[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
628
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Em nghe mấy đứa du học sinh nói chữ Việt, tức cái ta đang viết là 1 dạng của chữ quốc tế, rất dễ học. Trẻ con học lớp 1 là coi như xong môn Tiếng Việt rồi.
Đến người Tàu, như Mao T Đông, cũng đả kích chữ Tàu đấy, muốn bỏ, dùng ký tự latinh. Nền văn hóa to như thế mà họ vân nghi ngờ như thường.

Dân tộc mình cũng ko phai dạng vừa đâu các cụ, mới dùng chữ này của khoảng 100 năm, mà văn hóa, sách vở rất đồ sộ. Ko phải kém như ta nghĩ đâu. Cái sức mạnh nội sinh nó ko vừa.

Kiểu như nhiều người cứ nghĩ VN bé, nhưng hỏi mấy đứa nhóc hay đi phượt, phủng,...thì nó lại nghĩ khác về qui mô đất nước :D

Diện tích đất liền là 300 000, nhưng nó chiếm phần bờ biển dài, nhiều đảo,....tính ra VN là nước lớn đấy các cụ. Dân số Đông, và quản lý phần diện tích thực cực lớn.

Như dân Đức, diện tích same same ta, nhưng họ ít biển, nên cái tay này khi nào cũng bức bối.
 
Chỉnh sửa cuối:

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,375
Động cơ
884,206 Mã lực
Trong quá khứ người Việt dùng chữ Nôm, là hệ chữ ngữ tố dùng để viết tiếng Việt . Nó bao gồm một bộ chữ Hán (chủ yếu là phồn thể và các dị thể đã xuất hiện trước thế kỉ 20) để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán để tạo ra các ký tự mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong chữ Hán.

Sang thế kỷ 17, một giáo sĩ thiên chúa giáo đã phát minh chữ quốc ngữ, sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rô-man đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Ưu điểm của chữ quốc ngữ là dễ học, dễ viết, dễ đọc.

Dưới thời nhà Nguyễn, chữ quốc ngữ ko được dùng phổ biến. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:


Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:



Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị Chữ Hán và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.






Truyện Kiều bằng chữ Nôm và quốc ngữ
.



Ủa, cụ không biết giáo sĩ Francesco De Pina à :D Từ rất rất lâu cùng với sự phát triển của Faifo đó

1602814526059.png




Cụ có thể đọc thêm 5xu để hiểu về Kẻ Chàm, Hội An, Nước Mặn nhé https://5xublog.wordpress.com/2018/09/22/hoi-an-ke-cham-nuoc-man/
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,705
Động cơ
1,815,923 Mã lực
đơn giản vì nếu còn xài chữ Nôm thì giờ quá nửa dân vẫn mù chữ mà thôi
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Đó là điều kỳ diệu và tuyệt vời của dân tộc VN khi có bộ chữ quốc ngữ độc đáo dễ học dễ thuộc nhớ lâu và cơ bản là không giống ông bạn "tốt" hàng xóm bên cạnh
Trung Quốc giờ mà dùng hệ La tinh như mình thì tan nước ngay vì cơ bản mỗi vùng nói một thứ tiếng khác nhau. Kiểu như mình và Anh giờ dùng chung chữ tượng hình, cùng kí hiệu là @ chẳng hạn, nhưng mình đọc là a còng còn nó đọc là aet chẳng hạn.
 
Biển số
OF-558446
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
905
Động cơ
160,576 Mã lực
Em nghe mấy đứa du học sinh nói chữ Việt, tức cái ta đang viết là 1 dạng của chữ quốc tế, rất dễ học. Trẻ con học lớp 1 là coi như xong môn Tiếng Việt rồi.
Đến người Tàu, như Mao T Đông, cũng đả kích chữ Tàu đấy, muốn bỏ, dùng ký tự latinh. Nền văn hóa to như thế mà họ vân nghi ngờ như thường.

Dân tộc mình cũng ko phai dạng vừa đâu các cụ, mới dùng chữ này của khoảng 100 năm, mà văn hóa, sách vở rất đồ sộ. Ko phải kém như ta nghĩ đâu. Cái sức mạnh nội sinh nó ko vừa.
TQ từ đầu thế kỷ 20 đến tận gần đây đã dốc bao tiền của, công sức cải tiến chữ viết nhưng không thành, chỉ ra loại chữ giản thể dị dạng. Có một chuyên khảo về chuyện này em đã đọc nhưng quên nguồn
 
Biển số
OF-558446
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
905
Động cơ
160,576 Mã lực
 

DUONGLAM

Xe container
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
5,050
Động cơ
441,716 Mã lực
Người việt vẫn luôn ghét người tàu và muốn thoát khỏi cái bóng của người tàu càng nhiều càng tốt.
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Chứng tỏ Pháp đô hộ Việt Nam nhưng vẫn có chính sách duy trì và phát triển chữ Quốc ngữ Việt nam, chứ không ép dân ta phải dùng chữ Pháp, tiếng Pháp.
Nói đi thì nói lại, nếu không bị Thực dân Pháp đô hộ, thì Việt Nam có lẽ vẫn dùng chữ Hán -Nôm đến nay. Mà dùng chữ Hán-Nôm thì nó vừa khó viết, khó đọc, khó nhớ mặt chữ....rất khó phát triển nền Văn học.

Ơn giời, thế quái nào thật tình cờ Việt nam lại thoát được cái chữ Hán ngoằn nghèo....:))
 

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
628
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Cũng phải là dân tộc thông minh, mới học, mới phát triển được, hiện nay nhiều tâm lý tự ti quá. K biết có phải cái nghèo, cái dốt ám ảnh một nhóm người này, khi nào cũng tiêu cực.
Có phải dân tộc nào cứ vứt ra chữ là học được đâu.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,526 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Chứng tỏ Pháp đô hộ Việt Nam nhưng vẫn có chính sách duy trì và phát triển chữ Quốc ngữ Việt nam, chứ không ép dân ta phải dùng chữ Pháp, tiếng Pháp.
Nói đi thì nói lại, nếu không bị Thực dân Pháp đô hộ, thì Việt Nam có lẽ vẫn dùng chữ Hán -Nôm đến nay. Mà dùng chữ Hán-Nôm thì nó vừa khó viết, khó đọc, khó nhớ mặt chữ....rất khó phát triển nền Văn học.

Ơn giời, thế quái nào thật tình cờ Việt nam lại thoát được cái chữ Hán ngoằn nghèo....:))
Cụ nhầm to!
Chữ quốc ngữ cũng chỉ giành cho con nhà giàu.
Chữ quốc ngữ chỉ phổ biến sau khi cụ Hồ ra chương trình bình dân học vụ.
 

assanovic

Xe tải
Biển số
OF-577876
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
243
Động cơ
142,341 Mã lực
Theo em thì chữ quốc ngữ là chính là phát minh vĩ đại nhât dành cho người Việt, dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, thừa hưởng sự khoa học, bài bản của phương Tây, gián tiếp giúp người Việt tiếp cận với văn minh phương Tây dễ dàng hơn (ngoại ngữ, tài liệu,...). Nhưng chữ quốc ngữ có một điểm thua chữ Nôm, đó là "ý", cũng là nhược điểm của việc sử dụng hệ thống kí tự tượng thanh nói chung.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,526 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Theo em thì chữ quốc ngữ là chính là phát minh vĩ đại nhât dành cho người Việt, dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, thừa hưởng sự khoa học, bài bản của phương Tây, gián tiếp giúp người Việt tiếp cận với văn minh phương Tây dễ dàng hơn (ngoại ngữ, tài liệu,...). Nhưng chữ quốc ngữ có một điểm thua chữ Nôm, đó là "ý", cũng là nhược điểm của việc sử dụng hệ thống kí tự tượng thanh nói chung.
Em chưa hiểu 'ý' tức là ẩn dụ hả cụ?
Chứ còn như thớt mợ Jochi Daigaku về chữ Hán Nôm kia thì nó chỉ giành cho 1 tầng lớp thôi. Hệ chữ tượng thanh phải nói là phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người. Nhờ hệ chữ này cùng với các ký tự nó góp phần cực lớn cho văn minh nhân loại.
Cám ơn đời khi ta dùng hệ chữ này, tiếp cận các kiến thức chung của nhân loại rất nhanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển của quốc gia, để dân tộc không còn "dốt" nữa.
Thử tưởng tượng dân IT dùng chữ Nôm hay chữ rồng rắn mà gõ code đúng là hành xác :))
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em thật chứ loài người có 2 cái ngu ngốc nhất là phát minh ra tiền và chữ!
Tưởng thế nào, phát minh ra cái là khổ ngàn đời luôn! :(
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Cái mà làm thay đổi bộ mặt Đại Việt là chữ latinh và Đảng
 

mmxhung

Xe container
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,023
Động cơ
302,809 Mã lực
Theo quan điểm của bần nông thì đó là hậu quả của bọn thực dân cướp nước bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
Sai, vì bọn Pháp muốn truyền bá tư tưởng của chúng nó vào VN, cho nên đẻ ra chữ quốc ngữ để chúng nó dễ dạy.
Cụ nói thế chỉ đúng được một phần. Dân ta phải cảm ơn cái ông giáo sĩ ấy. Ông ta quá hiểu cái cách mà người Việt phát âm nên mới phát minh ra được cách ghép âm ghép vần như vậy.
Tại sao phát minh đó không do người VN tạo ra? Sau này ông BÙi Hiền phát minh kiểu chữ mới , vẫn chỉ là trên nền cái cũ . Chỉ thay hình dạng chữ cái thôi.
Cụ nhìn sang Nhật Bản mà xem. Họ sáng tạo ra hệ chữ mềm nhưng vẫn phải tham khảo rất nhiều chữ Hán. Kiểu sáng tạo nửa mùa . Học chữ Nhật vẫn siêu khó. Bên mình học để nhớ chữ rất dễ, nghĩa của nó thì mới khó.
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Cụ nhầm to!
Chữ quốc ngữ cũng chỉ giành cho con nhà giàu.
Chữ quốc ngữ chỉ phổ biến sau khi cụ Hồ ra chương trình bình dân học vụ.
Chủ thớt là conkynhong1998 đăng nội dung như này (chứ em không đăng nhé), em chỉ căn cứ nội dung conkynhong1998 đăng để chém gió thôi:

Dưới thời nhà Nguyễn, chữ quốc ngữ ko được dùng phổ biến. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:


Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,526 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Chủ thớt là conkynhong1998 đăng nội dung như này (chứ em không đăng nhé), em chỉ căn cứ nội dung conkynhong1998 đăng để chém gió thôi:

Dưới thời nhà Nguyễn, chữ quốc ngữ ko được dùng phổ biến. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:


Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:
Nhưng nó vẫn giành cho tầng lớp trên, nhà giàu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top