Câu chốt của cụ rất hay. Trên nền tảng tri thức và văn hóa, nói chung họ sẽ có 1 thu nhập khá để tích lũy, nên ít khi kèn cựa và bon chen hơn. Xét cho cùng, người Hà nội có lẽ là người không thích sự trọc phú, xưa kia thậm chí có xu hướng lên án trọc phú hợm hĩnh nên không có người giàu kiểu ô trọc. Giàu không phải là cái đích. Họ chỉ nhắm tới cái trung dung nho nhã nhiều hơn. Họ bị ép phải bon chen do thời cuộc, chứ không phải do năng lực kém. Do vậy thanh niên Hà nội không làm cách mạng được, đi bộ đội thì hay bị làm lính do đầu óc mơ trăng sao.
Người Hà nội mất thời gian cho những thứ văn hoa, nên thiếu cái thâm sâu của đồ xứ Nghệ. Họ lanh lẹ nhưng không thể mạnh mẽ như người Hải phòng, Nam định dám mua tranh bán cướp, cái nhẫn nhịn và vùng vẫy quyết liệt của người xứ Thanh... Họ hướng tới gia đình, răn dạy con cái nhiều hơn cách sống thả con ra xã hội cho nó tự bơi. Nên nếu so sánh 1 cách trung bình, trẻ con HN luôn có phông văn hóa cao hơn các thành thị khác, gái thì biết nấu nướng tiếp khách, trai thì văn chương thơ phú, có chút sáng tạo, nhưng khi cần sinh tồn thì văn hóa HN dễ bị sức mạnh trù dập (đập cho nát bét khỏi phải bàn luôn!). Nhìn chung người Hà nội có nguồn gốc thị dân, lấy nghệ tinh và trí thức làm đầu, lấy chữ tín làm trọng. Do vậy thời điên đảo nhưng vẫn sống có nét, hòa nhập nhưng không hòa tan. Thời loạn, trai và gái Hà nội tới đâu cũng dễ bị nhận biết bởi những nét khác biệt.
Cái nền văn hóa không tạo ra các tài năng nổi trội, nhưng những cá nhân tốt hòa nhập được thì sẽ có cơ phát triển mạnh nhờ cái nền ấy. Nhìn chung văn hóa của người Hà nội không thể thắng nổi sức mạnh và dòng chảy xã hội. Trừ khi lờ đờ trên cao học tập mô hình Đông Kinh (Tokyo) thay vì Bắc Kinh với Thiên An Môn, chuyển từ chuyên chế (phát xít 1945) sang xã hội trọng sản xuất dịch vụ tay nghề cao, bớt thương mại vặt buôn thúng bán bè, thì văn hóa đó mới quay trở lại.