[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

conkynhong1998

Xe buýt
Biển số
OF-746343
Ngày cấp bằng
14/10/20
Số km
662
Động cơ
63,317 Mã lực
Tuổi
27
Trong quá khứ người Việt dùng chữ Nôm, là hệ chữ ngữ tố dùng để viết tiếng Việt . Nó bao gồm một bộ chữ Hán (chủ yếu là phồn thể và các dị thể đã xuất hiện trước thế kỉ 20) để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán để tạo ra các ký tự mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong chữ Hán.

Sang thế kỷ 17, một giáo sĩ thiên chúa giáo đã phát minh chữ quốc ngữ và đưa vào VN để truyền đạo. Chữ quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rô-man đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Ưu điểm của chữ quốc ngữ là dễ học, dễ viết, dễ đọc.

Chữ quốc ngữ thực tế ko được dùng phổ biến trong 200 năm đầu tồn tại, đây là điều chắc chắn vì VN thời nhà Nguyễn vẫn là nước rất nặng vh phương Đông, suốt 200 năm đầu tồn tại chữ quốc ngữ chỉ dùng trong nhóm thiếu số ng Công Giáo. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập.(theo tuoitre.vn thì khi quân Pháp đến VN chữ quốc ngữ còn vô danh, họ chỉ biết đến và ấn tượng với loại chữ viết này sau khi nhờ những nhà truyền giáo tại đây thông ngôn cho họ với dân Việt. https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm )

Wiki viết:

Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:
Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:

... cả nước cùng học chữ Quốc ngữ Latinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông.
Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị Chữ Hán và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.




tuoitre.vn viết:
Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.




Nhiều cụ OF cho rằng chữ quốc ngữ sau 1945 mới phổ biến, thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy trc 1945 chữ quốc ngữ đã đi sâu vào đời sống VN
Truyện tắt đèn bản in 1939 (theo http://tapchisonghuong.com.vn/)


Truyện số đỏ, bản in 1936, theo wiki




Truyện Kiều bằng chữ Nôm và quốc ngữ
.



 
Chỉnh sửa cuối:

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,797
Động cơ
965,495 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Chữ Nôm : Khó viết, khó nhớ mặt chữ.
Chữ Hán: Tương tự
Nên chỉ dành cho gia đình nào có điều kiện, con nhà quan chức, hoặc ở thành phố. Nông thôn đa phần mù chữ
Chữ Latinh : đọc sao viết vậy, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ dạy. Nên chọn chữ quốc ngữ là lựa chọn tốt nhất.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Chữ Nôm chữ Hán, tỉ lệ tái mù chữ rất cao. Học hết tiểu học mà về sau nếu không tiếp xúc thường xuyên là rất dễ tái mù, quên chữ.

Chữ latin học hết tiểu học là nhớ chữ gần như vĩnh viễn, không có chuyện tái mù chữ.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,141
Động cơ
2,089,143 Mã lực
Đơn giản là chỉ cần nhớ 26 chữ cái ghép vào là đọc được. Chữ latinh viết rõ ràng ngay thẳng không loằng ngoằng như chữ Hán Nôm.
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,079
Động cơ
375,458 Mã lực
Chữ Hán với Nôm em còn thấy đẹp, chứ loằng ngoằng giun dế như Thái với Lào trông mới haizz.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,823
Động cơ
174,726 Mã lực
Kiểu ngôn ngữ dùng bảng chữ cái ghi lại âm thanh nó khoa học,bài bản.Nó là kiểu tượng thanh,khác tượng hình. Không phải kiểu tượng hình để ghi lại âm thanh,khó hiểu,dễ quên.
May mà ngày xưa ép dân mình học Quốc ngữ đấy.Ở châu Á mình có bọn Hàn là ngôn ngữ khá giống mình,cũng dùng chữ cái dùng ghi lại âm thanh.Bảng chữ cái cũng tựa tựa bảng latin.
 

namcojsc

Xe buýt
Biển số
OF-119091
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
523
Động cơ
387,890 Mã lực
Không biết các cụ nghĩ sao chứ em thấy chữ Việt mình quá thông minh và tiện ah, chả có bất quy tắc này nọ, học xong bảng chữ cái khi nghe người khác nói là viết được luôn. Cữ Hán, hay chữ Anh hàng năm đều phải bổ sung từ mới, cái này ko học là ko biết luôn.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,356
Động cơ
130,933 Mã lực
đó là vì chữ lating thuận lợi hơn chữ Hán và Nôm.
nhưng có một điều quan trọng khi thay đổi chữ lúc ý dân ta tỷ lệ mù chữ cao, tài liệu hồ sơ,... chưa có.
chứ mà để giờ mà thay thì có tiện bằng giời cũng không thể thích là thay được.
 

Mợ_Toét_2710

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-742518
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
4,771
Động cơ
96,444 Mã lực
Tuổi
44
Sai, vì bọn Pháp muốn truyền bá tư tưởng của chúng nó vào VN, cho nên đẻ ra chữ quốc ngữ để chúng nó dễ dạy.
Uh, có vẻ cụ đúng, mà may bỏ cái chữ giống hàng xóm chu k chắc e cũng mù chữ :D
 

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
779
Động cơ
168,321 Mã lực
Chữ Nôm đc sáng tạo ra trên cơ sở những bộ, những nét của chữ Hán. Muốn biết chữ Nôm thì phải thạo chữ Hán. Chữ Hán là ngoại ngữ thì chữ Nôm là ngoại ngữ của ngoại ngữ!
 

AKAN_N

Xe buýt
Biển số
OF-742471
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
686
Động cơ
573,426 Mã lực
Đó là điều kỳ diệu và tuyệt vời của dân tộc VN khi có bộ chữ quốc ngữ độc đáo dễ học dễ thuộc nhớ lâu và cơ bản là không giống ông bạn "tốt" hàng xóm bên cạnh
 

FeAuto

Xe tải
Biển số
OF-515489
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
385
Động cơ
182,964 Mã lực
Tuổi
36
Đằng nào mình cũng k có chữ viết riêng nên dùng chữ quốc ngữ là tốt nhất, hiện đại. Còn ưu việt hơn tiếng Anh ấy chứ. :D
 

Mợ_Toét_2710

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-742518
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
4,771
Động cơ
96,444 Mã lực
Tuổi
44

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Chữ mà không đánh vần được thì cản trở văn minh và hội nhập
nhìn báo thằng Nhật mà nản, bảo thủ kinh hồn
1602813938684.png
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,580
Động cơ
353,947 Mã lực
Do có chữ quốc ngữ nên người Việt học tiếng Anh, Pháp, TBN, BĐN... tốt hơn đội Hàn, Nhật, Tàu. Nhất là kỹ năng viết vì người Việt đã quen với chữ la tinh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top