Nguyễn Ánh – Người con trung – hiếu.
Nguyễn Phúc Ánh hay còn gọi là Nguyễn Ánh , sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762 (mất ngày 3 tháng 2 năm 1820) . Ông là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng (Nguyễn Phúc Thuần) ở Đàng trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm la và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Vieệt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Ông định đô tạiPhú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo. Dưới sự cai trị của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
Bối cảnh lịch sử :
Năm ông 4 tuổi, chúa Nguyễn Phúc Khoát mất (1765), quyền thần Trương Phúc Loan lộng quyền giết chết người kế vị Nguyễn Phúc Luân và cha của ông (bắt giam vào ngục và chết ?) lập chúa Nguyễn Phúc Thuần. Xứ đàng trong bắt đầu đại loạn.
Nguyễn Nhạc lấy danh nghĩa chống Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã dấy binh (gồm chủ yếu là người thượng) mở đầu cho phong trào Tây Sơn năm 1771. Với khẩu hiệu “Lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo” phong trào đã nhanh chóng thu hút được một lực lượng lớn những người nông dân nghèo, dân tộc thiểu số và hoa kiều.
Quân Trịnh cũng với danh nghĩa chống đối Trương Phúc Loan, năm 1774, chúa Trịnh Sâm cử Hoàng Ngũ Phúc tiến đánh quân Nguyễn và chiếm được Phú Xuân.
Vào thời gian đấy, quân Đông Sơn do Đỗ Thành Nhân lãnh đạo phò trợ chúa Nguyễn Phúc Thuần chống lại nhà Tây Sơn và quân Trịnh nhưng thất bại, rút về Gia Định.
Nội tình đàng trong rối ren là thời cơ rất tốt để Xiêm La, Chân Lạp tiến hành tái chiếm lại các vùng đất đã bị các chúa Nguyễn chiếm hữu từ trước.
Nhận thấy tình hình nguy ngập, chúa Nguyễn ký hòa ước với Xiêm đồng ý đồng ý từ bỏ một số vùng đất mà các chúa Nguyễn đã chiếm được từ những thập kỷ trước nhằm rảnh tay đối phó với Tây Sơn.
Nguyễn Huệ bắt được và xử tử Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Phúc Thuần năm 1777. Nguyễn Phúc Ánh , cháu ruột của chúa Nguyễn Phúc Thuần may mắn chạy thoát được ra đảo Thổ Chu. Năm ấy ông 15 tuổi.
Nguyễn Ánh được xem như là người cuối cùng còn sót lại của dòng họ Nguyễn. Ở tuổi 15, ông vẫn còn là một đứa trẻ nhưng trên vai ông phải gánh vác một trọng trách khá nặng nề : Phục quốc, báo thù nhà để tròn 2 chữ hiếu, trung.
Ở chế độ phong kiến, do ảnh hưởng của Khổng giáo, con người bị ràng buộc vào 2 chữ : Trung – Hiếu. Trung với vua, hiếu với phụ mẫu. Đấy là chuẩn mực con người ở thời đại phong kiến. Chỉ có những kẻ loạn thần - tặc tử thì mới không giữ trọn chữ hiếu, chữ trung. Chính những chuẩn mực ấy mà các cuộc khởi nghĩa như Tây Sơn, Đông Sơn ,,, luôn lấy danh nghĩa phò trợ vua này, chúa nọ chứ không phải với danh nghĩa “Vì nhân dân” như quan niệm hiện nay. Và khác với Nguyễn Ánh chữ hiếu – trung của ông, một đứa trẻ 15 tuổi, thì các cuộc khởi nghĩa chỉ muốn lợi dụng sự hiếu – trung ấy hòng trục lợi. Những người phò tá sẽ sẵn sàng ra tay trừ khử người mà minh phò tá khi họ không còn giá trị lợi dụng nữa, đó chính là bản chất của những cuộc "khởi nghĩa" dưới chế độ phong kiến Nhiều ông chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê đã rơi vào những kết cục như thế.
(Phần tiếp theo : Nguyễn Ánh – Một nhà ngoại giao, chính trị kiệt xuất : đang soạn)