất khó hòa nhập thực sự như người bản xứ, vẫn thấy cảm giác xa lạ, "không thuộc về mình", nhiều người hay nói "công dân hạng 2". Ví dụ, nhiều nghệ sỹ Việt Nam sống ở Mỹ hàng chục năm nhưng họ cũng chỉ được biết tới và phục vụ cộng đồng người Việt mà thôi. Rất nhiều trí thức hay nghệ sỹ Việt Nam về nước thì họ được xem như VIP, nổi tiếng khắp cả nước chứ ở nước ngoài thì có mấy ai biết tới đâu. Chẳng hạn giáo sư Trần Văn Khê về nước khi tuổi đã cao nhưng ông được nổi tiếng khắp cả nước, đi đến đâu cũng được trân trọng, được coi là học giả hàng đầu. Khi ông chết thì báo chí đưa tin, được xây mộ to, được có nhà lưu niệm, được có quỹ học bổng Trần Văn Khê. Nếu ông ở lại Pháp chắc chắn không có được vinh quang cuối đời như thế này. Trong giới nghệ sỹ em thấy có Hoài Linh, cũng nổi tiếng, có tiếng nói trong giới nghệ sỹ phía nam, được phong NSUT. Chắc chắn nếu HL ở lại Mỹ thì chỉ cộng đồng người Việt biết tới mà thôi chứ người Mỹ chẳng ai biết tới và cũng chẳng đài báo nào của người Mỹ đưa tin như ở Việt Nam.
Theo các bác vì sao người Việt có tâm lý như vậy? Phải chăng họ mang trong mình tâm lý tự ti, tâm lý nhược tiểu quá nặng nên luôn nghĩ VN thua nước ngoài về mọi mặt?
Dưới đây là bài báo trên vnexpress:
Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế về nước làm giảng viên
TP HCMTốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California, Mỹ, Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013 chọn về nước làm việc.
Cấn Trần Thành Trung, 29 tuổi, sẽ về giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc đại học này, đánh giá Trung là nhân tố rất xuất sắc và có khát vọng dìu dắt thế hệ trẻ, cống hiến cho quê hương.
"Cách đây 4-5 năm, Trung đã bày tỏ mong muốn về nước làm việc. Tôi rất ủng hộ và với đề án VNU350, bạn sẽ được Đại học Quốc gia TP HCM tạo điều kiện để phát triển, đóng góp cho đất nước", PGS Quân nói.
"Tôi tin quyết định trở về của Trung có ý nghĩa lớn và tạo sự lan tỏa lớn với các nhà khoa học trẻ".
Ông cho biết TS Trung sẽ được giao đề tài và kinh phí nghiên cứu về lĩnh vực mã hóa, bảo mật và các ứng dụng Blockchain. Đại học Quốc gia TP HCM cũng tạo điều kiện để anh hiện thực hóa ý tưởng thành lập trung tâm bồi dưỡng học sinh phổ thông nhằm giúp các em tiếp cận với kiến thức mới và đến học tập tại các trường hàng đầu trên thế giới.
Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: Đại học Quốc gia TP HCM
Là cựu học sinh lớp chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu, Thành Trung giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2013 tại Colombia. Sau đó anh theo học Đại học Duke với học bổng toàn phần và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán vào năm 2018, trước khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech).
Theo bảng xếp hạng US News, Duke và Caltech lần lượt ở vị trí thứ 7 và 10 đại học hàng đầu nước Mỹ.
Trong nửa thế kỷ tham gia IMO, 57 học sinh Việt Nam giành huy chương vàng. Hầu hết đang học tập và làm việc ở nước ngoài.
Đề án VNU350 của Đại học Quốc gia TP HCM nhằm thu hút nhà khoa học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa đại học này trở thành cơ sở nghiên cứu top đầu châu Á.
Từ lâu em thấy có một hiện tượng là khi có người giỏi về nước làm việc thì nhiều người Việt nhất là người Việt ở nước ngoài (du học sinh, giảng viên,...em không nói những người của chế độ cũ) thường hay dè bỉu, cười cợt. Gần đây có một bạn từng đạt huy chương vàng olympic quốc tế, tốt nghiệp tiến sỹ từ CALTECH (Mỹ) về nước thì hiện tượng này thấy rõ. Nhiều bạn cũng từng học phổ thông, học đại học ở VN, là sản phẩm của giáo dục VIệt Nam rồi mới ra nước ngoài học lên nhưng họ lại quay sang chê trách đất nước, chê trách giáo dục Việt Nam thậm tệ. Chúng hay nghe những câu như "để xem làm được bao lâu", "Chắc không xin được việc ở nước ngoài nên về nước" hoặc "ngu",..
Ở đâu cũng có những ưu nhược điểm. Việt Nam cũng có những ưu điểm. Khi ta chưa sống hay học ở nước ngoài thì chúng ta thường thần tượng quá mức nhưng khi ta có trải nghiệm thì thấy VN cũng có ưu điểm chứ không phải không. Giáo dục ở nước ngoài (như ở Mỹ) có nhiều ưu điểm nhưng cũng không quá như người ta ca ngợi. Nếu bạn giỏi thì học ở VN vẫn giỏi thôi nhất là trong thời đại thế giới phẳng ngày nay.
Dù Việt Nam còn nghèo, nhưng khi học hay sống ở nước ngoài thì em luôn tự hào về VN và giới thiệu về VN nhiều nhất có thể. HIện nay kinh tế VN đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội nên việc du học sinh về nước ngày càng nhiều là một tất yếu.Tương tự, gần đây, số lượng du học sinh TQ cũng gảm mạnh vì giờ đây TQ đã giàu hơn trước, thế hệ trẻ TQ đã bớt thần tượng nước ngoài nên họ chọn học trong nước. Số lượng du học sinh TQ về nước ngày một tăng mạnh.
Ở nước ngoài dù bạn có giỏi tiếng Anh thì cũng rất khó hòa nhập thực sự như người bản xứ, vẫn thấy cảm giác xa lạ, "không thuộc về mình", nhiều người hay nói "công dân hạng 2". Ví dụ, nhiều nghệ sỹ Việt Nam sống ở Mỹ hàng chục năm nhưng họ cũng chỉ được biết tới và phục vụ cộng đồng người Việt mà thôi. Rất nhiều trí thức hay nghệ sỹ Việt Nam về nước thì họ được xem như VIP, nổi tiếng khắp cả nước chứ ở nước ngoài thì có mấy ai biết tới đâu. Chẳng hạn giáo sư Trần Văn Khê về nước khi tuổi đã cao nhưng ông được nổi tiếng khắp cả nước, đi đến đâu cũng được trân trọng, được coi là học giả hàng đầu. Khi ông chết thì báo chí đưa tin, được xây mộ to, được có nhà lưu niệm, được có quỹ học bổng Trần Văn Khê. Nếu ông ở lại Pháp chắc chắn không có được vinh quang cuối đời như thế này. Trong giới nghệ sỹ em thấy có Hoài Linh, cũng nổi tiếng, có tiếng nói trong giới nghệ sỹ phía nam, được phong NSUT. Chắc chắn nếu HL ở lại Mỹ thì chỉ cộng đồng người Việt biết tới mà thôi chứ người Mỹ chẳng ai biết tới và cũng chẳng đài báo nào của người Mỹ đưa tin như ở Việt Nam.
Theo các bác vì sao người Việt có tâm lý như vậy? Phải chăng họ mang trong mình tâm lý tự ti, tâm lý nhược tiểu quá nặng nên luôn nghĩ VN thua nước ngoài về mọi mặt?
Dưới đây là bài báo trên vnexpress:
Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế về nước làm giảng viên
TP HCMTốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California, Mỹ, Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013 chọn về nước làm việc.
Cấn Trần Thành Trung, 29 tuổi, sẽ về giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc đại học này, đánh giá Trung là nhân tố rất xuất sắc và có khát vọng dìu dắt thế hệ trẻ, cống hiến cho quê hương.
"Cách đây 4-5 năm, Trung đã bày tỏ mong muốn về nước làm việc. Tôi rất ủng hộ và với đề án VNU350, bạn sẽ được Đại học Quốc gia TP HCM tạo điều kiện để phát triển, đóng góp cho đất nước", PGS Quân nói.
"Tôi tin quyết định trở về của Trung có ý nghĩa lớn và tạo sự lan tỏa lớn với các nhà khoa học trẻ".
Ông cho biết TS Trung sẽ được giao đề tài và kinh phí nghiên cứu về lĩnh vực mã hóa, bảo mật và các ứng dụng Blockchain. Đại học Quốc gia TP HCM cũng tạo điều kiện để anh hiện thực hóa ý tưởng thành lập trung tâm bồi dưỡng học sinh phổ thông nhằm giúp các em tiếp cận với kiến thức mới và đến học tập tại các trường hàng đầu trên thế giới.
Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: Đại học Quốc gia TP HCM
Là cựu học sinh lớp chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu, Thành Trung giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2013 tại Colombia. Sau đó anh theo học Đại học Duke với học bổng toàn phần và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán vào năm 2018, trước khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech).
Theo bảng xếp hạng US News, Duke và Caltech lần lượt ở vị trí thứ 7 và 10 đại học hàng đầu nước Mỹ.
Trong nửa thế kỷ tham gia IMO, 57 học sinh Việt Nam giành huy chương vàng. Hầu hết đang học tập và làm việc ở nước ngoài.
Đề án VNU350 của Đại học Quốc gia TP HCM nhằm thu hút nhà khoa học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa đại học này trở thành cơ sở nghiên cứu top đầu châu Á.
Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế về nước làm giảng viên
TP HCM- Tốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California, Mỹ, Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013 chọn về nước làm việc.
vnexpress.net