- Biển số
- OF-746343
- Ngày cấp bằng
- 14/10/20
- Số km
- 662
- Động cơ
- 63,317 Mã lực
- Tuổi
- 26
Trong quá khứ người Việt dùng chữ Nôm, là hệ chữ ngữ tố dùng để viết tiếng Việt . Nó bao gồm một bộ chữ Hán (chủ yếu là phồn thể và các dị thể đã xuất hiện trước thế kỉ 20) để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán để tạo ra các ký tự mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong chữ Hán.
Sang thế kỷ 17, một giáo sĩ thiên chúa giáo đã phát minh chữ quốc ngữ và đưa vào VN để truyền đạo. Chữ quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rô-man đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Ưu điểm của chữ quốc ngữ là dễ học, dễ viết, dễ đọc.
Chữ quốc ngữ thực tế ko được dùng phổ biến trong 200 năm đầu tồn tại, đây là điều chắc chắn vì VN thời nhà Nguyễn vẫn là nước rất nặng vh phương Đông, suốt 200 năm đầu tồn tại chữ quốc ngữ chỉ dùng trong nhóm thiếu số ng Công Giáo. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập.(theo tuoitre.vn thì khi quân Pháp đến VN chữ quốc ngữ còn vô danh, họ chỉ biết đến và ấn tượng với loại chữ viết này sau khi nhờ những nhà truyền giáo tại đây thông ngôn cho họ với dân Việt. https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm )
Wiki viết:
Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.
Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:
Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:
tuoitre.vn viết:
Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.
Nhiều cụ OF cho rằng chữ quốc ngữ sau 1945 mới phổ biến, thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy trc 1945 chữ quốc ngữ đã đi sâu vào đời sống VN
Truyện tắt đèn bản in 1939 (theo http://tapchisonghuong.com.vn/)
Truyện số đỏ, bản in 1936, theo wiki
Truyện Kiều bằng chữ Nôm và quốc ngữ
.
Sang thế kỷ 17, một giáo sĩ thiên chúa giáo đã phát minh chữ quốc ngữ và đưa vào VN để truyền đạo. Chữ quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rô-man đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Ưu điểm của chữ quốc ngữ là dễ học, dễ viết, dễ đọc.
Chữ quốc ngữ thực tế ko được dùng phổ biến trong 200 năm đầu tồn tại, đây là điều chắc chắn vì VN thời nhà Nguyễn vẫn là nước rất nặng vh phương Đông, suốt 200 năm đầu tồn tại chữ quốc ngữ chỉ dùng trong nhóm thiếu số ng Công Giáo. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập.(theo tuoitre.vn thì khi quân Pháp đến VN chữ quốc ngữ còn vô danh, họ chỉ biết đến và ấn tượng với loại chữ viết này sau khi nhờ những nhà truyền giáo tại đây thông ngôn cho họ với dân Việt. https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm )
Wiki viết:
Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.
Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...
Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:
Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị Chữ Hán và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.... cả nước cùng học chữ Quốc ngữ Latinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông.
Chữ Quốc ngữ – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
tuoitre.vn viết:
Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.
130 năm thăng trầm chữ Việt
TT - Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.
tuoitre.vn
Nhiều cụ OF cho rằng chữ quốc ngữ sau 1945 mới phổ biến, thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy trc 1945 chữ quốc ngữ đã đi sâu vào đời sống VN
Truyện tắt đèn bản in 1939 (theo http://tapchisonghuong.com.vn/)
Truyện số đỏ, bản in 1936, theo wiki
Truyện Kiều bằng chữ Nôm và quốc ngữ
.
Chỉnh sửa cuối: