Văn hóa là 1 quá trình và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nên khi nói văn hóa văn hóa HN thì có thể hiểu là những thứ đã và đang tồn tại nếu không có ghi chú là VHHN xưa. "Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả- Edouard Herriot" vậy dần dần cái còn lại của HN sẽ là gì đây ?
Văn hóa HN bao gồm cả 2 khía cạnh vật thể ( bún chả, bún riêu, cốm Vòng, khuê văn các, phố cổ…) và cả khía cạnh phi vật thể ( sự thanh lịch, cách giao tiếp, ứng xử…) Ba sáu phố phường Thăng Long (phố cổ) tiền thân là những dãy hàng buôn của sản vật đặc trưng khu vực lân cận phục vụ cho cư dân Kinh thành. Người dân lân cận ko chỉ mang đến các sản vật mà còn mang đến cả lời ăn tiếng nói và cách ứng xử… góp thành nét văn hóa nghìn năm văn hiến của 1 thủ đô mang đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp.
Ngày nay khi mọi thứ thay đổi và phát triển, văn hóa cũng sẽ thay đổi trên tinh thần thừa kế. Hà Nội phải chấp nhận sự công nghiệp hóa, chấp nhận sự gia tăng về dân số mà trong đó phần lớn là người dân ngoại tỉnh đổ về. Cái truyền thống HN xưa có giữ được hay không, những cái tốt có được kế thừa hay không ? có bị mai một hay không là do chính họ và HN phải chấp nhận cái được hiểu là văn hóa hiện tại có nhiều tiêu cực đó là “VH của HN” bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng HN xưa (dần bị mai một ?). Trừ khi ngày nay đổi tên Hà Nội thành Hà Ngoại
Trong cái văn hóa mà chúng ta đang sống cần có sự chung sức tạo dựng không chỉ của Nhà quản lý mà cả bản thân mỗi con người sống tron đó. Phố cổ có còn giá trị hay không phụ thuộc vào chính sách quy hoạch, bảo tồn- con cháu chúng ta nhìn nhận thế nào về VHHN phụ thuộc vào lối sống của chúng ta. Nếu phố cổ được thay bằng các tòa nhà cao tầng thì khi nói đến VHHN ở góc độ vật thể không thể cứ vin vào cái phố cổ xưa được. Cũng vây khi nói về VHHN ở góc độ phi vật thể.