[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,401
Động cơ
2,957,424 Mã lực
Nơi ở
Internet
Việt Nam là 1 dân tộc kỳ lạ, 1000 năm Bắc thuộc nhưng ko bị Hán hóa, hơn nghìn năm sử dụng Hán ngữ nhưng chỉ chưa đầy trăm năm Hán ngữ trở thành ngoại ngữ, các bài thơ cổ, gia phả gia đình thì chỉ ít người đọc được ...
Thật là thành kính quá đi à. :))
 

temuchin

Xe tải
Biển số
OF-100767
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
337
Động cơ
411,534 Mã lực
Ngôn ngữ Việt hiện nay giữa tiếng nói và chữ viết khá là lệch pha nhau nếu so sánh với xu hướng dòng chảy chung của các thứ tiếng trên thế giới.

Về chữ viết, các thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp dùng hệ chữ latin để ghi lại ngôn ngữ đa âm tiết, các nước khác dùng hệ latin mình chưa có trải nghiệm nhưng cũng tin rằng hầu hết là ngôn ngữ nào cứ dùng ký hiệu latin thì ngôn ngữ đó là thứ tiếng đa âm tiết. Vậy mà tiếng Việt hiện nay lại dùng ký hiệu latin để ghi lại ngôn ngữ đơn âm tiết (giống với ngôn ngữ tiếng Tàu cũng là đơn âm tiết). Liệu đó có phải là nguyên do khiến VN mãi mà không giỏi được tiếng Anh dù thoáng nhìn thấy khá tương đồng về việc dùng chung ký hiệu latin , vì sự tréo ngoe này ?

Ví dụ:
Tiếng Anh, một từ đa âm tiết "Computer" gồm 3 âm là : com + pu + ter, từng âm tiết này đứng độc lập chẳng có ý nghĩa gì (hoặc ý nghĩa hoàn toàn khác với ý nghĩa mà âm tiết đó có trong từ "Computer").
Nhưng nếu sang tiếng Việt thì nó là "máy tính", thì các âm đứng độc lập là "máy" và "tính" đều có nghĩa riêng xác định của nó và đều bổ trợ cho ý nghĩa chung của từ "máy tính". Âm tiết "máy" vẫn giữ nguyên ý nghĩa độc lập vốn có của nó trong nhiều từ khác như "máy giặt", "máy móc", "máy cơ khí",.. và âm tiết "tính" cũng giữ nguyên ý nghĩa cố định vốn có của nó trong nhiều từ vựng khác như "tính toán", "tính tiền", "phép tính".... Dạng ngôn ngữ đơn âm tiết này cũng là đặc trưng của tiếng Tàu, cho nên người VN học nghe nói tiếng Tàu là rất nhanh và thuận lợi (nhanh hơn học nghe nói tiếng Anh 5 lần, nghĩa là 1 năm bỏ ra học tiếng Tàu thì trình độ giao tiếp nghe nói của người VN thành thạo tương đương bỏ ra 5 năm học tiếng Anh, với cùng mức độ chăm chỉ).

Chính vì sự "nửa lạc nửa mỡ" dùng chữ viết ký hiệu latin để ghi lại tiếng nói đa âm tiết nên người VN nhìn sang tiếng Anh thấy vừa quen vừa lạ, nhìn sang tiếng Tàu cũng thấy vừa lạ vừa quen.
Tốc độ đọc hiểu tiếng Anh (đa âm tiết) nhanh hơn tiếng Việt rất nhiều. Đơn âm tiết thì nó sẽ phụ thuộc vào văn cảnh và cụm từ đi với nhau để đoán nghĩa. Chính vì thế tốc độ đọc hiểu TV sẽ bị chậm và câu chữ hay bị tối nghĩa!
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,848
Động cơ
775,615 Mã lực
Việt Nam là 1 dân tộc kỳ lạ, 1000 năm Bắc thuộc nhưng ko bị Hán hóa, hơn nghìn năm sử dụng Hán ngữ nhưng chỉ chưa đầy trăm năm Hán ngữ trở thành ngoại ngữ, các bài thơ cổ, gia phả gia đình thì chỉ ít người đọc được ...
"Dân hai mươi triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con?"
...
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
911
Động cơ
59,385 Mã lực
Tuổi
45
Chữ viết nó chỉ ghi lại lời nói, đâu có tội lỗi gì khi ngôn ngữ kém cỏi dễ gây nhầm lẫn. Các cụ vốn đã thừa nhận sự kém cỏi này trong ngữ pháp tiếng Việt khi mà "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN". Do đó, đổ tội cho chữ viết là không chính xác.

Một ngôn ngữ mạnh cần làm chặt chẽ lại ngữ pháp. Tiếng Việt vốn khá đơn giản 1 cách xuề xòa đại khái trong chia thời (tense), giới từ, thành ngữ, vv. Ngoài ra, lại là tiếng đơn âm, (không có từ đa âm), gặp từ ghép là dễ bị hiểu cắt cúp, hiểu sai.

Việc này cần cơ quan chức năng quy định, quy ước cho chính xác là được thôi. Ít nhất là để dùng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Như U cà khi muốn chối bỏ ảnh hưởng của Nga, nhưng các văn bản hợp đồng, pháp luật vẫn cần phải dùng tiếng Nga để cho chặt chẽ, chứ chưa dám dùng tiếng/chữ U (vì chưa được đầu tư làm chặt chẽ lại ngũe pháp), và cũng chưa đủ lực để dùng tiếng/chữ Anh, Pháp ngay.

P/s: trước-đây có vẻ có quy-định các từ-con thuộc từ-ghép phải liên-kết với nhau bằng dấu gạch-ngang (nhất là SGK, văn-bản của VNCH), và như-vậy không bị cắt-cúp, hiểu sai. Tuy-nhiên, nhìn cũng hơi rối, sau-này không hiểu sao bỏ đi. Ở OF, trước cụ doctor76 cũng có thói quen gạch-ngang này, nhưng dạo này chắc gõ oải quá, nên thấy cũng bỏ không dùng nữa :P
Em thấy về chia thời thì thì tiếng Việt như hiện tại là hay rồi. Đơn giản nhưng vẫn khá rõ ý nghĩa. Chứ như tiếng Anh, chỉ riêng việc chi thời thì + thay đổi động từ + nghĩ xem thời thì nào hợp lí trong văn cảnh là đã thấy rắc rối và thực sự không quá cần thiết. Bằng chứng là dù có tới 9 thì nhưng chủ yếu người Anh xài có 4, tức là đến quá nửa ko cần thiết cho lắm.

Cái khó của tiếng Việt chính là từ đơn âm. Đơn âm thì chỉ có giới hạn chứ ko thể mở rộng vô hạn đc, ngoài việc xài từ ghép hoặc Việt hóa các từ nước ngoài. Đây là nhược điểm lớn nhất của tiếng Việt. Vì thế, việc xài từ ghép cần có cách viết hợp lí hơn hiện tại.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Tất cả bắt nguồn từ Ai Cập thôi, nếu dị ứng với Phú Lãng Sa đế quốc sài lang thì cảm ơn các Pharaong chắc cũng được
7279299-43ce749453efa8fb9e3dc3fb1c7c2851.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Đó là điều kỳ diệu và tuyệt vời của dân tộc VN khi có bộ chữ quốc ngữ độc đáo dễ học dễ thuộc nhớ lâu và cơ bản là không giống ông bạn "tốt" hàng xóm bên cạnh
Chả phải vì cái lẽ đó đâu...vì người Việt đến tận thế kỹ 17-18 còn chưa có chữ viết riêng phải dùng chữ Hán. Trong khi các nước khác đều có chữ viết riêng
Khi truyền giáo thì dào cản không chỉ là ngôn ngữ còn là chữ viết... Buộc người truyền giáo phải nghĩ ra cách tiếp cận cho phù hợp. Nên mới tạo chữ quốc ngữ trên nền tảng chữ là tinh.
Sau khi Pháp chiếm Việt Nam thành thuộc địa muốn giảm hay xóa ảnh hưởng của China ở Việt nam nên bắt bỏ chữ Hán lấy chữ quốc ngữ thay vào.
Thêm nữa thuận lợi cho đào tạo tay chân người bản địa nhất là người công giáo. Nên tỉ lệ mù chữ ở Việt rất cao, sau năm 1945 có bình dân học vụ là vì lẽ này.

Như vậy chữ quốc ngữ ra đời và phục vụ cho cuộc xâm lược lược và cai trị của Pháp ở Việt Nam.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
911
Động cơ
59,385 Mã lực
Tuổi
45
Chả phải vì cái lẽ đó đâu...vì người Việt đến tận thế kỹ 17-18 còn chưa có chữ viết riêng phải dùng chữ Hán. Trong khi các nước khác đều có chữ viết riêng
Khi truyền giáo thì dào cản không chỉ là ngôn ngữ còn là chữ viết... Buộc người truyền giáo phải nghĩ ra cách tiếp cận cho phù hợp. Nên mới tạo chữ quốc ngữ trên nền tảng chữ là tinh.
Sau khi Pháp chiếm Việt Nam thành thuộc địa muốn giảm hay xóa ảnh hưởng của China ở Việt nam nên bắt bỏ chữ Hán lấy chữ quốc ngữ thay vào.
Thêm nữa thuận lợi cho đào tạo tay chân người bản địa nhất là người công giáo. Nên tỉ lệ mù chữ ở Việt rất cao, sau năm 1945 có bình dân học vụ là vì lẽ này.

Như vậy chữ quốc ngữ ra đời và phục vụ cho cuộc xâm lược lược và cai trị của Pháp ở Việt Nam.
Em nghĩ cũng do tiếng Việt thuận lợi để ký âm nữa. Chứ bọn Tàu, Nhật giờ cũng muốn ký âm như thế mà có đc đâu. Tàu chả thèm ký âm kiểu Latin rỏ dãi ra. Ai đời đọc báo mà học xong trung học cũng chưa đọc đc hết 1 bài báo mà ko cần tra từ điển.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
934
Động cơ
793,401 Mã lực
Thêm nữa thuận lợi cho đào tạo tay chân người bản địa nhất là người công giáo. Nên tỉ lệ mù chữ ở Việt rất cao, sau năm 1945 có bình dân học vụ là vì lẽ này.

Như vậy chữ quốc ngữ ra đời và phục vụ cho cuộc xâm lược lược và cai trị của Pháp ở Việt Nam.
Trước khi Pháp xâm lược thì tỷ lệ mù chữ chắc chắn vốn đã cao rồi. Học chữ Hán khó hơn nhiều chữ quốc ngữ, không có một hệ thống trường lớp nào do triều Nguyễn mở ra phục vụ dân chúng.

Pháp chỉ cần đào tạo đủ cho mục đích của chính quyền thuộc địa, nên không mở nhiều lớp cho tốn kém.

Chữ quốc ngữ ra đời trước khi Pháp xâm lược nên không thể nói nó ra đời để phục vụ cuộc xâm lược.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Trước khi Pháp xâm lược thì tỷ lệ mù chữ chắc chắn vốn đã cao rồi. Học chữ Hán khó hơn nhiều chữ quốc ngữ, không có một hệ thống trường lớp nào do triều Nguyễn mở ra phục vụ dân chúng.

Pháp chỉ cần đào tạo đủ cho mục đích của chính quyền thuộc địa, nên không mở nhiều lớp cho tốn kém.

Chữ quốc ngữ ra đời trước khi Pháp xâm lược nên không thể nói nó ra đời để phục vụ cuộc xâm lược.
Cũng có khác gì nhau đâu cụ...cũng chỉ tầng lớp thống trị và tay sai được học chữ dân đen toàn mù chữ.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Em nghĩ cũng do tiếng Việt thuận lợi để ký âm nữa. Chứ bọn Tàu, Nhật giờ cũng muốn ký âm như thế mà có đc đâu. Tàu chả thèm ký âm kiểu Latin rỏ dãi ra. Ai đời đọc báo mà học xong trung học cũng chưa đọc đc hết 1 bài báo mà ko cần tra từ điển.
Nhật gần đây là Hàn cũng đâu có ký âm la tinh vì nó đã có chữ viết riêng hết rùi. Việc thêm chữ Hán vào văn viết chỉ làm rõ ý nghĩa mà thui.
Nên mới thấy người Việt mình khả năng sáng tạo thua xa các nước khác.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
911
Động cơ
59,385 Mã lực
Tuổi
45
Nhật gần đây là Hàn cũng đâu có ký âm la tinh vì nó đã có chữ viết riêng hết rùi. Việc thêm chữ Hán vào văn viết chỉ làm rõ ý nghĩa mà thui.
Nên mới thấy người Việt mình khả năng sáng tạo thua xa các nước khác.
Nhật chắc chắn cũng muốn ký âm Latin lắm chứ. Bộ chữ cái của nó thực sự quá phức tạp và khó để nhớ, với chính cả dân Nhật. Học tiếng Nhật mà ko mất vài tháng thì cũng ko học thuộc đc hết bộ chữ cái. Trong khi tiếng Việt thì ko quá 1 tuần là nhớ đc hết.

Còn khả năng sáng tạo căn cứ vào nhiều yếu tố. Muốn có đc chữ viết của riêng mình thì cần phải có thời gian hòa bình đủ lâu để từ đó mới dần dần hình thành đc. Người VN chưa bao giờ hòa bình thực sự quá 150 năm thì làm sao mà hình thành chữ viết độc đáo riêng cho đc. Cải tiến chữ Hán => Nôm và sau đó cải tiến chữ quốc ngữ đã là tốt lắm rồi. Cụ xem trên thế giới có bao nhiêu nước có bộ chữ cái riêng? Đến ngay cả mấy nước Anh - Pháp - Ý - Đức ... cũng phải dùng chung bộ chữ cái Latin cả chứ có tự nghĩ ra bộ chữ cái riêng đc đâu.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,184
Động cơ
570,947 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tiếng ta còn thì nước ta còn. Nước ta mấy nghìn năm dưới ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc mà vẫn ương ương dở dở được đến như bây giờ là bởi không bị đồng hóa tiếng nói.
Việc dùng chữ cái La tinh để ký âm tiếng Việt là một đóng góp vĩ đại cho văn hoá Việt Nam cũng như cho sự phát triển văn minh của cuốc gia dân tộc.
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
497
Động cơ
16,780 Mã lực
Việt Nam là 1 dân tộc kỳ lạ, 1000 năm Bắc thuộc nhưng ko bị Hán hóa, hơn nghìn năm sử dụng Hán ngữ nhưng chỉ chưa đầy trăm năm Hán ngữ trở thành ngoại ngữ, các bài thơ cổ, gia phả gia đình thì chỉ ít người đọc được ...
Người VN mình vậy là bản chất chọn lọc khôn ngoan từ đời các kỵ tổ rồi ạ. Cứ việc gì dễ thì mình làm, khó là bỏ thôi cụ. :))8->

Em cứ nghĩ đến vc đánh vật với chữ Hán là ngại lắm. Trước em có học ngoại ngữ 2 là tiếng Trung mà ko vào đầu được mấy ý cụ. Tiếng Nhật nữa, khó lắm . Em thấy hệ chữ latin giúp dân mình tiếp cận với văn hóa thế giới dễ hơn thuận lợi hơn ạ.
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
374
Động cơ
209,894 Mã lực
Tuổi
33
Người VN mình vậy là bản chất chọn lọc khôn ngoan từ đời các kỵ tổ rồi ạ. Cứ việc gì dễ thì mình làm, khó là bỏ thôi cụ. :))8->

Em cứ nghĩ đến vc đánh vật với chữ Hán là ngại lắm. Trước em có học ngoại ngữ 2 là tiếng Trung mà ko vào đầu được mấy ý cụ. Tiếng Nhật nữa, khó lắm . Em thấy hệ chữ latin giúp dân mình tiếp cận với văn hóa thế giới dễ hơn thuận lợi hơn ạ.
Trong các nước văn hóa Á Đông, chỉ có VN là chuyển sang dùng latin để tiếp cận với văn hóa thế giới dễ hơn thuận lợi cơ mà lại là thằng kém phát triển nhất
8->
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
497
Động cơ
16,780 Mã lực
Trong các nước văn hóa Á Đông, chỉ có VN là chuyển sang dùng latin để tiếp cận với văn hóa thế giới dễ hơn thuận lợi cơ mà lại là thằng kém phát triển nhất
8->
Người V mình sống trên đời để hạnh phúc là chính mà cụ. ;)) Cụ thấy đó, dân mình có nhu cầu muốn phát triển tàu bay, vũ trụ gì đâu. Cuộc sống cứ bình yên, đủ ăn, đủ vui là được. Em cũng chỉ cần có thế.
Mấy bạn phát triển quá như Nhật, Hàn, mặt mũi lúc nào cũng căng thẳng đăm chiêu vì áp lực cv, ko hạnh phúc cụ ơi. :D
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Việt Nam là 1 dân tộc kỳ lạ, 1000 năm Bắc thuộc nhưng ko bị Hán hóa, hơn nghìn năm sử dụng Hán ngữ nhưng chỉ chưa đầy trăm năm Hán ngữ trở thành ngoại ngữ, các bài thơ cổ, gia phả gia đình thì chỉ ít người đọc được ...
Ùi, chỗ này thờ đồng chí nào vậy bác??
Trung tá Mã Siêu ạ?
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Người V mình sống trên đời để hạnh phúc là chính mà cụ. ;)) Cụ thấy đó, dân mình có nhu cầu muốn phát triển tàu bay, vũ trụ gì đâu. Cuộc sống cứ bình yên, đủ ăn, đủ vui là được. Em cũng chỉ cần có thế.
Mấy bạn phát triển quá như Nhật, Hàn, mặt mũi lúc nào cũng căng thẳng đăm chiêu vì áp lực cv, ko hạnh phúc cụ ơi. :D
Đọc đoạn còm của bác tôi liên tưởng ngay đến câu ca dao:

"Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó"

Thật hồn nhiên, bác nhỉ.
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
497
Động cơ
16,780 Mã lực
Đọc đoạn còm của bác tôi liên tưởng ngay đến câu ca dao:

"Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó"

Thật hồn nhiên, bác nhỉ.
Em có phần đùa thôi cụ ạ.
Tuy nhiên, em thấy thay vì mình cứ đi so sánh với nước khác, tự dìm mình đến đáy và chờ đợi 1 phép màu đến từ đâu đó, thì mình cố gắng nghĩ cách nâng cao chất lượng cuộc sống ngay từ chính mỗi gia đình bằng văn hóa, giáo dục và lối sống trước đã ạ.

Nhìn qua nhiều năm phát triển, em thấy thể chất của ng Việt mình ko đủ sức phù hợp với cuộc sống phát triển nhanh kiểu công nghiệp nặng như mấy nc phát triển mạnh đâu. Nên phải chấp nhận việc phát triển chậm chắc thôi ạ. Với em, biết mình biết người, biết quý những điểm tốt mình đang có thì mới sống lâu đc ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoami_tonnu

Xe tải
Biển số
OF-838328
Ngày cấp bằng
8/8/23
Số km
242
Động cơ
3,023 Mã lực
Tuổi
36
Nhật chắc chắn cũng muốn ký âm Latin lắm chứ. Bộ chữ cái của nó thực sự quá phức tạp và khó để nhớ, với chính cả dân Nhật. Học tiếng Nhật mà ko mất vài tháng thì cũng ko học thuộc đc hết bộ chữ cái. Trong khi tiếng Việt thì ko quá 1 tuần là nhớ đc hết.

Còn khả năng sáng tạo căn cứ vào nhiều yếu tố. Muốn có đc chữ viết của riêng mình thì cần phải có thời gian hòa bình đủ lâu để từ đó mới dần dần hình thành đc. Người VN chưa bao giờ hòa bình thực sự quá 150 năm thì làm sao mà hình thành chữ viết độc đáo riêng cho đc. Cải tiến chữ Hán => Nôm và sau đó cải tiến chữ quốc ngữ đã là tốt lắm rồi. Cụ xem trên thế giới có bao nhiêu nước có bộ chữ cái riêng? Đến ngay cả mấy nước Anh - Pháp - Ý - Đức ... cũng phải dùng chung bộ chữ cái Latin cả chứ có tự nghĩ ra bộ chữ cái riêng đc đâu.
Em học tiếng nhật đây cụ ơi...thực sự là khá khó khí Nhật phiên âm ra chữ latinh đề thành chữ viết...vì tiếng nhật là ngôn ngữ đa âm. Nhiều từ âm giống hệt nhau nhưng nghĩa khác nhau là chyện thường trong ngôn ngữ Tiếng Nhật....nếu phiên âm chữ la tinh hay chữ thuần nhật (katakana, hirakana) thì không thể phân biệt được ý nghĩa của từ. Nên người Nhật đã mượn chữ Hán để câu viết cho dễ hiểu.
1693299217324.png

橋 はし hashi   cây cầu
箸 はし hashi   đôi đũa··
 
  • Vodka
Reactions: cod
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top