[Funland] Vì sao nhiều người Việt khó chịu, dè bỉu người giỏi về nước làm việc

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,084
Động cơ
38,083 Mã lực
Tuổi
38
Đến cái tầm được HCV Olympic quốc tế thì đầu óc người ta cũng giỏi lắm, các ông bà khác phải đánh giá.
Nói chung những cá nhân xuất sắc mà về nước làm việc thì thường là họ có những lý do riêng mà họ không tiện nói, chứ không phải vì muốn cống hiến cho nước nhà.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,192
Động cơ
654,503 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hi các bác!

Từ lâu em thấy có một hiện tượng là khi có người giỏi về nước làm việc thì nhiều người Việt nhất là người Việt ở nước ngoài (du học sinh, giảng viên,...em không nói những người của chế độ cũ) thường hay dè bỉu, cười cợt. Gần đây có một bạn từng đạt huy chương vàng olympic quốc tế, tốt nghiệp tiến sỹ từ CALTECH (Mỹ) về nước thì hiện tượng này thấy rõ. Nhiều bạn cũng từng học phổ thông, học đại học ở VN, là sản phẩm của giáo dục VIệt Nam rồi mới ra nước ngoài học lên nhưng họ lại quay sang chê trách đất nước, chê trách giáo dục Việt Nam thậm tệ. Chúng hay nghe những câu như "để xem làm được bao lâu", "Chắc không xin được việc ở nước ngoài nên về nước" hoặc "ngu",..

Ở đâu cũng có những ưu nhược điểm. Việt Nam cũng có những ưu điểm. Khi ta chưa sống hay học ở nước ngoài thì chúng ta thường thần tượng quá mức nhưng khi ta có trải nghiệm thì thấy VN cũng có ưu điểm chứ không phải không. Giáo dục ở nước ngoài (như ở Mỹ) có nhiều ưu điểm nhưng cũng không quá như người ta ca ngợi. Nếu bạn giỏi thì học ở VN vẫn giỏi thôi nhất là trong thời đại thế giới phẳng ngày nay.

Dù Việt Nam còn nghèo, nhưng khi học hay sống ở nước ngoài thì em luôn tự hào về VN và giới thiệu về VN nhiều nhất có thể. HIện nay kinh tế VN đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội nên việc du học sinh về nước ngày càng nhiều là một tất yếu.Tương tự, gần đây, số lượng du học sinh TQ cũng gảm mạnh vì giờ đây TQ đã giàu hơn trước, thế hệ trẻ TQ đã bớt thần tượng nước ngoài nên họ chọn học trong nước. Số lượng du học sinh TQ về nước ngày một tăng mạnh.

Ở nước ngoài dù bạn có giỏi tiếng Anh thì cũng rất khó hòa nhập thực sự như người bản xứ, vẫn thấy cảm giác xa lạ, "không thuộc về mình", nhiều người hay nói "công dân hạng 2". Ví dụ, nhiều nghệ sỹ Việt Nam sống ở Mỹ hàng chục năm nhưng họ cũng chỉ được biết tới và phục vụ cộng đồng người Việt mà thôi. Rất nhiều trí thức hay nghệ sỹ Việt Nam về nước thì họ được xem như VIP, nổi tiếng khắp cả nước chứ ở nước ngoài thì có mấy ai biết tới đâu. Chẳng hạn giáo sư Trần Văn Khê về nước khi tuổi đã cao nhưng ông được nổi tiếng khắp cả nước, đi đến đâu cũng được trân trọng, được coi là học giả hàng đầu. Khi ông chết thì báo chí đưa tin, được xây mộ to, được có nhà lưu niệm, được có quỹ học bổng Trần Văn Khê. Nếu ông ở lại Pháp chắc chắn không có được vinh quang cuối đời như thế này. Trong giới nghệ sỹ em thấy có Hoài Linh, cũng nổi tiếng, có tiếng nói trong giới nghệ sỹ phía nam, được phong NSUT. Chắc chắn nếu HL ở lại Mỹ thì chỉ cộng đồng người Việt biết tới mà thôi chứ người Mỹ chẳng ai biết tới và cũng chẳng đài báo nào của người Mỹ đưa tin như ở Việt Nam.

Theo các bác vì sao người Việt có tâm lý như vậy? Phải chăng họ mang trong mình tâm lý tự ti, tâm lý nhược tiểu quá nặng nên luôn nghĩ VN thua nước ngoài về mọi mặt?

Dưới đây là bài báo trên vnexpress:

Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế về nước làm giảng viên
TP HCMTốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California, Mỹ, Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013 chọn về nước làm việc.

Cấn Trần Thành Trung, 29 tuổi, sẽ về giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc đại học này, đánh giá Trung là nhân tố rất xuất sắc và có khát vọng dìu dắt thế hệ trẻ, cống hiến cho quê hương.

"Cách đây 4-5 năm, Trung đã bày tỏ mong muốn về nước làm việc. Tôi rất ủng hộ và với đề án VNU350, bạn sẽ được Đại học Quốc gia TP HCM tạo điều kiện để phát triển, đóng góp cho đất nước", PGS Quân nói.

"Tôi tin quyết định trở về của Trung có ý nghĩa lớn và tạo sự lan tỏa lớn với các nhà khoa học trẻ".

Ông cho biết TS Trung sẽ được giao đề tài và kinh phí nghiên cứu về lĩnh vực mã hóa, bảo mật và các ứng dụng Blockchain. Đại học Quốc gia TP HCM cũng tạo điều kiện để anh hiện thực hóa ý tưởng thành lập trung tâm bồi dưỡng học sinh phổ thông nhằm giúp các em tiếp cận với kiến thức mới và đến học tập tại các trường hàng đầu trên thế giới.

Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: VNUHCM

Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: Đại học Quốc gia TP HCM

Là cựu học sinh lớp chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu, Thành Trung giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2013 tại Colombia. Sau đó anh theo học Đại học Duke với học bổng toàn phần và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán vào năm 2018, trước khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech).

Theo bảng xếp hạng US News, Duke và Caltech lần lượt ở vị trí thứ 7 và 10 đại học hàng đầu nước Mỹ.

Trong nửa thế kỷ tham gia IMO, 57 học sinh Việt Nam giành huy chương vàng. Hầu hết đang học tập và làm việc ở nước ngoài.

Đề án VNU350 của Đại học Quốc gia TP HCM nhằm thu hút nhà khoa học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa đại học này trở thành cơ sở nghiên cứu top đầu châu Á.

Người giỏi (cứ cho là họ giỏi thật) mà về nước bị chê bai dè bỉu thì cũng chỉ 1 bộ phận nhỏ người dân trong nước có thái độ chê bai dè bỉu thôi, cũng không phải nhiều. Cụ chủ cứ coi như là những người chê bai dè bỉu đó hầu hết chưa ra nước ngoài học hoặc sống, thiếu kiến thức, tầm nhìn không vượt qua được lũy tre làng nên không biết những người kia giỏi ra sao.

Nhưng điều ngạc nhiên là rất nhiều người đi ra nước ngoài sống và học tập mà vẫn giữ tư duy lũy tre làng, quay ra chê bai dè bỉu Việt Nam, điềm nhiên "so sánh" VN với các nước tiên tiến khác như so sánh táo với cam, suy nghĩ ấu trĩ tới mức nghĩ là Tây làm được thì ta cũng phải làm được, vô tư đòi hỏi tại sao VN không thế này, VN lại thế kia mà không cần đếm xỉa gì tới các yếu tố nền tảng mà đôi khi phải tích lũy hàng trăm năm mới có thể "làm được".

Những loại đó mới đáng thắc mắc về cái não và tầm nhìn của họ.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,023
Động cơ
28,132 Mã lực
E đọc đi đọc lại nhưng thực sự vẫn chưa hiểu cụ muốn nói gì. Tóm lại là cụ muốn nói gì để e chửi cho ló chuẩn :
1. Người Việt dè bỉu người giỏi trở về nước làm việc ? Nội dung này chưa có thì phải ?
2. Người Việt khi đi học nc ngoài thì quay lại chê bai giáo dục nước nhà. Có nội dung nhưng ko ăn nhập với tít
3. Người Việt giỏi nhưng ở nc ngoài ko phát huy được vì so với thế giới mình chưa đủ giỏi. Về nước thì nổi - OK Nhưng cũng ko có ăn nhập gì với tít cả.
Em cũng giống cụ. Chắc do bức xúc chồng bức xúc.
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,015
Động cơ
2,999,638 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người giỏi (cứ cho là họ giỏi thật) mà về nước bị chê bai dè bỉu thì cũng chỉ 1 bộ phận nhỏ người dân trong nước có thái độ chê bai dè bỉu thôi, cũng không phải nhiều. Cụ chủ cứ coi như là những người chê bai dè bỉu đó hầu hết chưa ra nước ngoài học hoặc sống, thiếu kiến thức, tầm nhìn không vượt qua được lũy tre làng nên không biết những người kia giỏi ra sao.

Nhưng điều ngạc nhiên là rất nhiều người đi ra nước ngoài sống và học tập mà vẫn giữ tư duy lũy tre làng, quay ra chê bai dè bỉu Việt Nam, điềm nhiên "so sánh" VN với các nước tiên tiến khác như so sánh táo với cam, suy nghĩ ấu trĩ tới mức nghĩ là Tây làm được thì ta cũng phải làm được, vô tư đòi hỏi tại sao VN không thế này, VN lại thế kia mà không cần đếm xỉa gì tới các yếu tố nền tảng mà đôi khi phải tích lũy hàng trăm năm mới có thể "làm được".

Những loại đó mới đáng thắc mắc về cái não và tầm nhìn của họ.
Bọn chổng mông về quê hương đó cũng rất đông, mặc dù bố mẹ nó vẫn đang ở đây chứ chưa allin sang bển :))
 

Cún béo

Xe tải
Biển số
OF-132859
Ngày cấp bằng
1/3/12
Số km
257
Động cơ
375,847 Mã lực
Bài này hôm trước đăng trên diễn đàn Vietphd facebook. Cụ chủ không biết tự viết hay copy paste của người ta, và kể cả bài đó đăng lên nhìn chung mọi người chả quan tâm đến chủ đề này vì việc ai người ấy làm, đời ai người ấy sống. Cụ đếm được bao nhiêu người dè bỉu mà viết cứ như thể người Việt ai cũng xấu tính, tọc mạch, xét nét vậy?
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,004
Động cơ
668,274 Mã lực
Bọn chổng mông về quê hương đó cũng rất đông, mặc dù bố mẹ nó vẫn đang ở đây chứ chưa allin sang bển :))
Đội mà chỉ mong đất nước không thể ngóc đầu dậy nổi thì khá cố chấp, ko thể chấp nhận được sự thật là đất nước đang ngày càng tốt
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,889
Động cơ
683,000 Mã lực
Về cống hiến cho đất nước là cháu mừng chả hết. Dè bỉu là thế nào?
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,397
Động cơ
55,608 Mã lực
Chủ đề tự nhục này có vẻ mơ hồ
Bọn chê có nhiều không cụ chủ? Khoảng bao nhiêu% dân đen?!, vì em chả gặp bao giờ :-?
Em đồng ý với cụ, ngoài đời cụ thể là cơ quan em thì chưa ai chê nhân sự học nước ngoài về cả. Tất nhiên là có người này người kia về trình độ dù ở nước ngoài về. Còn viết trên mạng thì không phải nói vì nhiều người viết theo kiểu quăng xương, gây tranh cãi, lấy tương tác hoặc viết có bài để lấy nhuận bút.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,480
Động cơ
921,508 Mã lực
Trước kia thôi bây giờ công nghệ Al nó ra rồi thì mấy cái cơ bản hết thời rồi cụ ơi, cụ biết sử dụng Al sẽ hiểu thôi, nhiều nước muỗn cấm Al nhưng rất khó, em thấy đơn giản như 1 bài toàn bọn nhóc nhà em mình ngồi giải mãi không được đưa vào Al nó giải trong mấy giây lại còn hướng dẫn chi tiết, giờ mấy anh hoc cơ bản khó đấy
Cũng giồng như trước kia mấy ông sử dụng điện thoại thông minh nói nó quá khó, giờ thì điện thaoij thông minh phổ biến rồi thôi, thời gian rồi công nghệ AL cũng thế thôi, chẳng có gì khó khăn cả đâu, em chỉ nghĩ vài 3 năm thôi không lâu đâu, vì sử dụng Al rất dễ nếu nó phổ biến
Cụ chỉ học toán được đến mức cộng trừ nhân chia thì làm sao hiểu được vai trò của các môn khoa học cơ bản!
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,948
Động cơ
1,253,639 Mã lực
Hi các bác!

Từ lâu em thấy có một hiện tượng là khi có người giỏi về nước làm việc thì nhiều người Việt nhất là người Việt ở nước ngoài (du học sinh, giảng viên,...em không nói những người của chế độ cũ) thường hay dè bỉu, cười cợt. Gần đây có một bạn từng đạt huy chương vàng olympic quốc tế, tốt nghiệp tiến sỹ từ CALTECH (Mỹ) về nước thì hiện tượng này thấy rõ. Nhiều bạn cũng từng học phổ thông, học đại học ở VN, là sản phẩm của giáo dục VIệt Nam rồi mới ra nước ngoài học lên nhưng họ lại quay sang chê trách đất nước, chê trách giáo dục Việt Nam thậm tệ. Chúng hay nghe những câu như "để xem làm được bao lâu", "Chắc không xin được việc ở nước ngoài nên về nước" hoặc "ngu",..

Ở đâu cũng có những ưu nhược điểm. Việt Nam cũng có những ưu điểm. Khi ta chưa sống hay học ở nước ngoài thì chúng ta thường thần tượng quá mức nhưng khi ta có trải nghiệm thì thấy VN cũng có ưu điểm chứ không phải không. Giáo dục ở nước ngoài (như ở Mỹ) có nhiều ưu điểm nhưng cũng không quá như người ta ca ngợi. Nếu bạn giỏi thì học ở VN vẫn giỏi thôi nhất là trong thời đại thế giới phẳng ngày nay.

Dù Việt Nam còn nghèo, nhưng khi học hay sống ở nước ngoài thì em luôn tự hào về VN và giới thiệu về VN nhiều nhất có thể. HIện nay kinh tế VN đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội nên việc du học sinh về nước ngày càng nhiều là một tất yếu.Tương tự, gần đây, số lượng du học sinh TQ cũng gảm mạnh vì giờ đây TQ đã giàu hơn trước, thế hệ trẻ TQ đã bớt thần tượng nước ngoài nên họ chọn học trong nước. Số lượng du học sinh TQ về nước ngày một tăng mạnh.

Ở nước ngoài dù bạn có giỏi tiếng Anh thì cũng rất khó hòa nhập thực sự như người bản xứ, vẫn thấy cảm giác xa lạ, "không thuộc về mình", nhiều người hay nói "công dân hạng 2". Ví dụ, nhiều nghệ sỹ Việt Nam sống ở Mỹ hàng chục năm nhưng họ cũng chỉ được biết tới và phục vụ cộng đồng người Việt mà thôi. Rất nhiều trí thức hay nghệ sỹ Việt Nam về nước thì họ được xem như VIP, nổi tiếng khắp cả nước chứ ở nước ngoài thì có mấy ai biết tới đâu. Chẳng hạn giáo sư Trần Văn Khê về nước khi tuổi đã cao nhưng ông được nổi tiếng khắp cả nước, đi đến đâu cũng được trân trọng, được coi là học giả hàng đầu. Khi ông chết thì báo chí đưa tin, được xây mộ to, được có nhà lưu niệm, được có quỹ học bổng Trần Văn Khê. Nếu ông ở lại Pháp chắc chắn không có được vinh quang cuối đời như thế này. Trong giới nghệ sỹ em thấy có Hoài Linh, cũng nổi tiếng, có tiếng nói trong giới nghệ sỹ phía nam, được phong NSUT. Chắc chắn nếu HL ở lại Mỹ thì chỉ cộng đồng người Việt biết tới mà thôi chứ người Mỹ chẳng ai biết tới và cũng chẳng đài báo nào của người Mỹ đưa tin như ở Việt Nam.

Theo các bác vì sao người Việt có tâm lý như vậy? Phải chăng họ mang trong mình tâm lý tự ti, tâm lý nhược tiểu quá nặng nên luôn nghĩ VN thua nước ngoài về mọi mặt?

Dưới đây là bài báo trên vnexpress:

Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế về nước làm giảng viên
TP HCMTốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California, Mỹ, Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013 chọn về nước làm việc.

Cấn Trần Thành Trung, 29 tuổi, sẽ về giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc đại học này, đánh giá Trung là nhân tố rất xuất sắc và có khát vọng dìu dắt thế hệ trẻ, cống hiến cho quê hương.

"Cách đây 4-5 năm, Trung đã bày tỏ mong muốn về nước làm việc. Tôi rất ủng hộ và với đề án VNU350, bạn sẽ được Đại học Quốc gia TP HCM tạo điều kiện để phát triển, đóng góp cho đất nước", PGS Quân nói.

"Tôi tin quyết định trở về của Trung có ý nghĩa lớn và tạo sự lan tỏa lớn với các nhà khoa học trẻ".

Ông cho biết TS Trung sẽ được giao đề tài và kinh phí nghiên cứu về lĩnh vực mã hóa, bảo mật và các ứng dụng Blockchain. Đại học Quốc gia TP HCM cũng tạo điều kiện để anh hiện thực hóa ý tưởng thành lập trung tâm bồi dưỡng học sinh phổ thông nhằm giúp các em tiếp cận với kiến thức mới và đến học tập tại các trường hàng đầu trên thế giới.

Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: VNUHCM

Cấn Trần Thành Trung, chủ nhân huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán của Đại học Duke. Ảnh: Đại học Quốc gia TP HCM

Là cựu học sinh lớp chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu, Thành Trung giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2013 tại Colombia. Sau đó anh theo học Đại học Duke với học bổng toàn phần và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán vào năm 2018, trước khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech).

Theo bảng xếp hạng US News, Duke và Caltech lần lượt ở vị trí thứ 7 và 10 đại học hàng đầu nước Mỹ.

Trong nửa thế kỷ tham gia IMO, 57 học sinh Việt Nam giành huy chương vàng. Hầu hết đang học tập và làm việc ở nước ngoài.

Đề án VNU350 của Đại học Quốc gia TP HCM nhằm thu hút nhà khoa học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa đại học này trở thành cơ sở nghiên cứu top đầu châu Á.

em tự trình bày trình đọc hiểu của em về ý của cụ chủ thớt; cụ ấy nói "người VN" là người hiện đang ở bển và họ mắng ngược về VN những bạn bỏ xứ (sung sướng như họ) để về VN????
Em hiểu thế đúng không ah.
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,677
Động cơ
368,225 Mã lực
Em lại rất may là tháng trước mới đi Úc 1 thời gian, các nước khác lúc này không biết, nói thật tình 1 câu là sống bên Úc cuộc sống khá vất vả đấy, công ăn việc làm không dễ như trong phim đâu, xin việc làm rất khó khăn không phải đơn giản như nhiều người nghĩ, nhất là người Việt cho con cháu sang Úc làm du học sinh để định cư thì bây giờ khó khăn rồi
Tầm chục năm trước em bắt đầu thấy các cty US, EU... ở VN bắt đầu dịch chuyển những công việc chứng từ, kế toán thống kê, it helpdesk, thiết kế... sang Philippines, India rồi. Ở VN họ chỉ giữ lại các bộ phân kinh doanh, chăm sóc khác hàng, kỹ thuật hiện trường, kế toán thuế... mà cái nào thuê ngoài đc họ cũng đẩy hết ra. Thế nên không có gì lạ khi ngày càng xin việc khó, dù bất cứ ở đâu. Hiện tại bọn tây nó còn chế ra đc mấy con AI kinh khủng tởm nữa, người lao động chúng ta càng xin việc khó khăn hơn.
Em tranh thủ lúc chưa già, chân cẳng còn chạy đc nên đã kịp chạy sang 1 chỗ đảm bảo khó có thằng Pinoy, India nào cướp việc đc. Hiện tại AI cũng chưa thể nhòm ngó cái cần câu cơm của em, nhưng tương lai ai nói trước đc gì đâu, có lẽ phải vay mượn về quê mua lại mấy sào ruộng làm chỗ quay đầu thôi :(
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
897
Động cơ
125,487 Mã lực
Mấy cái môn toán, vật lý, hóa học ở nước ngoài nó không cần nhé, chẳng giải quyết gì mấy cái trò cộng trừ nhân chia đó đâu, bây giờ máy tính nó giải quyết hết rồi ông ạ.... mấy cái con vẹt đấy có gì gọi là giỏi ở đây?... hãy ra sống nước ngoài ở một thời gian thì hiểu luôn thôi...
Ô thế bác không biết cái máy tính ấy chạy được thì là nhờ ít nhất là (1) phần mềm, nếu không "biết" và "giỏi" toán/thuật toán thì làm sao viết ra được? (2) phần cứng, nếu không có vật lý, hóa học thì làm sao thiết kế và sx ra được linh kiện? Mọi thứ được cải tiến rất nhanh, đều phải nhờ vào thành quả toán, lý, hóa đấy. Bác mà có con cháu thực sự giỏi 3 cái môn đấy thì lên bậc đại học bọn tây nó bằng cách này hay cách khác dang rộng tay chào đón đến học đại học và chào đón ở lại làm việc cả đấy! Mà nếu chúng giỏi thật thì cũng từ tìm đường cho mình chứ không tôn trọng lời khuyên của bác đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,114
Động cơ
956,146 Mã lực
Tuổi
40
Cái tính ghen ghét, đố kị ấy là bản chất của 1 số thành phần người Việt Nam cả ở trong nước và nước ngoài rồi.
Gọi là tự nhục với 3/// ấy mà
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,085
Động cơ
630,671 Mã lực
Em lại rất may là tháng trước mới đi Úc 1 thời gian, các nước khác lúc này không biết, nói thật tình 1 câu là sống bên Úc cuộc sống khá vất vả đấy, công ăn việc làm không dễ như trong phim đâu, xin việc làm rất khó khăn không phải đơn giản như nhiều người nghĩ, nhất là người Việt cho con cháu sang Úc làm du học sinh để định cư thì bây giờ khó khăn rồi
Sang Úc công việc rất dễ dàng. Vấn đề là làm sao xin được Visa của nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top