[Funland] Vì sao người ta tự hào là "Người Hà Nội"?

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,508
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
Xin lỗi cụ chứ ko có những người như thế thì cụ có ngồi đây mà chém gió. Cũng toàn người có học thức đóng góp không nhỏ đâu. Nghe cụ nói có vẻ hơi mỉa mai
em thì cũng chả biết. Chỉ biết là trong Xuân Tóc Đỏ- đầu những năm 20 thế kỷ trước thì đã có âu hóa, ông Xuân đã đi đánh tenis, đã có Tuýp Phờ Nờ ( tôi yêu phụ nữ) kêu gọi bình đẳng giới tôn trọng nữ quyền. --- mà thằng cu Vũ Trọng Phụng ra sức châm biếm, dè bỉu.

Giờ đến gần 1 thế kỷ sau mấy ông nhà mình mới tập tọe đánh tenis, mấy bà dân phố đi vận động nữ quyền, phường cảnh báo mấy ông chồng đánh vợ. Sự đời nó buồn cười thế đấy các cụ ah. Còn hình như sau CMT8 thì số người tè bậy ngoài đường nhiều hơn hẳn ( do thực dân Pháp nó dã man lắm, ai tẻ đường nó phạt cực nặng nên thời ấy ko ai dám manh động) đến bây giờ vẫn nhiều ghê cơ nên em mạn phép gọi nó là cuộc CM tè bậy. fun tí cho vui các cụ ah
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
em thì cũng chả biết. Chỉ biết là trong Xuân Tóc Đỏ- đầu những năm 20 thế kỷ trước thì đã có âu hóa, ông Xuân đã đi đánh tenis, đã có Tuýp Phờ Nờ ( tôi yêu phụ nữ) kêu gọi bình đẳng giới tôn trọng nữ quyền. --- mà thằng cu Vũ Trọng Phụng ra sức châm biếm, dè bỉu.

Giờ đến gần 1 thế kỷ sau mấy ông nhà mình mới tập tọe đánh tenis, mấy bà dân phố đi vận động nữ quyền, phường cảnh báo mấy ông chồng đánh vợ. Sự đời nó buồn cười thế đấy các cụ ah. Còn hình như sau CMT8 thì số người tè bậy ngoài đường nhiều hơn hẳn ( do thực dân Pháp nó dã man lắm, ai tẻ đường nó phạt cực nặng nên thời ấy ko ai dám manh động) đến bây giờ vẫn nhiều ghê cơ nên em mạn phép gọi nó là cuộc CM tè bậy. fun tí cho vui các cụ ah
ÔI Thánh sống là đây chứ là đâu! Cụ Vũ như thế mà cụ dám gọi xách mé như vậy. Chắc dòng họ cụ khinh thường những người có chữ nghĩa lắm!
 

giaphu0711

Xe tải
Biển số
OF-335658
Ngày cấp bằng
21/9/14
Số km
201
Động cơ
280,310 Mã lực
cụ lại nóng rồi. nhưng mà cũng chuẩn đới ạ
Ko có bọn ngoại tỉnh bọn em thì xin lỗi lừa rìa ngoài Thủ Đô chỉ biết ăn rau muống với cà cả đời thôi, nói đâu xa ngay cả Mỹ Đình từ khi có "Seagame" dân mới đổi đời có tiền để xây nhà cao, đất rộng xây nhà cho sv thuê tháng ăn ko ngồi rồi có vài chục củ bỏ túi. Chỉ nhìn lại những năm 9x, 2000 xem dân Mỹ Đình có gì, khá hơn chỉ có dân Phú Đô vì là làng nghề mà thôi. Vì cs mưu sinh lên mới bỏ lên HN sống thôi chứ dân ngoại tỉnh bọn em khoái gì đất này, 3 năm nữa em gom đủ tiền em cũng bye đất này thôi.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Có bài này trên FB Nguyen Minh thấy cũng hay

Vâng! Tôi Hà Nội gốc...



Các cậu có biết, cứ mỗi khi thấy ai đấy vỗ ngực tự hào “vâng, tôi Hà Nội gốc”, tự nhiên không hiểu sao, tớ lại liên tưởng đến … Châu Phi.


Về cơ bản, ai cũng biết Châu Phi là cái nôi của nhân loại, nơi gốc gác loài người được sinh ra. Thế nhưng cho đến giờ Châu Phi lại là nơi bị đánh giá chậm phát triển nhất, y như…câu cửa miệng “Hà Nội không vội được đâu”.


“Người Hà Nội gốc” ở khu “phố Hàng” , từ lúc sinh ra đã thuận lợi hơn nhiều vùng miền khác. Bước chân ra đến vỉa hè là đã có nhiều sự lựa chọn món ăn ngon, kê cái sạp, mở cái cửa hàng là dễ kiếm tiền, không khác gì dân Châu Phi luôn sẵn có hoa quả, chim thú nhiệt đới để dễ dàng săn bắn hái lượm.


“Người Hà Nội gốc” tự hào với những nét văn hóa ẩm thực “đậm đà bản sắc dân tộc” kiểu bún chửi phở chửi và những gánh hàng rong vỉa hè. Không khác dân Châu Phi tự hào là nơi khai sinh ra những giai điệu âm nhạc blues, jazz, rap và rock and roll.


“Người Hà Nội gốc” và người Châu Phi đều luôn sống lạc quan, lãng mạn và dễ bằng lòng với những gì mình sẵn có.


Họ bằng lòng với việc chả cần quá cầu kỳ phấn đấu mà vẫn sống ( tồn tại ) được tương đối dễ dàng. Thế nên:


- Lãnh đạo Hà Nội đời này qua đời khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, thường chẳng bao giờ là "người Hà Nội gốc", y như người Châu Phi đa phần chấp nhận an hưởng kiếp nô lệ dưới sự lãnh đạo của các thế lực thực dân từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đến từ những châu lục xung quanh…trong đó ngày nay điểm danh thêm thực dân China.


- Những nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội cũng thường chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ như những giai điệu âm nhạc sôi động của Châu Phi. Chúng chỉ được nâng tầm, tinh lọc và thương mại hóa, gặt hái ra những thành quả có giá trị quy đổi được ở những vùng miền khác. Còn ở nơi khai sinh ra nó thì chỉ đơn giản là “đậm đà bản sắc dân tộc” trong diễn văn mà thôi.


- "Giới tinh hoa" của người Hà Nội, cũng y như "giới tinh hoa" của người Châu Phi chỉ có thể phát triển và thành công rực rỡ khi bán xới khỏi nơi mà họ sinh ra. Như những người Hà Nội vào Sài Gòn để thành … đại gia, như Obama ở Mỹ để thành Tổng thống...


Chỉ có duy nhất một nét đặc trưng mà người Châu Phi khác “người Hà Nội gốc” là trym to hơn, năng lực tình dục mãnh liệt hơn.


Chỉ có duy nhất một nét đặc trưng mà “người Hà Nội gốc” khác người Châu Phi là …cái hố xí thùng với văn hóa ngồi xổm – “tờ báo che ngang mặt chữ điền”.


Vậy, ai "người Hà Nội gốc"...chỉ ra cho tớ cái hơn của người Hà Nội. Chỉ cần so sánh với "người Hà Nhì" , để có cái mà vỗ ngực xem sao?
***


P/S:


- Ai sinh ra và lớn lên trong khu phố cổ Hà Nội đều khắc cốt ghi xương việc khi “đi cầu” phải mang theo tờ báo. Để… che mặt. Vì kể cả đến ngày nay, rất nhiều khu gia đình trong phố cổ vẫn sử dụng chung một hố xí thùng, tuổi đời lâu như... Hà Nội. Cánh cửa mục nát rơi ra, và vì thế người ngồi xổm bên trong cần tế nhị và văn hóa... che mặt, khỏi cần che Bộ Tổng tư lệnh miền xuôi.


- "Người Hà Nhì" không phải là dân tộc Hà Nhì, mà là một cách gọi "kín đáo" đối với những lãnh đạo của Hà Nội có xuất xứ Hà Tây sau ngày sát nhập.


- Ảnh chỉ mang tính minh họa một tư thế ngồi đặc trưng của "người Hà Nội gốc". Tất nhiên, thiếu cái hố xí thùng và tờ báo che ngang.
 

hanghieu2nd

Xe đạp
Biển số
OF-338424
Ngày cấp bằng
13/10/14
Số km
19
Động cơ
276,290 Mã lực
không phải là tất cả nhưng đa số người hà nội gốc đề điềm tĩnh, thanh lịch cụ ạ, kiểu như nó có thương hiệu vậy cụ.
 

votkhot

Xe hơi
Biển số
OF-166385
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
111
Động cơ
347,220 Mã lực
cháu nghĩ là vùng miền nào cũng có ng hay, ng dở.
Nhưng "hà nội gốc" thì cháu cũng thấy có nhiều điểm khác đấy!
Chỉ tiếc là bây giờ mai một nhiều quá, cháu nghĩ là sự bon chen đã lấn át cái chất đó nhiều rồi. Các cụ tiếp xúc với các bác U50 trở lên, ở HN nhiều đời rồi sẽ thấy có điểm khác đấy.

Cháu nghĩ rằng bây giò nó chỉ còn là 1 khái niệm và ng ta còn "hoài cổ" về nó thôi ;)
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,268 Mã lực
Truyện nho xanh :))
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,455
Động cơ
512,941 Mã lực
Có bài này trên FB Nguyen Minh thấy cũng hay

Vâng! Tôi Hà Nội gốc...



Các cậu có biết, cứ mỗi khi thấy ai đấy vỗ ngực tự hào “vâng, tôi Hà Nội gốc”, tự nhiên không hiểu sao, tớ lại liên tưởng đến … Châu Phi.


Về cơ bản, ai cũng biết Châu Phi là cái nôi của nhân loại, nơi gốc gác loài người được sinh ra. Thế nhưng cho đến giờ Châu Phi lại là nơi bị đánh giá chậm phát triển nhất, y như…câu cửa miệng “Hà Nội không vội được đâu”.


“Người Hà Nội gốc” ở khu “phố Hàng” , từ lúc sinh ra đã thuận lợi hơn nhiều vùng miền khác. Bước chân ra đến vỉa hè là đã có nhiều sự lựa chọn món ăn ngon, kê cái sạp, mở cái cửa hàng là dễ kiếm tiền, không khác gì dân Châu Phi luôn sẵn có hoa quả, chim thú nhiệt đới để dễ dàng săn bắn hái lượm.


“Người Hà Nội gốc” tự hào với những nét văn hóa ẩm thực “đậm đà bản sắc dân tộc” kiểu bún chửi phở chửi và những gánh hàng rong vỉa hè. Không khác dân Châu Phi tự hào là nơi khai sinh ra những giai điệu âm nhạc blues, jazz, rap và rock and roll.


“Người Hà Nội gốc” và người Châu Phi đều luôn sống lạc quan, lãng mạn và dễ bằng lòng với những gì mình sẵn có.


Họ bằng lòng với việc chả cần quá cầu kỳ phấn đấu mà vẫn sống ( tồn tại ) được tương đối dễ dàng. Thế nên:


- Lãnh đạo Hà Nội đời này qua đời khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, thường chẳng bao giờ là "người Hà Nội gốc", y như người Châu Phi đa phần chấp nhận an hưởng kiếp nô lệ dưới sự lãnh đạo của các thế lực thực dân từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đến từ những châu lục xung quanh…trong đó ngày nay điểm danh thêm thực dân China.


- Những nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội cũng thường chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ như những giai điệu âm nhạc sôi động của Châu Phi. Chúng chỉ được nâng tầm, tinh lọc và thương mại hóa, gặt hái ra những thành quả có giá trị quy đổi được ở những vùng miền khác. Còn ở nơi khai sinh ra nó thì chỉ đơn giản là “đậm đà bản sắc dân tộc” trong diễn văn mà thôi.


- "Giới tinh hoa" của người Hà Nội, cũng y như "giới tinh hoa" của người Châu Phi chỉ có thể phát triển và thành công rực rỡ khi bán xới khỏi nơi mà họ sinh ra. Như những người Hà Nội vào Sài Gòn để thành … đại gia, như Obama ở Mỹ để thành Tổng thống...


Chỉ có duy nhất một nét đặc trưng mà người Châu Phi khác “người Hà Nội gốc” là trym to hơn, năng lực tình dục mãnh liệt hơn.


Chỉ có duy nhất một nét đặc trưng mà “người Hà Nội gốc” khác người Châu Phi là …cái hố xí thùng với văn hóa ngồi xổm – “tờ báo che ngang mặt chữ điền”.


Vậy, ai "người Hà Nội gốc"...chỉ ra cho tớ cái hơn của người Hà Nội. Chỉ cần so sánh với "người Hà Nhì" , để có cái mà vỗ ngực xem sao?
***


P/S:


- Ai sinh ra và lớn lên trong khu phố cổ Hà Nội đều khắc cốt ghi xương việc khi “đi cầu” phải mang theo tờ báo. Để… che mặt. Vì kể cả đến ngày nay, rất nhiều khu gia đình trong phố cổ vẫn sử dụng chung một hố xí thùng, tuổi đời lâu như... Hà Nội. Cánh cửa mục nát rơi ra, và vì thế người ngồi xổm bên trong cần tế nhị và văn hóa... che mặt, khỏi cần che Bộ Tổng tư lệnh miền xuôi.


- "Người Hà Nhì" không phải là dân tộc Hà Nhì, mà là một cách gọi "kín đáo" đối với những lãnh đạo của Hà Nội có xuất xứ Hà Tây sau ngày sát nhập.


- Ảnh chỉ mang tính minh họa một tư thế ngồi đặc trưng của "người Hà Nội gốc". Tất nhiên, thiếu cái hố xí thùng và tờ báo che ngang.[/QUOTE

Cái dòng đo đỏ đấy cụ cũng chỉ nghe hơi nồi chõ thôi. Cụ đã bao giờ phải xếp hàng đi vệ sinh ở phố cổ chưa mà cụ phán như thánh thế? Thực tế nó khác xa với câu chuyện trào phúng mà cụ nghe đấy. Cho dù điều kiện WC có thiếu thốn thật nhưng cũng ko như cụ nghĩ đâu. Thực tế bây giờ hố xí thùng nó cũng ko còn từ rất lâu rồi. Đọc trên FB mà phán như chính mình chứng kiến thì đúng là phục cụ thật :))
 

Chekmate

Xe điện
Biển số
OF-187022
Ngày cấp bằng
26/3/13
Số km
2,022
Động cơ
329,807 Mã lực
em dân ngoại tỉnh, đang bám ở HN kiếm cơm. cũng có bạn bè gốc HN. Có bạn dân Hàng Khoai, luôn tự hào gái phố cổ :D nhưng chả khác gì con mẹ bán cá ngoài chợ (tội lỗi tội lỗi). Có bạn ở Quán thánh, thì đúng chất con gái HN gốc, nhẹ nhàng thanh lịch hòa nhã, nói chung là yêu lắm. Nên em thấy HN cũng có người này người kia, nhưng số người HN gốc giờ ít lắm. Vẻ đẹp của người HN xưa cũng như phố xá HN bây giờ, nhiều cái thay đổi, nhưng đâu đó vẫn có những nét đẹp xưa cũ và rất đáng quý.
 

sonvtc2

Xe điện
Biển số
OF-68009
Ngày cấp bằng
9/7/10
Số km
2,311
Động cơ
454,923 Mã lực
Phải thừa nhận một điều là người Tràng An vẫn có một nét văn hóa rất riêng! mà người nhập cư còn rất lâu nữa mới vươn tới được - đây là cảm nhận của cá nhân em sau 24 năm rời quê hương lên HN học tập và sinh sống.
 

dcmax

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178394
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
12,949
Động cơ
472,214 Mã lực
Nơi ở
348-Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, đt 0829129999
Ôi topic này đến trang 50 rồi mà chưa phân thắng bại ah? E nhớ topic gì của cụ 7,8 đời ở hn còn chưa giám nhận gốc hn, thử hỏi các cụ chém như thánh tướng như cụ Lừa chẳng hạn được nổi 3 đời sống trên Hn chưa?
 

Red_Evil

Xe buýt
Biển số
OF-15757
Ngày cấp bằng
1/5/08
Số km
844
Động cơ
520,245 Mã lực
Nơi ở
đâu cũng là nhà ý mà!
Ai cũng có quyền tự hào về quê hương bản quán của mình. Giống như người Hà Nội (tạm tính những người có ít nhất 1 thế hệ trong gia đình đã trưởng thành và sống tại Hà Nội từ trước 1954) tự hào vì truyền thống thanh lịch, nề nếp gia phong..., người Nghệ An, Hà Tĩnh và miền Trung nói chung tự hào về truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều khoa bảng (có những vùng được gọi là đất học) v.v. Thế thôi nên các bác không phải lăn tăn gì nữa nhé.

Có những người 3 đời ở Hà Nội nhưng họ vẫn nói họ là người gốc Nghệ An và họ tự hào vì họ là người của đất học. Còn những người mới thoát khỏi sình lầy đồng ruộng chưa lâu để lên TP (Hà Nội hay Sài Gòn) nhưng hay có cái kiểu nói "bọn nhà quê thế lày thế lọ" thì em không tính :)
 

hako

Xe tăng
Biển số
OF-294657
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,341
Động cơ
327,080 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
-Em hy vọng là cả 2 cùng biến cho tp nó văn minh hơn!:))
Vâng e cũng muốn biến lắm rồi nhưng gấu lại muốn thằng con được danh hiệu công dân thủ đô yêu tú ạ. Nên e sống ngoài vành đai rồi.
Không lẽ vì những người chưa văn minh mà cãi nhau với gấu ạ.
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,216
Động cơ
640,957 Mã lực
Túm lại cái thớt này rất chi là vớ vẩn, cho dù người Hà Nội dưới con mắt người nơi khác, đa phần cho là chả ra cái quái gì, cơ mà vẫn cứ nhao vào cho bằng được, cho nên ai khôn đi đâu đừng có nhận là người Hà Nội nhá nhá :D
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Túm lại cái thớt này rất chi là vớ vẩn, cho dù người Hà Nội dưới con mắt người nơi khác, đa phần cho là chả ra cái quái gì, cơ mà vẫn cứ nhao vào cho bằng được, cho nên ai khôn đi đâu đừng có nhận là người Hà Nội nhá nhá :D
Câu này của cụ hàm ý cực thâm luôn nếu suy rộng ra.
 

Edulinks

Xe tải
Biển số
OF-321512
Ngày cấp bằng
29/5/14
Số km
226
Động cơ
292,060 Mã lực
ý kiến hay. nhưng giờ em thấy chả thanh lịch tý nào
 

vinh_nghean

Đi bộ
Biển số
OF-133183
Ngày cấp bằng
3/3/12
Số km
3
Động cơ
371,530 Mã lực
Em thì em thấy giới trẻ ở hà nội (em chả biết có phải gốc không nhưng sinh ra và lớn lên ở hn) họ ít chịu khó hơn, làm việc không được chăm chỉ lắm và đòi luơng cao hơn (là bản thân em thấy thế), nói thật là em không dám tuyển dân hà nội gốc vào làm vì làm mấy hôm họ lại nghỉ (nghề em hơi nhàm chán), với cả họ giao tiếp với khách hàng cũng không chịu nhường nhịn, mà em góp ý thì họ không nghe, mà công nhận dân hn họ không suồng sã bốp báp như dân quê bọn em, nhiều lúc thấy lạ lạ. Giống kiểu em có ông đồng nghiệp hn gốc, em đến nhà làm hộ ông ấy 1 số lĩnh vực đến giờ ăn cơm ông ấy cứ lên nhà ăn với vợ con gđ còn em cứ thế làm, làm xong rồi về, nhưng những ngày rảnh rỗi thì ae lại cafe cà pháo nhậu nhẹt với nhau, nói chung hình như họ hơi rạch ròi giữa công việc và tình cảm
 

khoaquay

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-30827
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
4,845
Động cơ
527,218 Mã lực
Nơi ở
Nơi có nhiều rượu ngon và gái đẹp
Website
www.facebook.com
Em vừa nhặt được cái này trên FB...

XIN LỖI HÀ NỘI

MẠC VĂN TRANG

Đúng vào dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tôi lại có việc phải vào Sài Gòn. Nhưng trước hôm đi, tối 1/10, ngày khai mạc Đại Lễ tôi đã tranh thủ chạy xe máy dạo quanh Hồ Gươm, Ba Đình và mấy phố chính, cảm nhận không khí Đại Lễ để vào còn có cái khoe với bà con trong Nam, đang ngóng trông về Hà Nội.
Ngay buổi tối hôm ấy tôi đã cảm thấy điều gì đó không ổn.
Những dòng người chen chúc nhau lộn xộn khắp các phố phường ở trung tâm. nhất là quanh bờ Hồ, trước tượng đài Lý Thái Tổ... Người ta háo hức, xô đẩy nhau như vào sân vận động xem đá bóng, chứ không phải để trải nghiệm những giá trị đặc sắc của Thăng Long- Hà Nội, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm"...

Rồi dù xa Hà nội, tôi vẫn tối tối theo dõi các hoạt động Đại lễ được chiếu trên Tivi, đặc biệt là chăm chú xem buổi truyền hình trực tiếp lễ Diễu binh, diễu hành "lớn nhất trong lịch sử" tại quảng trường Ba Đình sáng 10/10 và Đêm hội Văn hóa, nghệ thuật kết thúc Đại Lễ tại sân vận động Mỹ Đình tối 10/10. Tất cả đã qua đi, còn lại cảm nhận: lễ hội thật công phu, hoành tráng, tưng bừng, đông đúc... Nhưng sao vẫn không thấy tâm hồn xao xuyến, lâng lâng và con tim nhiều rung động tha thiết, tự hào về Hà Nội?
Đêm khuya, Sài Gòn mưa lạnh như tiết trời thu Hà Nội, tôi vẫn nằm trằn trọc. Rồi chợt nhớ ra điều gì, tôi bật dậy mở máy tính, tìm trên mạng ‘Những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội" và mở ra, nằm nghe một mình trong đêm tĩnh mịch. "Đây Hồ gươm, Hồng Hà, Hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"...; "Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ, liễu mềm như gió ngây thơ"...; "Hồ Gươm hôm nay chiều về thu, làn nước xanh xanh lặng lờ trôi, soi bóng tháp Rùa như đắm chìm trong nắng vàng"... Lạ lùng thật, chỉ nghe hát thôi, không có hình ảnh minh họa như xem Video ca nhạc, mà từng lời hát lan tỏa trong tâm hồn lại hiện lên một Hà Nội linh thiêng, sâu lắng, êm đềm, mơ mộng, sang trọng khiến con tim dâng lên bao nỗi niềm yêu thương, tự hào rưng rưng khôn tả xiết... Ngay cả những thời khắc nguy nan 1972, B52 Mỹ ném bom hủy diệt thì "Mặt hồ Gươm vẫn lunh linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa Thủ đô, ... chân ta bước lòng ung dung tự hào"... Rồi sau chiến tranh, những tháng năm đầy kham khổ, túng bấn thì: "Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa..." và " Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thấm nâu... Chiều thu Hồ Tây... đàn sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời"..., "Tây Hồ mênh mông... sương thu lan trong gó...". Rồi người Hà Nội ra đi bốn phương... "Ôi nhớ hồ Gươm xanh thắm, nơi tháp rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây, dấu xưa oai hùng..." . Lạ lùng nhất là bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao viết năm 1949, khi cuộc kháng chiến còn chủ yếu với súng kíp, gậy tày, lựu đạn... mà đến mùa Thu 1954, ngày 10 tháng Mười đoàn quân chiến thắng tiến vào Hà Nội đúng theo "kịch bản" của Văn Cao. "Trùng trùng quân đi như sóng ... lấp lánh lưỡi lê sáng ngời...Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng... Thật trầm hùng, hào sảng mà mà dung dị, êm đềm đúng với hình ảnh những người con của Hà Nội chiến thắng trở về sáng láng, hân hoan, thân thiết với nhân dân... Đó không phải là những chiến binh khí thế ngút trời, hùng hổ, nện gót giầy rầm rập tiến vào thành phố. Và dân Hà Nội cũng không xô đẩy, chen nhau, chạy bổ ra đường, hò hét, nhảy cẫng lên, vồ vập ôm hôn các chiến sĩ... Đúng như lời Văn Cao: "Trùng trùng say trong câu hát... Năm cửa ô đón mừng...nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh..." Người Hà Nội mừng vui khôn xiết, đứng kín hai bên đường nhưng cử chỉ vẫn chừng mực, giữ gìn, lịch thiệp. Các mẹ các cô mặc áo dài, nét mặt rạng ngời, tay cầm hoa tươi và những lá cờ nhỏ đón đoàn quân trong nụ cười và nước mắt; các chàng trai thì đánh đàn, kéo acooc và hát vang cùng đoàn quân... "Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa, ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu...". Cảnh tượng ấy, không khí ấy thật đặc sắc, chưa thấy ở đâu, đúng là tâm hồn, cốt cách Hà Nội, thể hiện chiều sâu và tầm cao văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
Có phải cái thiếu chính là 10 ngày Đại lễ đã không thấy được hồn cốt ấy của Hà Nội? Nhưng tại sao?...

Ngày 13/10 tôi ra Hà Nội, vợ tôi bảo, may quá anh đi hộ đám cưới con cô em họ, còn em đi đám cưới con bà bạn bên hàng xóm. Tôi lại tranh thủ chạy xe máy qua mấy phố trung tâm và quanh Hồ Gươm. Đúng là không còn một thảm cỏ xanh nào sống sót; còn ngổn ngang nhiều thứ và cờ phướn, khẩu hiệu, đèn lồng ... vẫn đỏ rực khắp nơi... Nhưng không đến nỗi như một số người kêu "Sau Đại lễ, Hà Nội như cơn bão đi qua", "Cả Hà Nội như một bãi rác khổng lồ!...". Không! Hà Nội đang đẹp trở lại. Đó là nhờ những anh chị em lao động Vệ sinh Môi trường đã miệt mài, cắm cúi quét dọn, chuyên chở rác suốt ngày đêm không ngừng nghỉ để Hà Nội được gọn gàng, sach sẽ. Và những anh chị em trồng hoa, chăm sóc hoa khắp Hà Nội trước, trong và sau Đại Lễ. Những bồn hoa, chậu hoa tươi rực rỡ tỏa sắc hương khắp Hà Nội, nhất là quanh Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình. Các thảm hoa kết hình rồng và các biểu tượng của Hà Nội thật kỳ công, tinh xảo. Hoa tươi khắp nơi dưới trời Thu, Hà Nội thật đẹp. Nhưng có ai biết rằng những người công nhân vẫn còn lam lũ ấy đã vất vả và kiên nhẫn suốt ngày đêm: "Chúng nó nhổ cây, bẻ cành, giẫm nát, ta lại khôi phục, trồng mới; lại giẫm nát, lại trồng mới và chăm sóc cho luôn luôn hoa tươi!
Không biết Hà Nội đã nhớ cảm ơn và khen thưởng những anh chị em làm vệ sinh môi trường và trồng hoa tươi chưa? Đó là hai lực lượng chính yếu đã làm đẹp cho Hà Nội nói chung và Đại Lễ nói riêng, tương phản với những gì còn lại!
Tôi mở thiếp mời đám cưới ra để xem lại địa chỉ. Thiếp mời không phải viết chữ ta và có chữ "song hỉ" hay đôi bồ câu, đèn lồng như thường thấy. Bìa thiếp có chữ Wedding. Kính mời.... Tôi thầm nghĩ, hai vợ chồng cô này cùng ở quê đi bộ đội, chuyển ngành ra làm gì ở Hà Nội mà oai thế: thiếp mời kiểu Tây lại tổ chức đám cưới tại trung tâm Hà Nội, ngay cạnh Nhà hát lớn, ở một địa điểm sang trọng vào loại đẹp nhất của Hà Nội. Tôi đến trước giờ ăn một chút để tìm xem có ai ở quê ra còn trò chuyện. Kia rồi trong góc hội trường thấy một đám người lớn, trẻ em nhốn nháo đúng kiểu quê ta rồi. Tôi bước lại thì một chị lạnh lùng hỏi: "Bác nhà trai hay gái"?..."Nhà trai phía bên kia!". Tôi tiu nghỉu quay lại, nhìn phía nhà trai không thấy ai quen, toàn bộ đội, quan chức thì phải. Tôi định vào chỗ mấy mâm còn vắng đợi xem... thì cái bà đang đứng đó xua tay: "Ba mâm này nhà cháu đăng ký rồi!". Tôi quay ra cửa, bỏ phong bì vào cái hòm hình trái tim, rôi định đi về thì cô em họ, chủ tiệc, túm tay lôi vào, ấn ngồi xuống cái mâm còn khuyết một chỗ: "Báo cáo các thủ trưởng, đây là ông anh em!" Thế là tôi đã nhập cuộc... Tiếng MC oang oang qua 2 chiếc loa thùng cỡ đại, chỉ đạo cho "hội hôn" răm rắp làm theo: "Xin hội hôn nổ những tràng pháo tay thật ròn rã đón cô dâu, chú rể lên sân khấu!"...; " Mời thân phụ, thân mẫu cô dâu chú rể lên sân khấu!"; "Chú rể trao nhẫn cho cô dâu!"; "Cô dâu, chú rể cùng rót sâm - banh mời song thân"; "Các vị quý khách cùng hai họ rót bia đầy cốc chuẩn bị chúc mừng... Tôi hô 1,2,3... tất cả cùng zô, zô, zô... nhé!"... Rồi dàn "nhạc sống" ra sân khấu. Không thấy nhạc công đâu. Nhưng loa phát ra tiếng nhạc xập xình, réo rắt và ca sĩ uốn éo... mấp máy môi. Thế mà loa phát ra giọng hát của một ca sĩ chuyên nghiệp nào đó rất quen thuôc. Tôi quay sang ông bên canh: "Nó hát nhép à?". Ông thản nhiên: "Nó cho quả lừa, các cụ chả biết đâu!"...Ở dưới cứ ăn rào rào. Ở trên sân khấu các "nhép sĩ" cứ thay nhau trình diễn!...
Tôi chuồn ra khỏi tiệc cưới lúc còn chưa tan, đến trước cửa Nhà hát Lớn lặng ngắm nó hồi lâu và chợt nhớ tới nhận xét của một người bạn Pháp nghiên cứu khá nhiều năm về Hà Nội: Ở Pháp đã diễn ra một quá trình Paris hóa nước Pháp thì ở Việt Nam lại diễn ra quá trình nông thôn hóa Hà Nội... Phải chăng đám cưới vừa nói cũng là một ví dụ? (Chứ đâu vì "ma chê, cưới trách" mà tôi lại kể ra!).
Tôi đã hiểu ra điều gì đó. Tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội hơn 40 năm. Đã làm việc, tiếp xúc với khá nhiều người Hà Nội gốc (tức là họ sống ở Hà Nội trước 10/10/1954). Vậy mà bây giờ tôi mới thực sự nhận ra mình vẫn là anh nhà quê, bắt đầu giác ngộ về Hà Nội.

Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình...Người Hà Nội khó có thể làm lãnh đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người khác và rất sợ bị tổn thương... Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học... Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải biết mưu mẹo và đấu tranh, "dám nghĩ, dám làm" mọi chuyện, phải "dấy lên phong trào", "Quyết tâm phấn đấu", "Đồng loạt ra quân", "Chỉ đạo quyết liệt", "Quyết tâm đột phá"... Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà Nội. Thế là người nhà quê chúng tôi được thể vừa nắm quyền, vừa làm giàu ào ạt trước con mắt ngỡ ngàng của người Hà Nội. Và chúng tôi đương nhiên thành người Hà Nội mới, đem lại cho Hà Nội một sức sống mới... kiểu nhà quê! ("Hà Nội của cả nước"... mà!). Vì vậy Đại Lễ, theo quan điểm của người nhà quê chúng em nghĩa là phải vôi ve lại nhà cửa, phải làm thật to, phải dài ngày, phải thật nhiều khẩu hiệu, băng rôn, cờ phưỡn, kèn trống, loa đài tưng bừng khí thế, đèn xanh đỏ nhấp nháy khắp nơi, hàng quán bung ra bóp chẹt và người như nêm, chen nhau bẹp ruột, trai gái cấu véo nhau chí chóe...
Ông cha ta nói đúng quá: giàu có thể một đời, còn sang phải ba đời. Cơ sự nó là như thế, mong được cảm thông và thành thật xin lỗi Hà Nội.

20/10/2010
 

danghuyvu

Xe hơi
Biển số
OF-337905
Ngày cấp bằng
8/10/14
Số km
100
Động cơ
277,590 Mã lực
tự hào thì ai ở quê hương mình cũng tự hào thôi cụ ạ. không riêng đâu cả !!! nhưng cái quan trọng là có đáng tự hào hay không thôi và có tự hào đúng nghĩa đúng chỗ hay không ...
theo ngu ý của em là vậy các cụ cứ bổ xung
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top